Xác định địa chỉ email bất kỳ là thật hay giả
Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn 1 số cách cơ bản để kiểm tra 1 địa chỉ email bất kỳ là thật hay giả.
Trong thực tế có khá nhiều cách để thực hiện việc này, đơn giản nhất là bạn gửi 1 email kiểm tra, nếu không bị trả về nghĩa là địa chỉ đó có tồn tại, tính năng này dựa trên cơ chế đã được thiết lập sẵn trên 1 số web domain. Khi 1 tin nhắn được gửi tới 1 địa chỉ email nào đó, server sẽ thực hiện bước kiểm tra và xác minh sự tồn tại của địa chỉ đó, và gửi trả về địa chỉ người gửi nếu email đó không tồn tại.
Ping đến địa chỉ email để xác minh:
Mỗi khi bạn gửi tin nhắn đến tài khoản email của ai đó, tin nhắn này sẽ “đi qua” server SMTP, và tìm kiếm thông tin MX (Mail Exchange) của domain thuộc địa chỉ email của người nhận. Ví dụ như sau, nếu gửi email tới địa chỉ hello@gmail.com, trước tiên mail server sẽ cố gắng tìm kiếm thông tin các bản ghi của domain gmail.com. Nếu các bản ghi này có thật, thông tin tiếp theo được kiểm tra là tên tài khoản (ở đây là hello) có tồn tại hay không.
Tương tự như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được sự tồn tại của 1 địa chỉ bất kỳ nào đó mà không phải gửi email kiểm tra. Như bài thử nghiệm sau, chúng ta sẽ áp dụng với tài khoản billgates@gmail.com?
– Kích hoạt tính năng telnet của Windows (trong phần Control Panel> Programs and Features> Turn Windows Features on or off> Enable Telnet Server). Nếu bạn đang sử dụng tiện ích hỗ trợ như PuTTY thì hãy bỏ qua bước này:
– Sau đó, sử dụng Command Prompt và gõ lệnh:
nslookup -type=mx gmail.com
– Câu lệnh trên sẽ liệt kê các bản ghi MX của domain gmail.com như bên dưới (thay thế domain gmail.com với domain bạn muốn kiểm tra):
gmail.com MX preference=30, exchanger = alt3.gmail-smtp-in.l.google.com
gmail.com MX preference=20, exchanger = alt2.gmail-smtp-in.l.google.com
gmail.com MX preference=5, exchanger = gmail-smtp-in.l.google.com
gmail.com MX preference=10, exchanger = alt1.gmail-smtp-in.l.google.com
gmail.com MX preference=40, exchanger = alt4.gmail-smtp-in.l.google.com
– Các bạn có thể dễ dàng nhận ra, việc có nhiều bản ghi MX đối với 1 tên miền không có gì lạ. Hãy chọn 1 dòng bất kỳ được đề cập trong kết quả trả về, có thể là 1 bản ghi với lượng ưu tiên thấp nhất (ở đây là gmail-smtp-in.l.google.com) và “giả vờ” gửi email kiểm tra tới server đó từ máy tính của chúng ta. Hãy thực hiện quá trình đó theo tuần tự sau:
– Kết nối tới server mail: telnet gmail-smtp-in.l.google.com 25
– “Nói” hello tới các server khác: HELLO
– Xác định chính tài khoản của chúng ta với địa chỉ email giả: mail from:labnol@labnol.org
Video đang HOT
– Nhập tên của địa chỉ email đang cần xác minh: rcpt to:billgates@gmail.com
– Các tín hiệu trả về từ server dành cho lệnh rcpt to sẽ giúp bạn xác định chính xác sự tồn tại của địa chỉ billgates@gmail.com.
abc@gmail.com — The email account that you tried to reach does not exist> địa chỉ email này không tồn tại.
support@gmail.com — The email account that you tried to reach is disabled> tài khoản đang bị khóa.
– Nếu kết quả bạn nhận được khác với 2 kết quả trên thì nghĩa là địa chỉ đang xác minh có thật và đang tồn tại.
Trên đây là 1 số bước cơ bản sử dụng công cụ có sẵn của Windows để kiểm tra sự tồn tại của 1 địa chỉ email bất kỳ nào đó. Chúc các bạn thành công!
Theo PLXH
Cách phân biệt thẻ nhớ thật, giả
Thẻ nhớ thật nhiều và thẻ giả cũng thật nhiều!
Hiện nay, thị trường công nghệ đang rất phát triển nói chung. Và thị trường thẻ nhớ cũng không nằm ngoài dòng chảy chung của thời đại bởi tính cấp thiết về lưu trữ và sự tiện dụng của mình. Ngày càng phong phú về mẫu mã và đa dạng về chủng loại là những gì có thể dùng miêu tả về thiết bị thẻ nhớ. Đây cũng chính là lúc mà vấn nạn thẻ nhớ thật - giả, "vàng thau lẫn lộn" làm đau đầu người sử dụng nhất. Vậy đâu là những điểm "mốc" để phân biệt đâu là "vàng" đâu là "thau" này?
Tâm lý "ham rẻ" của người tiêu dùng chính là kẽ hở để những gian thương có thể tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng. Tuy nhiên, tiết kiệm chi phí đâu có gì là sai trái? Thế nhưng, trước một thị trường thẻ nhớ "bát nháo" như hiện nay, thật khó để tìm cho mình một sản phẩm ưng ý.
