Xã có hàng trăm người chết vì bệnh ung thư
Xã Phong Sơn thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiều năm qua có rất nhiều người mắc bệnh ung thư và đã chết. Con số đã lên tới hàng trăm nhưng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh.
“Người nối người” chết vì ung thư
Có mặt ở xã trong những ngày tháng 10, chúng tôi hỏi ai cũng biết là có nhiều người bỗng dưng mắc bệnh ung thư rồi chết dần chết mòn. Hết đám tang người này rồi đến đám tang người khác. Không khí buồn bã bao trùm cả xã.
“Cách đây 1 tháng, ông Nguyễn Ngự sau khi bị đau lên bệnh viện khám thì biết mình đã bị giai đoạn 3 ung thư gan. Về được vài hôm thì ông mất” – một người dân cho hay.
Ở thôn Hiền An, 10 năm qua có 10 người đã bị mất vì ung thư với nhiều “loại” khác nhau như ung thư máu, gan, cổ họng, răng, bao tử, vú như bà Trần Thị Tình (80 tuổi, ung thư gan), Nguyễn Thị Nguyệt (45 tuổi, ung thư gan), bà Do (50 tuổi, ung thư máu). Riêng có ông Dương Minh Phúc, cán bộ y tế xã không uống bia rượu gì nhưng khi phát hiện mới biết là mình bị ung thư gan.
Đường làng vắng hoe tại xã Phong Sơn
Khá nhiều người khi đổ bệnh đi khám mới ngỡ ngàng biết mình bị ung thư. Như anh Trần Thanh Hoài (hơn 30 tuổi, thôn Phe Tư), hàng ngày đi chạy máy cày thuê cho thôn, làm việc rất siêng năng cần cù. Một hôm đi làm bỗng thấy mệt lã đi cấp cứu bệnh viện, giấy xét nghiệm ghi bị K gan. Đúng 2 tháng sau anh Hoài chết. Tại thôn này, dù chỉ có vỏn vẹn 20 hộ nhưng trong 2 năm qua đã có 4 người chết.
Tiếp chuyện chúng tôi, anh Trần Ngọc Quang, cán bộ văn phòng xã kể: “Tôi nhớ rõ lắm, như anh Trần Ngôn – ung thư cuống họng, anh Trần Độ bị ung thư phổi, chị Hoàng Thị Vui (vợ anh Độ) bị ung thư gan, phổi chết cách đây 1 năm, ông Ngô Văn Vinh, nguyên là bí thư xã bị ung thư vòm họng, anh Trần Quang Tùng mới chỉ 37 tuổi nhưng cũng mắc ung thư gan…Có đến hàng trăm người trong xã đã chết vì ung thư” Anh Quang còn kể nhiều hơn thế, cuốn sổ chúng tôi ghi kín hết mấy trang tên người chết nhưng vì quá xót trước cảnh này, chúng tôi không thể liệt kê hết được.
Một cán bộ nữ dẫn chúng tôi đến thôn Hiền An, nơi có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn là chị Trần Thị Chớ đang một lúc nuôi 6 đứa con. Chị Chớ bị bệnh tim, người yếu sức không làm việc được nhiều. Trước đó anh Phạm Cầu chồng chị đã qua đời vì ung thư để lại chị gánh nặng trong cuộc sống.
Chị Chớ thắp hương cho chồng đã bị ung thư mà mất cách đây vài năm
Video đang HOT
Tại thôn Phe Tư, những năm 80 thế kỷ 20, 2 vợ chồng Hải – Huynh cũng mất do ung thư để lại 4 đứa con nheo nhóc, trong đó 2 đứa có tật. Vì nghèo quá nên cả bầy con phải đi ở đợ cho nhà người ta. 2 đứa dị tật sau đó cũng chết. Hiện chừ, 2 đứa con ngày nào là Vĩnh và Bé đã cố gắng làm ăn nên đã khá giả hơn với nghề nông chủ yếu.
