Xác định nguyên nhân COVID-19 gây các cục máu đông đe dọa tính mạng
Các nhà khoa học đã xác định cách thức và lý do tại sao một số bệnh nhân COVID-19 có thể phát triển các cục máu đông đe dọa tính mạng. Kết quả này mở ra các liệu pháp nhắm mục tiêu có thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra.
Đông máu là nguyên nhân tử vong đáng kể ở bệnh nhân COVID-19
Các nghiên cứu trước của Đại học Y khoa RCSI đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân nhập viện do nhiễm trùng COVID-19 nặng gặp phải tình trạng đông máu bất thường có thể dẫn đến tử vong.
Đông máu bất thường ở bệnh nhân COVID-19 nặng có thể dẫn đến tử vong.
Các tác giả nhận thấy rằng quá trình đông máu bất thường xảy ra ở những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nặng, gây ra các cục máu đông vi mô trong phổi. Họ cũng phát hiện ra rằng những bệnh nhân có mức độ đông máu cao hơn có tiên lượng xấu hơn đáng kể và nhiều khả năng phải nhập viện ICU.
Giáo sư James O. ‘Donnell, Giám đốc Trung tâm Sinh học Mạch máu RCSI cho biết: “Ngoài viêm phổi ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ bên trong phổi, chúng tôi cũng tìm thấy hàng trăm cục máu đông nhỏ khắp phổi. Tình huống này không xảy ra với các loại nhiễm trùng phổi khác và giải thích tại sao nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột ở bệnh nhân COVID-19 nghiêm trọng.”
Hiểu được cách thức hình thành các cục máu đông siêu nhỏ này trong phổi là rất quan trọng để các nhà khoa học có thể phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao.
Đi tìm nguyên nhân
Để hiểu tại sao sự đông máu đó lại xảy ra, các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu máu được lấy từ những bệnh nhân mắc COVID-19 tại Đơn vị Chăm sóc Chuyên sâu của Bệnh viện Beaumont ở Dublin. Họ phát hiện ra rằng sự cân bằng giữa một phân tử gây đông máu, được gọi là Yếu tố von Willebrand (VWF), và chất điều chỉnh của nó, được gọi là ADAMTS13, bị phá vỡ nghiêm trọng ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng.
Video đang HOT
Tìm hiểu được cách thức hình thành các cục máu đông giúp phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả.
Khi so sánh với các nhóm đối chứng, máu của bệnh nhân COVID-19 có mức độ các phân tử VWF chống đông máu cao hơn và mức độ ADAMTS13 thấp hơn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã xác định những thay đổi khác trong protein gây ra việc giảm ADAMTS13.
Tiến sĩ Jamie O’Sullivan, tác giả của nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi giúp cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cơ chế gây ra cục máu đông nghiêm trọng ở bệnh nhân COVID-19″.
Trong khi cần nghiên cứu thêm để xác định xem liệu các mục tiêu nhằm điều chỉnh mức độ ADAMTS13 và VWF có thể là một can thiệp điều trị thành công hay không, điều quan trọng là vẫn phải tiếp tục phát triển các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Vắc xin COVID-19 sẽ tiếp tục được cung cấp cho nhiều người trên khắp thế giới, và điều quan trọng là cần cung cấp các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mắc COVID-19.
Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu đông máu sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Chuyên gia đề nghị sau tiêm vắc xin, mọi người chú ý các dấu hiệu cảnh báo tình trạng huyết khối (cục máu đông) sau tiêm. Tình trạng này được báo cáo với tỷ lệ 1-4 phần triệu, có thể xảy ra đến 28 ngày sau tiêm.
Ảnh minh họa.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết trên báo chí, đến nay nước ta ghi nhân khoảng 30% người sau tiêm vắc xin Covid-19 không có triệu chứng đặc biệt, hoặc thoáng qua không nhận biết được.
Sau tiêm, các phản ứng như sốt, ớn lạnh, đau vị trí tiêm, người cảm giác mệt mỏi... là rất phổ biến.
Còn các phản ứng sốt, ớn lạnh, sưng đau vị trí tiêm... gặp khá phổ biến và hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng này sẽ hết sau 2-3 ngày, chỉ cần uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây...
Có hai phản ứng sau tiêm nguy hiểm hơn gồm sốc phản vệ và huyết khối (đông máu), cần theo dõi chặt sau tiêm. Trong đó, phản ứng sốc phản vệ thường xảy ra ngay sau tiêm, trong thời gian theo dõi sau tiêm, được xử lý bởi nhân viên y tế.
Cũng theo PGS Cơ, tình trạng huyết khối là một phản ứng muộn sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca, có thể xảy ra đến 28 ngày sau tiêm.
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh, phản ứng này vô cùng hiếm gặp.
PGS Cơ khuyến cáo người dân chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân đến 4 tuần sau tiêm, đặc biệt chú ý các dấu hiệu:
- Triệu chứng như phù chân, phù tay dai dẳng.
- Có những biểu hiện như tức ngực, khó thở (biểu hiện nguy cơ tắc mạch phổi).
- Biểu hiện đau bụng dai dẳng không tìm thấy nguyên nhân (có thể cảnh báo tắc mạch trong tạng).
- Biểu hiện nôn ói, đau đầu, nhìn mờ, thậm chí co giật, liệt nửa người (có thể cảnh báo tắc mạch máu não).
Những triệu chứng này cần được phát hiện càng sớm càng tốt, đến ngay cơ sở gần nhất để được tư vấn.
PGS Cơ cũng khuyến cáo khi đi tiêm ngừa vắc xin, mọi người cần khai báo rõ tình trạng sức khỏe bản thân, yếu tố nguy cơ (bệnh nền, đang dùng các loại thuốc...) để chỉ định tiêm chặt chẽ, phòng các rủi ro có thể xảy ra sau tiêm ngừa.
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Bộ Y tế khẳng định, giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin là biến cố nặng hiếm xảy ra, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Một buổi họp xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Hội đồng chuyên môn bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế. Ảnh: BYT.
Thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin Covid-19 của Astra Zeneca (AZ) và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các Cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại nhiều quốc gia.
Tổ chức y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin Covid-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não.
Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 28 ngày sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (VIPIT) là biến cố nặng hiếm gặp, biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp, xảy ra sau khi tiêm vắc xin.
Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin Covid-19 cơ thể có thể sinh kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (platelet factor-PF4) giống như kháng thể HIT.
Phức hợp kháng nguyên kháng thể đó hoạt hoá tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và có thể chảy máu, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Vẫn còn nghi ngờ về rủi ro của vắc-xin COVID-19? Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu thật kỹ trước khi tiêm Bạn có biết: Tỷ lệ tử vong khi đang đi bộ cao gấp 16 lần so với rủi ro từ vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca. "Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca gây đông máu". "Ghi nhận x người ở quốc gia X tử vong sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca" . Nếu những thông tin này đang khiến bạn lo lắng đến nỗi sợ tiêm...