Xác lập sóng tăng mới?
Đó là nhận định của Vietstock cho thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào tuần mới (24/9 đến 28/9).
Kết thúc tuần qua (17/9-21/9), VN-Index tăng 1,17% đạt 1.002,97 điểm; HNX-Index tăng 2,13% dừng tại 115,8 điểm
Theo Vietstock: Sức mạnh dòng tiền cải thiện cùng sự lan tỏa tâm lý trên toàn thị trường đang củng cố cho kịch bản tăng trưởng của VN-Index sau khi chỉ số này tái chiếm thành công ngưỡng 1,000 điểm. Dòng tiền thông minh cũng đã nhập cuộc mạnh trở lại thị trường. Những yếu tố này sẽ mở ra cơ hội giải ngân cho giới đầu tư trong tuần giao dịch tới.
Trong tuần qua, tín hiệu vui đồng loạt phủ đều trên thị trường khi các chỉ số đồng loạt tăng điểm. VN-Index kết thúc tuần tăng 1,17% đạt 1.002,97 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần tăng 2,13% dừng tại 115,8 điểm.
Thanh khoản trên cả hai sàn đồng loạt tăng trưởng. Khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt hơn 231 triệu đơn vị/phiên, tăng 48,45% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 54,5 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 20.39%.
Diễn biến thị trường tuần qua duy trì trong trạng thái giằng co với biên độ dao động lớn. Nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa lớn (Large Cap) liên tục đảo trụ trong vai trò dẫn dắt thị trường. Sự cải thiện của dòng tiền về cuối tuần đã tạo động lực giúp VN-Index tái chiếm thành công ngưỡng 1.000 điểm.
Khởi đầu tuần tuần giao dịch là phiên sụt điểm nhẹ của VN-Index trước sức ép từ bên bán. Tuy nhiên, xu hướng đã đảo chiều nhanh chóng trong các phiên sau đó khi dòng tiền tích cực giải ngân trên toàn thị trường. Độ rộng ổn định ngay cả khi nhóm Large Cap phân hóa đã cải thiện đáng kể tâm lý của giới đầu tư.
Video đang HOT
Đây là bệ đỡ chủ đạo cho thị trường và tạo nền tảng giúp VN-Index vượt thành công ngưỡng 1.000 điểm. Tuy nhóm, Large Cap thay phiên nhau đảo trụ dẫn đến sự giằng co của thị trường, thì nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa trung bình và nhỏ (Mid Cap và Small Cap) với nhiều nhóm ngành nổi bật có sự tăng điểm tốt và thu hút sự giải ngân của nhà đầu tư.
Các nhóm ngành ngân hàng như: TCB, VPB, MBB, ACB thu hút khá nhiều sự chú ý. Nhóm ngành dầu khí như: GAS, OIL, POW cũng tăng điểm tốt do hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu thế giới. Nhóm Dệt may tiếp tục để lại ấn tượng khi TCM, GIL, STK giữ nhịp tăng rất tốt. Dù vậy nhóm Dệt may cũng đã phân hóa trở lại về cuối tuần trước sức ép chốt lời.
Phiên cuối tuần, sức ép chốt lời gia tăng khi giới đầu tư chủ động chốt lời nhằm tránh sự ảnh hưởng từ hoạt động tái cơ cấu của các quỹ ETF. Sắc đỏ chiếm ưu thế trở lại trên thị trường.
Điểm tích cực là dòng tiền duy trì sự sôi động. Điều này đã giúp VN30-Index giữ vững sắc xanh thành công trước sức ép cực lớn từ hoạt động bán ròng của các quỹ ETF trong phiên ATC. Thanh khoản thị trường theo đó đạt mức cao kỷ lục trong hơn 06 tháng trở lại. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 796,9 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng trên HOSE với hơn 746 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với hơn 50,9 tỷ đồng.
Đánh giá chung về thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua, Vietstock cho rằng: Sự sôi động của dòng tiền cùng sức bật từ nhóm Large Cap đã tạo động lực tăng trưởng cho các chỉ số thị trường. VN-Index theo đó đã tái chiếm thành công ngưỡng 1.000 điểm về cuối tuần.
Điểm nhấn tích cực nhất trong tuần qua đến từ sự cải thiện rất mạnh của tín hiệu dòng tiền. Thanh khoản cải thiện và đạt đỉnh thanh khoản trong phiên cuối tuần. Ngay cả khi loại trừ giao dịch từ các quỹ ETF thì thanh khoản đã có sự cải thiện mạnh qua các phiên.
Dòng tiền lớn đã chính thức nhập cuộc khi vùng 960-1.000 điểm thể hiện rõ nét vai trò tích lũy ngắn hạn. Điểm tích cực khác đến từ tâm lý được cải thiện và thúc đẩy sắc xanh lan tỏa rộng trên thị trường. Độ rộng thị trường giữ vững ngay cả khi nhóm Large Cap chịu sức ép bán đồng loạt trong phiên.