Nguồn nước có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư
Các nhà chuyên môn đã từng về khảo sát tại xã Phong Sơn, cho thấy đây trước kia là vùng chiến tranh dữ dội. Một số chất như chất khai quang, đioxin của Mỹ thả nhiều trên vùng rừng núi Phong Sơn. Các cây cổ thụ tại rừng chịu không nổi chất này đã chết hết. Hiện vẫn còn một vài thùng chất độc còn sót lại trên rừng. Cùng với đó là một số thùng thuốc trừ sâu cũng bị sót lại thời kỳ chuyển đổi xã hội chủ nghĩa
Cả xã này chưa được bắt nước máy. Nước lấy từ 2 nguồn là nguồn nước máy tập trung do tổ chức Đông Tây hội ngộ giúp được lấy từ sông Bồ lên nhưng cũng rất “nhỏ giọt” – lúc có lúc không. Còn lại là nước tự chảy từ khu vực Khe Nam đổ về. Hầu hết nhà dân đều dùng nước giếng. Nhiều ý kiến cho rằng nguồn nước ngầm đã bị nhiễm độc do chất độc còn sót lại từ các hóa chất độc hại trên rừng núi nói trên.
Nước giếng không sạch
Người dân múc nước cho vào các xô chậu để vài tiếng cho lắng các chất bẩn rồi mới dùng
Khi nấu nước giếng để uống, người ta thấy đáy nồi nước có đọng lại một lớp đá vôi. Ngay cả nước giếng nhìn bằng mắt thường cũng thấy đục đục và có màu. Trên các khoảnh ruộng canh tác, phèn hiện vẫn còn nhiều. Người dân quê, ăn uống theo kiểu tự cung tự cấp nên nguồn thức ăn khá đảm bảo, nguyên nhân đa phần mà nhiều người nghĩ tới là do chính nguồn nước đã làm cho hàng trăm người bị ung thư.
Trên vùng rừng núi xã Phong Sơn còn sót lại các thùng chất độc từ hồi chiến tranh với Mỹ. Theo thời gian, chất độc rỉ xuống nước ngầm làm hại người dân
Cũng do xa bệnh viện tuyến trên nên người dân ít có điều kiện lên khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh. Đa phần người biết mình bị ung thư là do bị bạo bệnh “quật đổ”, sau đó lên BV trunng ương Huế khám thì mới ra “cái nhọt sảy cái ung”.
Xã đã đề nghị lên huyện, tỉnh để xin được bắt nước sạch nhưng hiện tại vẫn chưa được đáp ứng. Và có thêm nhiều người hiện đang bị ung thư tiếp tục chờ chết và cũng khá nhiều người mắc bệnh nhưng chưa biết mình đang gánh chịu căn bệnh tử thần.
Theo Dantri
Thầy lang trị bệnh bằng... lòng tin
Theo lời giới thiệu, từ ung thư máu, ung thư gan, dạ dày, viêm xoang... bệnh nào các "thầy" cũng chữa được, với điều kiện bệnh nhân phải... tin tuyệt đối vào "thầy".
Người phụ việc cũng tham gia chữa bệnh "Thầy Thanh" tự tay chích lể
Đau đâu, chích đấy
Để tăng thêm phần "gian nan" tìm thầy chữa bệnh, cũng như phòng hờ thanh tra y tế phát hiện, "thầy" không cho chúng tôi địa chỉ cụ thể. Chúng tôi đến ngã tư Gò Dưa (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đợi "thầy". Qua điện thoại, "thầy" hướng dẫn đi hết đường Kha Vạn Cân, qua một cây cầu rồi quẹo vào đường Hiệp Bình khoảng 2km, tiếp tục rẽ vào con đường đất số 38. Phòng khám là một căn biệt thự nằm ở khu phố 8, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức. Một "thầy" tiếp thị với chúng tôi từ đầu cổng: "Em làm văn phòng chắc hay bị đau cổ gáy. Anh chích cho em là khỏi ngay và khỏe lắm".
Bệnh nhân (BN) tự ghi tên vào sổ khám bệnh, tự ghi về số đo huyết áp, nhịp tim, mắc bệnh gì, ăn uống, tiêu hóa ra sao... Sau khi ghi thông tin, BN ngồi đợi đến lượt "thầy" xem bệnh. Ở nơi này, ngoài "thầy Thanh" chủ nhà, còn có bốn-năm "thầy" khác. Việc định bệnh hay cách chữa bệnh như thế nào đều do "thầy" Thanh thực hiện,"chỉ đạo".
Trước khi được khám, BN ngồi chờ ngoài ban công, hiên nhà. Bên trong nhà là nơi điều trị có hai chiếc giường. Khu bếp cũng được trải chiếu cho BN nằm để các "thầy" chích lể, giác hơi.
