Xác minh thông tin nam bác sĩ có hành vi quấy rối một cô gái trên ô tô
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, nam bác sĩ bị tố có hành vi quấy rối một cô gái trên ô tô là bác sĩ hợp đồng, công tác tại khoa Chấn thương Chỉnh hình.
Ngày 6/6, mạng xã hội lan truyền bài đăng về một bác sĩ trẻ tên Đ., được cho là công tác tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Người này bị tố có hành vi quấy rối một cô gái trên ô tô khiến cô “rất hoảng” và may mắn thoát được sau khi cố gắng gọi điện cho mẹ đến đón về.
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội liên quan vụ việc. Ảnh: Facebook.
Trao đổi với VietNamNet, Phó giáo sư Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, cho biết ngay trong chiều nay ông đã chỉ đạo các phòng, ban xác minh thông tin trên. Cụ thể, trường hợp này là nam bác sĩ V.D.Đ – bác sĩ hợp đồng, công tác tại khoa Chấn thương Chỉnh hình của bệnh viện, chưa lập gia đình.
Trung tâm thông tin của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã trao đổi với lãnh đạo khoa – nơi bác sĩ Đ. công tác. “Theo tường trình, bác sĩ Đ. và cô gái có quan hệ tình cảm nên đến nhà xin phép bố mẹ để được đưa người yêu đi chơi. Khi ở trên xe, bác sĩ trẻ này có hành động không giữ được bình tĩnh”, ông Hoàng thông tin.
Video đang HOT
Vị giám đốc bệnh viện cho biết thêm đây là anh Đ. từng tốt nghiệp bác sĩ nội trú, chuyên môn tốt. “Đây là sự việc không mong muốn của nam bác sĩ. May mắn, sự việc không vượt quá giới hạn, mong cộng đồng cho bác sĩ Đ. được sửa sai”, ông Hoàng nói.
Chia sẻ với VietNamNet, chị V.T.H.A (trú tại TP Thái Nguyên – là người tố cáo nam bác sĩ Đ. trên mạng xã hội) cho biết chị và bác sĩ Đ. không phải quan hệ người yêu. Cô gái này quen anh Đ. qua mạng xã hội. Hai người chỉ trò chuyện qua tin nhắn và lên lịch hẹn lần đầu tiên vào tối 4/6. Thời điểm này, nam bác sĩ qua nhà đón chị đi chơi và xảy ra sự việc.
Sau đó, nam bác sĩ liên tục nhắn tin xin lỗi nhưng chị A. không chấp nhận. Dự kiến, tối 7/6, hai gia đình sẽ gặp nhau để giải quyết sự việc. Tuy nhiên, chị A. cho rằng bản thân cần lên tiếng để tránh sự việc xảy ra với những cô gái khác. “Trong sự việc này, tôi cũng sai đó là tin tưởng nhầm người. Tôi mong mọi người đừng nặng lời và chỉ muốn cảnh tỉnh với các cô gái khác để họ không rơi vào hoàn cảnh giống như vậy”, chị A. nói.
Về phía lãnh đạo bệnh viện, ông Hoàng cũng chia sẻ mình không dùng mạng xã hội. Ngày 6/6, ông đang tham gia kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. Khi tan họp, ông được chính Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan hỏi về sự việc này và yêu cầu xác minh ngay.
Uống rượu thuốc chữa bệnh bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn, bác sĩ lý giải
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, việc uống một lượng nhỏ rượu thuốc chữa bệnh cũng sẽ làm gia tăng nồng độ cồn trong hơi thở dù ít.
Theo thông tin trên báo chí, ngày 4/12, tại vòng xuyến ngã tư Trần Thái Tông - Tôn Thất Thuyết (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khi kiểm tra vi phạm nồng độ cồn, lực lượng chức năng phát hiện người đàn ông tên N.Đ.V trú tại quận Ba Đình đã vi phạm ở mức 0,09mg/lít khí thở. Người này cho biết do đang bị đau lưng nên vào các buổi tối, ông thường uống một chén rượu thuốc, không ngờ vẫn vi phạm nồng độ cồn và sẽ bị xử phạt 2,5 triệu, tước giấy phép lái xe 11 tháng. Xin bác sĩ lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có cách nào để người bệnh đang điều trị bằng rượu thuốc tránh được tình huống trên? (Tuấn Anh, Bắc Ninh)
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:
Việc sử dụng rượu thuốc chữa bệnh dưới dạng uống dù liều lượng nhỏ vẫn sẽ làm gia tăng nồng độ cồn dù ít.
Tùy từng bệnh lý cụ thể, người bệnh có thể uống trước bữa ăn, song song với lúc ăn hoặc uống trước khi đi ngủ. Do đó, sau khi uống rượu thuốc, nếu phải tham gia giao thông, người bệnh nên cân nhắc lựa chọn phương tiện phù hợp.
Thời điểm uống rượu thuốc tốt nhất là trước khi đi ngủ. Vì vậy, nếu bệnh nhân cần phải ra ngoài có thể chờ trước khi đi ngủ uống một ly vừa đủ để rượu thuốc phát huy tác dụng tối đa. Lưu ý, không uống vào ban ngày vì khi cơ thể hoạt động, thành phần rượu thuốc có thể bị bài tiết nhanh chóng.
Cơ quan công an kiểm tra nồng độ cồn của lái xe tại Hà Nội. Ảnh: Đình Hiếu.
Về tác dụng của rượu thuốc, từ xa xưa, trong Đông y, rượu được dùng làm dẫn chất trong một số bài thuốc. Người xưa thường dùng rượu thuốc để khử phong, tán hàn, dưỡng huyết, hoạt huyết, thư giãn gân cốt, thông kinh lạc. Rượu thuốc thường được chỉ định uống với một lượng rất ít và vào buổi tối.
Tuy nhiên, hiện nay, một số người dùng rượu thuốc uống đến say. Sai lầm này có thể gây tổn hại thần kinh, hao huyết, hỏng dạ dày, mất tinh lực...
Do đó, khi sử dụng rượu thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp, liều lượng phù hợp. Đặc biệt, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên uống rượu thuốc. Người cao tuổi cơ thể suy yếu nếu sử dụng rượu thuốc cần giảm bớt liều lượng.
Sở Y tế TP.HCM lên tiếng vụ bác sĩ bị đánh ở khoa cấp cứu Sau hai vụ việc bác sĩ bị đánh liên tiếp xảy ra, Sở Y tế TP.HCM khẳng định việc hành hung nhân viên y tế là vi phạm pháp luật, cần được xã hội lên án và pháp luật xử lý nghiêm minh. Chiều 7/12, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã cử tổ công tác đến Bệnh viện quận 7 làm việc...