Xả mạnh bluechip, khối ngoại bán ròng 415 tỷ đồng trong phiên 31/3
Trong khi nhà đầu tư trong nước bình tâm trở lại sau phiên tháo chạy hôm qua giúp thị trường cân bằng hơn, thì khối ngoại lại có phiên xả mạnh bluechip và bán ròng tới gần 415 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 16,21 triệu đơn vị, giá trị 359,37 tỷ đồng, giảm 17,31% về lượng và 33,7% về giá trị so với phiên trước (30/3).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 31,43 triệu đơn vị, giá trị 752,99 tỷ đồng, tăng 28,79% về khối lượng và 7,91% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng với khối lượng 15,22 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 393,62 tỷ đồng, tăng 217,17% về lượng và 152,69% về giá trị so với phiên trước đó.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ E1VFVN30 với khối lượng 614.640 đơn vị, giá trị tương ứng 6,32 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại xả bán mạnh cổ phiếu bluechip. Trong đó, MSN dẫn đầu khi bị bán ròng hơn 125,6 tỷ đồng, tương đương khối lượng 2,57 triệu cổ phiếu.
Các mã bị bán ròng mạnh tiếp đó là VIC với 72,5 tỷ đồng, VNM với 35,21 tỷ đồng, HPG với 27,53 tỷ đồng, STB với 20,96 tỷ đồng, VRE với 20,4 tỷ đồng..
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 390.110đơn vị, giá trị 4,77 tỷ đồng, tăng 1,62% về lượng và 72,83% về giá trị so với phiên trước (30/3).
Video đang HOT
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,83 triệu đơn vị, giá trị 19,21 tỷ đồng, tăng 57% về lượng và 76,89% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 1,44 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 14,44 tỷ đồng, tăng 84,18% về lượng và 78,27% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 35 mã và mạnh nhất là VCS được mua ròng 1,16 tỷ đồng, tương đương khói lượng 22.021 cổ phiếu.
Trong khi đó, khối này bán ròng 25 mã và mạnh nhất vẫn là PVS đạt 1,62 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị gần 15,05 tỷ đồng
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 932.560 đơn vị, giá trị tương ứng 35,83 tỷ đồng, tăng 163% về lượng và 249,9% về giá trị so với phiên trước đó (30/3).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,79 triệu đơn vị, giá trị 42,72 tỷ đồng, tăng 45,37% về lượng và 182,35% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 853.980 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 6,89 tỷ đồng, giảm 2,33% về lượng nhưng tăng 40,9% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 15 mã và QNS dẫn đầu khi được mua ròng 2,25 tỷ đồng, tương đương khối lượng 99.800 cổ phiếu. TIếp theo là VTP được mua ròng 1,83 tỷ đồng (17.656 cổ phiếu).
Mặt khác, khối này bán ròng 12 mã và ACV vẫn bị bán ròng mạnh nhất, đạt 4,67 tỷ đồng, tương đương khối lượng 109.985 cổ phiếu. Đứng ở vị trí thứ 2, BSR bị bán ròng 2,39 tỷ đồng; ngoài ra VEA, LPB, VIB cũng bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 31/3, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 17,51 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 414,95 tỷ đồng, tăng 171,47% về lượng và 125,88% về giá trị so với phiên đầu tuần (bán ròng 168,76 tỷ đồng).
Chứng khoán 31/3: VIC lại cố kéo tâm lý chung nhưng chưa thực sự thuyết phục
VIC từ sau 10h sáng đã nhập cuộc để cải thiện mức tăng của VN-Index. Đáng chú ý, cổ phiếu này đã vượt qua áp lực bán ròng của khối ngoại.
Các cổ phiếu lớn vẫn còn bị khối ngoại rút tiền, điển hình như VIC ( 28,15 tỷ đồng), MSN (-13,18 tỷ đồng), VNM (-11,96 tỷ đồng). Tổng giá trị rút ròng của khối này đạt 118 tỷ đồng.