Tâm lý vững vàng còn được thể hiện ở hoạt động giải ngân rất sôi động ngay trước thời điểm quỹ ETF tái cơ cấu trong phiên cuối tuần. Điều này thể hiện sự kỳ vọng cao vào khả năng hình thành sóng tăng mới trên thị trường. Cơ hội đầu tư sẽ rộng mở hơn trên thị trường trong tuần giao dịch tới.
Như vậy, sức mạnh dòng tiền cải thiện cùng sự lan tỏa tâm lý trên toàn thị trường đang củng cố cho kịch bản tăng trưởng của VN-Index sau khi chỉ số này tái chiếm thành công ngưỡng 1.000 điểm.
“Dòng tiền thông minh cũng đã nhập cuộc mạnh trở lại thị trường. Những yếu tố này sẽ mở ra cơ hội giải ngân cho giới đầu tư trong tuần giao dịch tới” Vietstock dự báo.
Theo tapchitaichinh.vn
SSI: 'VND có cơ hội lên giá trở lại so với USD'
"Đang có nhiều nhân tố hỗ trợ cho sự ổn định của đồng CNY và điều này là rất quan trọng với Việt Nam. Kết hợp với các thông tin từ xuất siêu hay dòng vốn M&A vào Việt Nam trong tháng 8 và tháng 9, đồng VND có cơ hội để lên giá trở lại so với đồng USD", SSI nhận định.
SSI: 'VND có cơ hội lên giá trở lại so với USD'
Báo cáo dòng vốn toàn cầu tháng 8/2018 vừa được Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) công bố nêu nhiều nhận định đáng chú ý về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng có nó đến đồng Việt Nam (VND).
Theo SSI, việc chiến tranh thương mại leo thang đã trở thành hiện thực và trong tất cả các dự báo thì kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng trưởng chậm lại. Tuy vậy diễn biến của thị trường chứng khoán cũng như đồng CNY của Trung Quốc trong tháng 9 lại không quá tiêu cự,c khi mà cả chỉ số Shanghai Composite Index và đồng CNY đều đi ngang.
"Điều đáng chú ý hơn là inflow (dòng tiền vào) vào các quỹ đầu tư cổ phiếu của Trung Quốc được duy trì gần như liên tục kể từ khi nổ ra chiến tranh thương mại. Trong 13 tuần kể từ giữa tháng 6 đến nay, chỉ có 2 tuần các quỹ này có outflow (dòng tiền ra) và giá trị outflow cũng rất nhỏ. Về tính thời điểm, tuần ngay sau khi Mỹ áp thuế đợt 1 (tháng 6) và đe dọa áp thuế đợt 2 (tháng 9), inflow lại tăng mạnh lên trên 1 tỷ USD, gấp nhiều lần những tuần liền trước", SSI cho hay.
Trong các báo cáo trước đây, SSI đã đặt ra nghi vấn về dòng tiền của Trung Quốc khi nhà nước chỉ định các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài chuyển tiền qua các quỹ để hỗ trợ thị trường chứng khoán. Theo nhận định của SSI, ở một quốc gia mà nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế tài chính như Trung Quốc thì điều này hoàn toàn có thể.
"Bong bóng chứng khoán Trung Quốc năm 2015 là thời điểm cho thấy rõ nhất mức độ can thiệp của nhà nước Trung Quốc vào thị trường chứng khoán cũng như dòng vốn", SSI dẫn chứng.
Dù xuất phát từ nguyên nhân gì thì theo SSI, sự ổn định của dòng vốn cũng giúp ổn định dự trữ ngoại hối và đồng CNY. Trong 3 tháng qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc luôn đi ngang và đứng trên 3 nghìn tỷ USD. Điều này rất khác biệt với giai đoạn 2015 khi đồng CNY mất giá đã kéo theo làn sóng rút vốn ồ ạt và làm giảm nhanh dự trữ ngoại hối.
Những biện pháp mà Trung Quốc áp dụng để giữ đồng CNY từ đầu tháng 8 như tăng tỷ lệ dự trữ đã phát huy tác dụng. Việc ổn định đồng CNY cũng gặp thuận lợi khi đồng USD dần hạ nhiệt sau khi đã tăng mạnh vào đầu tháng 8 do căng thẳng Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ.
"Như vậy đang có nhiều nhân tố hỗ trợ cho sự ổn định của đồng CNY và điều này là rất quan trọng với Việt Nam. Tỷ giá VND trong thời gian qua đã gặp nhiều áp lực từ việc đồng CNY mất giá. Khi đồng CNY được kiểm soát chặt, áp lực lên đồng VND cũng sẽ giảm. Kết hợp với các thông tin từ xuất siêu hay dòng vốn M&A vào Việt Nam trong tháng 8 và tháng 9, đồng VND có cơ hội để lên giá trở lại so với đồng USD", SSI nêu quan điểm.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Vài chục tỷ USD vốn ngoại chuẩn bị "đổ vào" ngay khi chứng khoán Việt được nâng hạng "Tôi cho rằng việc chứng khoán Việt Nam được nâng hạng chỉ là vấn đề thời gian, không phải do các điều kiện. Nó không xảy ra kịp trong 2019 thì sẽ là 2020. Dòng vốn nước ngoài sẽ đổ vào thị trường với quy mô có thể lên đến vài chục tỷ USD", ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công...