Xác định thủ phạm gây ra cái chết của khủng long
66 triệu năm trước, 2 sự kiện bi thảm tàn phá Trái đất, trong đó, tiểu hành tinh rơi xuống đã giết chết khủng long còn hoạt động núi lửa dẫn đến sự nóng lên toàn cầu dần dần giúp khôi phục sự sống sau hậu quả do thiên thạch rơi gây ra.
Thiên thạch rơi xuống Trái đất là nguyên nhân duy nhất gây ra cái chết cho khủng long – Ảnh : irishnews.com
Theo Science, cái chết của khủng long chỉ có thể là do lỗi của tiểu hành tinh (asteroid) rơi xuống Trái đất, chứ không phải hoạt động của núi lửa.
Đây là kết luận của một nhóm khoa học quốc tế do các chuyên gia từ Đại học Yale (Mỹ) dẫn đầu. Từ trước đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đi đến một kết luận thống nhất nào về lý do khủng long bị tuyệt chủng. Có 2 giả thuyết chính trong giới khoa học, là một thiên thạch rơi xuống Trái đất và hoạt động núi lửa cách đây 66 triệu năm ở Ấn Độ trong khu vực được gọi là bẫy Deccan.
Để thiết lập sự phát thải chính xác của khí núi lửa, một nhóm nghiên cứu đã so sánh sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu và sự hiện diện của các đồng vị carbon từ các hóa thạch biển với các mô hình về hiệu ứng khí hậu do sự giải phóng mạnh mẽ carbon dioxide vào khí quyển. Cuối cùng, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng hầu hết lượng khí carbon dioxide đã đến khí quyển rất lâu trước khi một thiên thạch rơi xuống. Thành thử, một đòn tấn công thiên thạch là nguyên nhân duy nhất gây ra cái chết cho khủng long.
Hoạt động núi lửa ở cuối kỷ Phấn trắng dẫn đến sự nóng lên toàn cầu dần dần, khi nhiệt độ trên Trái đất tăng trung bình 2 độ C. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, điều này không thể dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt, một số loài chỉ đơn giản di chuyển đến cực bắc hoặc cực nam để duy trì điều kiện sống bình thường của chúng.
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, núi lửa có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng của các loài khác nhau sau khi khủng long bị tuyệt chủng vì thiên thạch rơi.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Tranh luận xét giáo sư, phó giáo sư: Hội đồng ngành sai hay Hội đồng giáo sư nhà nước sai?
Việc Hội đồng giáo sư nhà nước "loại" 16 ứng viên giáo sư, phó giáo sư đã gây tranh luận gay gắt trong giới khoa học. Nhiều ứng viên được Hội đồng cơ sở đến Hội đồng ngành bỏ phiếu 100% đạt nhưng đến Hội đồng giáo sư nhà nước thì bị loại, vậy Hội đồng ngành sai hay Hội đồng giáo sư nhà nước sai?
Ứng viên sáng giá nhất hội đồng bị loại
Video đang HOT
Ứng viên giáo sư Phùng Văn Đồng ngành Vật lý đã bị Hội đồng Giáo sư nhà nước "loại" không được bỏ phiếu với lý do thiếu do điểm tích lũy để xét giáo sư kể từ khi anh Đồng được công nhận là phó giáo sư; đề tài khoa học cấp Bộ/cấp nhà nước không có, giải pháp hữu ích không có; thiếu hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ.
Ứng viên Phùng Văn Đồng bức xúc chia sẻ: " Tôi đã hoàn thành 4 đề tài NAFOSTED (đề tài thứ 4 vừa hoàn thành) và đã nộp đầy đủ trong hồ sơ ứng viên. Điểm nghiên cứu khoa học của tôi là 70.2, gấp nhiều lần điểm chuẩn, thuộc top 2 ngành Vật lý và top 6 tất cả các ngành. Từ tháng 3/2018 đến thời điểm xét ứng viên giáo sư, tôi đã công bố 6 bài SCI Q1 thuộc các tạp chí uy tín bậc nhất chuyên ngành (4 bài ở tạp chí Physical Review D, 1 bài ở tạp chí Journal of High Energy Physics, 1 bài ở tạp chí European Physical Journal C). Cớ sao Hội đồng giáo sư lại loại?"
