Xả súng hàng loạt đẫm máu giữa đại lộ, 9 người bị thương
9 người, trong đó có một trẻ em, đã được đưa đến bệnh viện sau vụ xả súng ở phía đông Toronto, Canada vào tối 22.7, Globe and Mail đưa tin.
Hiện trường vụ xả súng. Ảnh: G&B.
Giới chức Toronto cho biết, có 5 đến 15 người đã được đưa đến bệnh viện địa phương. Quan chức này không tiết lộ số lượng nạn nhân nhưng cho biết có một số nạn nhân bị thương nặng và có một trẻ em.
Lực lượng cứu hộ đã đến hiện trường vụ xả súng giữa đại lộ Danforth và Logan ở phía đông Toronto vào khoảng 22h. Đây là một nơi có quảng trường với đài phun nước và là một khu vực sầm uất của địa phương.
Các nhân chức cho biết nghe thấy tiếng súng nổ và tiếng la hét của các nạn nhân tại hiện trường.
“Có rất nhiều loạt đạn. Có tiếng súng sau đó là tạm ngừng và có nhiều loạt đạn hơn. Phải có đến 20, 30 loạt đạn khác nhau. Rất nhiều tiếng súng, chúng tôi chỉ biết chạy thôi” – nhân chứng John Tulloch nói.
Phát ngôn viên cảnh sát Mark Pugash cũng xác nhận, nghi phạm của vụ xả súng đã thiệt mạng nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Video đang HOT
Theo nhân chứng Jim Melis nghi phạm là một người da trắng, đội mũ đen, có quàng khăn đã rút súng nhắm bắn qua cửa sổ quán cà phê.
Thị trưởng John Tory và cảnh sát trưởng Toronto Mark Saunders đều đã có mặt tại hiện trường sau vụ xả súng đẫm máu.
Trong chia sẻ trên Twitter, Thủ hiến Doug Ford chia buồn với các nạn nhân trong vụ xả súng ở Toronto. Ông cũng cảm ơn lực lượng chức năng đã kịp thời có mặt tại hiện trường.
HẠ ANH
Theo Laodong
Hiệp hội Súng trường Quốc gia: Thế lực chính trị không thể cản phá ở Mỹ
Tại Mỹ, cứ mỗi khi có một vụ xả súng xảy ra, vấn đề kiểm soát súng đạn lại được mang ra bàn thảo sôi nổi. Thế nhưng, lần nào cũng vậy, chủ đề này đều bị "thả trôi" chứ không thể thành luật "giấy trắng mực đen" mà một phần nguyên nhân là do Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA) - nhóm vận động hành lang quyền lực nhất nhì tại Washington.
Lịch sử hình thành
Hiệp hội Súng trường Mỹ sẵn sàng ngăn chặn bất kỳ nỗ lực kiểm soát, cấm súng đạn nào
Vào năm 1871, NRA được thành lập bởi một nhóm cựu binh với mục đích cải thiện kỹ năng bắn súng thời kỳ đầu Nội chiến Mỹ. Đầu thế kỷ 20, Tổ chức này tăng cường quảng bá thể thao liên quan súng ống tới mọi lứa tuổi, thành lập các CLB súng ống khắp nơi trên cả nước, bao gồm ở các trường học.
Vài cuối những năm 60, NRA - lúc này được kiểm soát bởi những người yêu súng và săn bắn - đã thành công trong việc gây áp lực, ngăn chặn một đợt đăng kiểm súng quốc gia. Đến năm 1977, quyền điều hành hiệp hội được chuyển sang tay một nhóm những nhà tư tưởng sùng bái Điều sửa đổi bổ sung thứ 2 của Hiến pháp Mỹ (quy định đảm bảo quyền được sở hữu và mang theo vũ khí của người dân) và từ đó đến này, NRA được xây dựng thành 1 nhóm vận động hành lang mạnh mẽ, sẵn sàng ngăn cản bất kỳ nỗ lực kiểm soát súng đạn nào.
NRA quyền lực tới mức nào?
NRA tuyên bố, hiệp hội này đagn có khoảng 5 triệu thành viên đóng phí định kỳ thường niên. Theo CNA, chỉ trọng năm 2015, NRA đã thu về 337 triệu USD, chủ yếu từ phí thành viên, tiền từ các chương trình huấn luyện bắn súng, an toàn súng, các chương trình săn bắn, câu lạc bộ súng,... trên khắp cả nước.
Với thu nhập "khủng" hàng năm, NRA đã "vung tiền" để "làm mưa làm gió" chính trường Mỹ thông qua việc hỗ trợ các chính trị gia, chạy quảng cáo ủng hộ việc mua bán và sở hữu súng và tấn công, chỉ trích những tổ chức, cá nhân có quan điểm đối ngược.
Được biết, trong cuộc bầu cử năm 2016, NRA đã chi tới 20 triệu USD cho các quảng cáo có nội dung chỉ trích ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton và 10 triệu USD để quảng cáo ủng hộ ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump.
Số tiền mà NRA đã chi trong cuộc bầu cử Tống thống Mỹ năm 2016
Còn theo Business Insider, số tiền ủng hộ của NRA sẽ quyết định sự nghiệp của một chính trị gia Mỹ. Cụ thể, trong suốt 23 năm hoạt động chính trường, ông Richard Burr - nay là Thượng nghị sĩ bang North Carolina - đã nhận được gần 7 triệu USD tiền ủng hộ (đa phần là thông qua việc quảng cáo). Chống đối NRA sẽ đồng nghĩa với việc không có tiền tài trợ, không có tiền để quảng cáo và sẽ phải đối mặt với nguy cơ "rớt đài" vào lần bầu cử tới.
Thậm chí, hiệp hội này còn công khai xếp hạng sự ủng hộ của các chính trị gia với Điều sửa đổi bổ súng thứ 2 trong Hiến Pháp. Theo CNA, những người nhận được điểm "A" sẽ nhận được phiếu bầu và hỗ trợ tài chính từ những thành viên NRA còn những người từ điểm "B" trở xuống sẽ phải "tự túc". Được biết, hầu hết các chính trị gia Đảng Dân chủ đều bị đánh được điểm "F".
Do "chịu chi", hiệp hội này vẫn đứng vững trước muôn vàn sự chỉ trích và kể cả sau những vụ xả súng đẫm máu. Được biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là một người ủng hộ trung thành của NRA.
"Không ai quý trọng Điều sửa đổi bổ sung thứ 2 hơn tôi và cũng không ai hâm mộ cuồng nhiệt NRA giống tôi" - CNA trích dẫn lại tuyên bố được đưa ra gần đây của ông Trump.
Số tiền mà NRA đã bỏ ra cho các chính trị gia ủng hộ súng đạn
Theo Danviet
Lãnh đạo Việt Nam chia buồn với Tổng thống Mỹ về vụ xả súng đẫm máu Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa gửi điện chia buồn tới Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về vụ xả súng tại trường THPT Marjory Stoneman Douglas khiến nhiều người thương vong. Cảnh sát có mặt tại hiện trường vụ xả súng. (ảnh: Reuters) Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngày 14/2, tại Trường THPT...