Tuy nhiên, VIC ( 6,6%), MSN ( 1,3%), VNM ( 1,8%) vẫn duy trì được đà tăng đặc biệt là VIC đã nhập cuộc mạnh từ sau 10h sáng nay.
Như vậy, việc thị trường hồi phục lúc này đang nằm hoàn toàn trong sự quyết định của dòng tiền lớn tại các Bluechip. Áp lực từ khối ngoại hiện đã giảm đi đáng kể.
Phản ứng của số đông với VIC nhìn chung chưa quá tích cực. Vẫn không có quá nhiều mã vốn hóa trung bình và nhỏ có mức tăng tương xứng với VIC. Hầu hết mức tăng tiếp tục duy trì dưới 2%.
Nhóm các cổ phiếu dệt may và khu công nghiệp như STK ( 1,1%), TCM ( 0,4%), D2D ( 2,1%), KBC( 0,5%) hầu như đang khá thờ ơ với thông tin Hội đồng châu Âu đã thông qua quyết định phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA).
Trong khi đó PVD (-2,1%) vẫn tiếp tục dò đáy bất chấp quý I/2020 Công ty thông báo doanh thu ước đạt 1,650 tỷ đồng, vượt 45% so với kế hoạch và lợi nhuận sau thuế ước đạt 27 tỷ đồng, cao hơn 80% so với kế hoạch.
VN-Index cuối phiên sáng tăng 15,76 điểm ( 2,38%) lên 678,02 điểm. Thanh khoản sàn đạt 125,92 triệu đơn vị, tương đương 1.617 tỷ đồng.
HNX-Index trong khi đó vẫn lình xình, chỉ tăng 1,2% lên 94,4 điểm. Thanh khoản đạt 24,7 triệu đơn vị, tương đương 139,03 tỷ đồng.
==========
Tạm thời, thị trường đã có phản ứng với vùng hỗ trợ 650 điểm. Chỉ số bật trở lại dưới sự dẫn dắt của VCB ( 3,1%), SAB ( 5,5%), BID ( 2,4%).
Tuy nhiên, so với sự "thiệt hại" của ngày hôm qua, điểm số lấy lại mới chỉ bằng 1/3. VN-Index mới chỉ tăng lại hơn 10 điểm lên 672 điểm trong khi đã mất tới gần 30 điểm ngày hôm qua.
Trong gần 1 tiếng giao dịch đầu tiên, sàn HOSE chỉ giao dịch được 720 tỷ đồng và không có một cổ phiếu nào giao dịch được trên 50 tỷ đồng.
Đứng đầu sàn về giá trị đang là HPG ( 5,2%) với giá trị đạt 45 tỷ đồng, kế đến là CTG ( 2,54%) và MWG ( 4,4%) cùng có 25 tỷ đồng.
Vì vậy, sự hồi phục chung của toàn sàn hiện không mấy thuyết phục. Số lượng các mã tăng được trên 5% vẫn rất hạn chế: ngoài HPG chỉ có được một vài mã như HDB ( 5,22%), HQC ( 5,26%). Còn lại rất nhiều mã rơi về vùng đáy nhiều năm cũng chỉ bật được 1-2%.
Tại HNX, giao dịch có phần còn nhợt nhạt hơn. PVS ( 2,15%), ACB ( 2,2%), SHB ( 3,36%) hồi lại đều yếu ớt. Chỉ số HNX-Index tăng 1,48% lên 94,66 điểm.
MAI HƯƠNG
Khối ngoại bán ròng 3.200 tỷ đồng chỉ sau một tuần, 'xả' mạnh cổ phiếu VN30 Cả khối ngoại sàn HoSE và HNX đều duy trì trạng thái bán ròng trong 8 tuần sau Tết. Từ sau Tết, khối ngoại sàn HoSE bán ròng tổng cộng 8.700 tỷ đồng còn ở HNX là 1.000 tỷ đồng. Các cổ phiếu bluechip trong VN30 bị bán ròng rất mạnh. CCQ FUESSVFL (ETF SSIAM VNFIN LEAD) bất ngờ được khối ngoại mua...