Ứng viên Phùng Văn Đồng cho biết thêm, ông giảng dạy liên tục và luôn vượt nhiều giờ chuẩn trong 9 năm, hướng dẫn thành công 25 thạc sĩ, 4 nghiên cứu sinh (2 nghiên cứu chính (1 chính, 1 phụ) đã nhận bằng và 2 nghiên cứu sinh khác (1 chính, 1 phụ đã bảo vệ) và có 3 cuốn sách chuyên khảo/giáo trình. Đã chủ động bù 3 bài báo Q1 đổi lấy hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh theo QĐ 37. "Vậy đóng góp vào đào tạo của tôi có kém không?" - ông Đồng đặt câu hỏi.
Được biết, ứng viên Phùng Văn Đồng đã đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu (năm 2016), đã được sử dụng để đặc cách nhưng không được dùng, ông Đồng cho biết, theo quyết định 37, tôi đáp ứng tốt các tiêu chuẩn và không cần dùng đến điều kiện này.
Một ứng viên giáo sư xuất sắc khác cũng bị Hội đồng giáo sư nhà nước "loại" đó là PGS Lê Hữu Song, Phó giám đốc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108. Tổng điểm khoa học của anh Song là 41,6 điểm, cao thứ hai trong số 10 ƯV GS ngành y năm 2019.
Ngoài ra, PGS Lê Hữu Song còn là chủ nhân của nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như Bằng khen của Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế (World Intellectual Property Organization WIPO); giải thưởng Alexandre Yersin 2018 do Hiệp hội Y khoa Thụy Sĩ - Việt Nam trao tặng cho công bố y học quốc tế xuất sắc; giải nhất giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2018.
Đặc biệt, PGS Song là ứng viên GS duy nhất có Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ (giải thưởng danh giá nhất về khoa học công nghệ của nhà nước) và sở hữu 10 bằng phát minh, sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
Đối với ứng viên PGS Trần Quang Huy ngành Vật lý thì từ Hội đồng cơ sở đến Hội đồng ngành được bầu với số phiếu rất cao, 11/11 phiếu (Hội đồng cơ sở) và 15/15 phiếu (Hội đồng ngành), tuy nhiên đến Hội đồng Giáo sư Nhà nước thì bị loại.
Tiến sĩ Trần Quang Huy cho biết: "Tôi được Chủ tịch Hội đồng ngành thông báo rằng tôi không được đưa vào danh sách bỏ phiếu của HDGSNN nên không được công nhận là PGS năm 2019 vì thiếu thâm niên trong đó có 3 năm cuối. Tuy nhiên, theo tôi hiểu, tôi bị loại vì không đủ chuẩn cứng "03 năm cuối giảng dạy liên tục".
Vậy chuẩn cứng: "03 năm cuối giảng dạy liên tục" này quy định ở đâu?. Tôi đã đọc kỹ quy định 37, không có bất cứ điều khoản nào yêu cầu ứng viên bắt buộc phải đủ "03 năm cuối giảng dạy liên tục", chỉ có cụm từ "03 năm cuối liên tục tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên.
Nếu HDGSNN bắt lỗi tôi vì "không tham gia đào tạo liên tục 3 năm cuối" (Như bài báo đăng trên Dân trí) là sai vì tôi có 4 năm liên tục tham gia đào tạo trình độ từ Đại học trở lên, trong đó có 3 năm cuối".