Các "thầy" vừa phán bệnh vừa... hù BN. Nhìn vào chỉ số huyết áp của tôi, "thầy" Thanh tặc lưỡi "huyết áp thấp là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư", bệnh này không chữa là nguy hiểm đến tính mạng. Tôi đứng trước mặt "thầy", "thầy" dùng tay bóp vào gáy tôi, hỏi có đau không. "Thầy" bóp mạnh, tôi kêu đau, "thầy" tặc lưỡi: "Trời ơi! Ra ghi vào sổ cho tôi, cái gai nó trồi ra quá trời, nó làm chèn ép các mạch máu rồi"... Nhìn mặt em gái tôi, "thầy" phán, cô bị nóng gan, sắc mặt không tốt, nên phải "chích lể ở vùng gan và vùng mặt". Mỗi BN đều phải mua một kim chích với 10 cái ống giác hơi để chữa bệnh có giá 270.000đ, gói thuốc viên bào chế sẵn giá 200.000đ.
Tôi mua bộ kim chích, ống giác hơi, rồi nằm sấp xuống giường theo hướng dẫn để "thầy" trị cái gai cột sống. "Thầy" chích vào gáy tôi khoảng chục lần, sau đó, lấy ống giác hơi úp lên chỗ chích. Một "hộ lý" đứng cạnh xuýt xoa: "Máu bầm ra quá trời luôn, em bệnh nặng lắm đó...". Sau phần trị gai cột sống cổ, "thầy" chữa tiếp cho tôi bệnh viêm xoang. Sau khi nghe tôi đề nghị được "điều trị" viêm xoang vào dịp khác, "thầy" bảo tôi nằm im và ngước mặt lên "để thầy đổ thuốc vào mũi"...
Bệnh nhân tự đo huyết áp, nhịp tim, tự ghi tình trạng bệnh tật
Bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở của "thầy Thanh"
Nguy cơ nhiễm trùng
ThS-BS Quan Vân Hùng - nguyên Trưởng khoa Ung thư, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cho biết: "Chích lể là một phương pháp không dùng thuốc mà Đông y sử dụng để giảm đau. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp này, chắc chắn BN không thể nào giảm bệnh. Bên cạnh chích lể cần phải kết hợp với châm cứu và uống thuốc".
Theo BS CKII Lê Văn Hải - Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, chích lể nhằm giảm đau cho BN đòi hỏi thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm, chọn đúng điểm đau. Trong phương pháp cắt giác, chích lể, mỗi lần "giải quyết cơn đau", kỹ thuật viên tìm nhiều nhất chỉ bốn-năm điểm đau nổi trội nhất, chứ không phải chích lể khắp nơi.
Khoa Khám bệnh từng tiếp nhận nhiều BN bị suy giãn tĩnh mạch chân do chích lể. Ở một diện tích da khoảng 4-5cm2, BN bị rạch mấy chục vết, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà BN còn có nguy cơ bị nhiễm trùng. BS Hải khuyến cáo: "Khuôn mặt là nơi có nhiều mạch máu li ti và hệ thống thần kinh dày đặc, nên việc chích lể ở mặt hầu như ít sử dụng vì dễ gây nhiễm trùng, đặc biệt dễ bị lây lan các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C...".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cơ sở trị bệnh của "thầy" Thanh không phép, ngang nhiên "móc túi" người bệnh, chưa kể những biến chứng trong quá trình "trị bách bệnh". BS Trần Hữu Vinh, Trưởng phòng Quản lý y - dược học cổ truyền Sở Y tế TP.HCM cho rằng: Rất khó quản lý những cơ sở không đăng ký đủ điều kiện hành nghề y dược học cổ truyền. Trong khi đó, các điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền rất chặt chẽ như: buồng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10m2 và có nơi đón tiếp người bệnh nếu có châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường. Nếu cơ sở có bào chế một số dạng thuốc đóng gói sẵn phải được Sở Y tế thẩm định, xem xét cho phép. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sĩ hoặc y sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.
Theo xahoi
Bắp luộc thơm ngon nhờ... hóa chất Bắp luộc bán khắp hang cùng ngõ hẻm ở TPHCM với giá rất rẻ, chỉ 1.500-2.500 đồng/trái, trông thơm ngon, bắt mắt nhưng lại được nấu với muối diêm, đường hóa học, thậm chí cả... pin. Tại chợ bắp ngã ba Bầu, ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn - TPHCM, vào buổi chiều hằng ngày, hàng trăm phương tiện -...