Trước hết, cần có một cái nhìn tổng quát về thị trường thẻ nhớ Việt Nam hiện tại. Có nhiều loại thẻ nhớ khác nhau, tên tuổi cũng có mà vô danh cũng có. Trong số đó, nếu nói về mức độ bị làm giả thì những loại thẻ nhớ sau đây luôn chiếm danh sách nhất bảng. Đó là MMC (Multimedia Memory Card), RS-MMC (Reduce Size - Multimedia Memory Card), DV RS MMC (Digital Volt RSMMC), MiniSD (Mini Secure Digital Card), MicroSD (Micro Secure Digital Card), Sony Stick Dual... Ngoài ra, còn có phân khúc dung lượng lưu trữ lớn như MicroSDHC 16 GB của Sandisk, MicroSDHC 32 GB của Toshiba...
Tuy nhiên, trên thực tế chưa hề có một phần mềm hay thiết bị nào giúp kiểm tra được tính chân thực của sản phẩm thẻ nhớ, kể cả chính hãng sản xuất cũng không hề đưa ra những kiến thức giúp phân biệt với hàng giả. Vì vậy nên cách duy nhất mà chúng ta có thể thực hiện khi muốn nhận diện được tính thật - giả của thẻ nhớ là phân biệt bằng mắt và kinh nghiệm.
Về hàng giả nói chung và thẻ nhớ giả nói riêng luôn có sự sai khác về hình dáng, mẫu mã và đặc biệt là giá trị sử dụng. Ví dụ với loại thẻ nhớ 2 GB Pro Duo của Sony thì bạn có thể dễ dàng nhận ra thẻ nhớ giả bởi chất lượng in ấn kém và không có những đường khía lồi, lõm như ở hàng thật.
Ngoài ra, khi quan sát bề mặt chân tiếp xúc của thẻ thì chúng ta sẽ thấy được chất lượng tốt, sự sáng bóng của thẻ xịn. Với bề mặt kim loại nguyên chất, thẻ nhớ thật sẽ để lại vết hằn ngay từ những lần tháo lắp thẻ đầu tiên. Với thẻ nhớ giả, mặt tiếp xúc này vẫn cứng như cũ bởi chất lượng nguyên liệu kém.
Khi cần mua một chiếc thẻ nhớ Sandisk, bạn hãy chú ý đến serial number màu trắng nằm ở phía dưới thẻ. Thông thường serial này sẽ bắt đầu với BE0603xxxx kèm theo hàng chữ "Made in (quốc gia sản xuất)". Hàng giả sẽ không có những dòng chữ trên, đồng thời tem cũng bị mờ hơn so với hàng thật. Đừng nghe theo bất kỳ lời giải thích nào như xước xát, để lâu... của người bán về những dấu hiệu trên!
Với loại 2GB SanDisk CF, phần chữ SanDisk của thẻ thật sẽ rõ nét hơn nhiều so với thẻ giả. Một đặc điểm nhận dạng khác là thẻ giả có chữ TM bên cạnh biểu tượng CF ở mặt thẻ. Nếu tinh ý quan sát hộp đựng thẻ, bạn sẽ thấy rằng hộp này có hiệu ứng 3 chiều ở hàng thật và không có ở hàng giả. Nhiều người buôn bán thẻ nhớ lâu năm cho biết, đôi khi tài liệu hướng dẫn sử dụng của thẻ SanDisk giả cũng khác so với thẻ thật, đây quả là một mách nước mà chúng ta nên nhớ kỹ.
Với loại thẻ Transcend, dòng serial màu xanh ở mặt sau của thẻ sẽ phải trùng với số serial in bên ngoài hộp đựng thẻ. Nếu có thể truy cập internet, người dùng có thể vào trang http://www.transcendusa.com/ để nhập số serial đó, nếu không có trong cơ sở dữ liệu của website, một điều có thể khẳng định là chiếc thẻ đó không phải hàng chính hãng.
Kingston cũng là một trong những thương hiệu tên tuổi bị làm giả sản phẩm nhiều nhất hiện nay. Đặc điểm nhận dạng thẻ giả là không có số serial màu xanh nằm phía mặt sau, không có xuất xứ trên mặt thẻ, và đặc biệt dòng chữ in trắng rất dễ bị cạo bằng...tay. Để kiểm tra chính xác hơn, bạn có thể truy cập http://www.kingston.com/asia/verifyflash để nhập mã serial xác nhận và ngồi chờ kết quả hiện ra ngay sau đó.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết một số loại thẻ thông dụng hiện nay:
1. Thẻ SD
Mặt trước phía bên phải của thẻ thật có đường rãnh với màu sắc đậm, font chữ dễ đọc. Ở thẻ giả, không có đường rãnh này và font chữ to.
Mặt sau thẻ thật óc chân tiếp xúc số 4 và 5 như trong hình dài hơn so với các chân khác trong khi ở thẻ giả, tất cả các chân đều bằng nhau.
2. Thẻ CF
Thẻ thật có nhãn màu xanh đen đậm, sắc nét với font chữ thanh mảnh. Trong khi đó thẻ giả có màu xanh nhạt với font chữ đậm lạ thường.
Ngoài ra, ở mặt bên ở thẻ nhớ thật có in xuất xứ nguồn gốc hàng hóa. Ở thẻ nhớ giả thì không có dòng chữ này.
3. Thẻ Ultra/Extreme SD
Logo của thẻ thật có rãnh ở bên cạnh đáy, có màu trắng trên nền đỏ, khi nhìn ở góc nhìn không trực diện sẽ thấy ánh vàng. Thẻ giả không có rãnh ở cạnh đáy, logo bị loang và không có ánh vàng khi nhìn vào.
4. Thẻ Mini SD
Mặt sau của thẻ thật có rãnh ở cạnh đáy, trên thẻ có in mã sản phẩm, 2 chân tiếp xúc dài hơn các chân khác. Ở thẻ giả, đường rãnh và mã sản phẩm ở trên không tồn tại.
Theo PLXH