Được biết, ứng viên Trần Quang Huy có điểm công trình khoa học: 29,25 với 56 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus; tham gia đào tạo từ Đại học trở lên: 4 năm liên tục từ 2015-2019. Do thiếu thâm niên và giờ giảng trên lớp ứng viên Huy đã đề nghị tính gấp 2 số điểm quy đổi theo công trình khoa học tối thiểu (theo điều khoản 3, điều 6, Quyết định 37); hướng dẫn 6 thạc sĩ, chủ trì đề tài nghiên cứu trong đó 01 cấp nhà nước và 1 cơ sở.
Ngay sau khi nhận phản ánh của ứng viên Trần Quang Huy, Hội đồng GSNN trả lời: Ứng viên chưa nghiêm túc kê khai theo mẫu bản đăng ký; chưa rõ về quá trình công tác và thời gian tham gia thỉnh giảng; Thâm niên giảng dạy quá ít: Trong 03 năm cuối chỉ có 01 năm trực tiếp giảng dạy là có đủ minh chứng; 01 năm không đủ minh chứng; 01 năm không có giờ trực tiếp đứng lớp; các năm khác hoàn toàn không có thông tin về giảng dạy, chưa hoàn toàn đáp ứng được Khoản 3, Điều 4, của Quyết định 37 "Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó có ít nhất 1/2 số giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy quy định tại khoản này".
Ứng viên Trần Quang Huy phản biện, trong Quyết định 37 và các buổi hướng dẫn đều thể hiện sự tạo điều kiện cho các ứng viên. " Chúng tôi nộp hồ sơ theo thông tư 37 và theo sự hướng dẫn thì thiếu nhiều hay thiếu ít không quan trọng và số điểm phải bù gấp đôi. Hội đồng GSNN kết luận "thâm niên giảng dạy quá ít" để đánh trượt tôi, vậy kết luận này dựa trên tiêu chuẩn nào? Quy định pháp lý nào? Trong QĐ 37 không quy định "ít" là bao nhiêu thì Hội đồng GSNN lấy cơ sở nào để áp dụng".
Khái niệm "không đủ" trong Nghị quyết của Hội đồng Giáo sư Nhà nước
Nghị quyết số 01, Phiên họp lần thứ nhất của Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018 - 2023 vào ngày 26/6/2019 mà Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước Phùng Xuân Nhạ ký có ghi rõ về việc thống nhất hướng dẫn một số điểm trong Quyết định 37.
Cụ thể: Để khuyến khích các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, Quyết định 37 đã cho phép thay thế các điều kiện ứng viên không thực hiện đủ về hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, đề tài nghiên cứu khoa học bằng các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín hoặc bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quy đổi quy định tại các điều 4,5 và điều 6 của Quyết định 37.
Khái niệm "không đủ" trong Quyết định 37 được hiểu là kết quả thực hiện còn thiếu một phần hoặc thiếu toàn bộ.
Nghị quyết cũng nêu rõ: Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của giảng viên. Theo quy định tại điều 3, khoản 3, điều 4 và khoản 3 điều 5 của Quyết định 37, các ứng viên phải có nhiệm vụ tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện đúng quy định tại điều 4 của Quyết định 37 và các quy định trong các Điều có liên quan, có trách nhiệm xác nhận, nhận xét, đánh giá nhiệm vụ giao cho giảng viên, đảm bảo sự thay thế cho một số điều kiện nêu ở mục 2.1 không mâu thuẫn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên, tránh xu hướng chỉ quan tâm đến nghiên cứu khoa học thuần túy.
Hội đồng giáo sư nhà nước có tuân theo Quyết định 37?
Ứng viên giáo sư Trần Minh Tiến, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam bức xúc cho biết: "Hội đồng giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) có trả lời là Hội đồng tuân theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ khi không đưa một số ứng viên vào danh sách để Hội đồng tiến hành bầu công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS với lý do thiếu 2 nghiên cứu sinh (NCS) được cấp bằng tiến sĩ (TS), nhưng tôi thấy việc làm này của HĐGSNN không những không tuân theo Quyết định 37 mà còn vi phạm Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ".
PGS.TS Trần Minh Tiến dẫn chứng: Khoản 7 điều 5 của Quyết định 37 quy định: "Ứng viên không hướng dẫn đủ nghiên cứu sinh quy định tại khoản này thì được thay thế bằng bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích..." và "hướng dẫn chính 01 nghiên cứu sinh được thay thế bằng 03 bài báo khoa học hoặc công trình khoa học quy định tại điểm này".
Khoản 7 điều 5 của Quyết định 37 hoàn toàn cho phép thay thế hướng dẫn chính 02 NCS chưa có bằng TS bằng 06 bài báo khoa học. Quyết định 37 không có điều khoản nào quy định "chỉ được thiếu một phần, không được thiếu toàn bộ" như HĐGSNN vận dụng.
"Cách vận dụng này của HĐGSNN không những làm trái Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ, mà còn đi ngược lại chủ trương nâng cao năng lực, vị thế và hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, và tạo ra những phi lý và bất công. Chuyện NCS có được cấp bằng tiến sĩ hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và khả năng của chính NCS đó, chứ không phải phụ thuộc vào người thầy hướng dẫn" - ứng viên Tiến nhấn mạnh.
Ứng viên Tiến cho rằng, Hội đồng giáo sư nhà nước không đưa các ứng viên thiếu 2 NCS chưa có bằng TS vào danh sách để Hội đồng tiến hành bầu công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS là vi phạm điều 20 trong Quyết định 37.
Cụ thể, điều 20 trong Quyết định 37 quy định trình tự xét tại HĐGSNN. Trình tự xét tại HĐGSNN không có bước HĐGSNN bỏ phiếu đồng ý hay không đồng ý đưa ứng viên vào danh sách tiến hành bầu công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS.
Khoản 3 điều 20 của Quyết định 37 quy định: "Bầu ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS".
"Quyết định 37 không có điều khoản nào cho phép HĐGSNN tiến hành 02 lần bỏ phiếu, một lần đồng ý hay không đồng ý đưa ứng viên vào danh sách để tiến hành bầu và một lần bầu tín nhiệm ứng viên trong danh sách đưa vào. HĐGSNN chỉ có quyền tiến hành một lần bỏ phiếu kết quả xét và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS do Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị" - ứng viên Tiến bức xúc nói.
Ứng viên Phó giáo sư Trần Quang Huy bày tỏ: " Tôi đã rất tin tưởng Quyết định 37 tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ, giảng viên trẻ có năng lực có cơ hội.
Giá như, từ Hội đồng cơ sở đến Hội đồng ngành cũng được hướng dẫn đầy đủ để loại Hồ sơ của tôi ngay từ vòng đầu để khỏi phải bầu cho qua 11/11 (Hội đồng cơ sở) và 15/15 (Hội đồng ngành), thì tôi đỡ phải hồi hộp và thấp thỏm trong thời gian dài;
Giá như, ứng viên biết không thể bù thâm niên và giờ giảng bằng các công trình khoa học hay hướng dẫn học viên, nghiên cứu sinh thì có lẽ chúng tôi đã không làm mất thời gian và công sức của các Hội đồng".
Trao đổi với Dân trí, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, do năm nay là năm đầu tiên thực hiện Quyết định 37 nên những gì cần rút kinh nghiệm sẽ được Hội đồng GSNN tổ chức tổng kết vào tháng 12.
Hồng Hạnh
Theo dantri
Dòng sông ô nhiễm kinh hoàng: Sốc vì đàn cá heo lớn Sự xuất hiện, gia tăng số lượng của cá heo mũi chai khiến giới khoa học bị sốc. Các nhà khoa học đã sốc khi tìm thấy hơn 1.000 con cá heo mũi chai ở sông Potomac, khu vực từng bị ô nhiễm nặng đến mức bị gọi là 'sự ô nhục quốc gia' nhiều năm trước. Trải dài hơn 400 dặm từ...