Xã biên giới thu tiền tỷ từ nuôi trâu vỗ béo
Xã biên giới Quang Hán, huyện Trùng Khánh ( Cao Bằng) tập trung phát triển mô hình nuôi trâu vỗ béo, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho người chăn nuôi.
Mô hình vỗ béo trâu của ông Bế Văn Định, xóm Vững Bền, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Công Hải.
Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã Quang Hán, chúng tôi đến thăm mô hình vỗ béo trâu của gia đình ông Bế Văn Định, xóm Vững Bền, một trong những hộ đầu tiên mạnh dạn phát triển vỗ béo trâu ở xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Định chia sẻ: Năm 2012, thấy nhiều nơi phát triển nuôi trâu vỗ béo bằng cách nuôi nhốt cho hiệu quả cao, nên vợ chồng ông đã mạnh dạn làm chuồng trại tập trung. Thời điểm đó, gia đình còn nhiều khó khăn, phải vay vốn ngân hàng nên chỉ dám nuôi 2 – 3 con/lứa. Chăn chủ yếu bằng rau, chuối nên trâu phát triển chậm, phải 4 tháng mới xuất bán được, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Không nản chí, vợ chồng ông tiếp tục tìm hiểu các thông tin trên ti vi, báo đài về kỹ thuật chăn nuôi trâu vỗ béo rồi áp dụng theo. Ngoài rau, chuối, gia đình đã trồng thêm vài nghìn m2 cỏ voi, sử dụng thêm các loại cám để thay đổi thức thức ăn theo từng ngày nên đàn trâu phát triển nhanh hơn hẳn. Cứ khoảng 2 – 3 tháng xuất bán một lứa.
Video đang HOT
“Hiện nay, gia đình tôi nuôi trung bình 8 – 10 con trâu/lứa. Mỗi lần xuất bán, mỗi con trâu cho thu lãi trung bình 6 – 8 triệu đồng. Nhiều con trâu dù chỉ mua về được nửa tháng nhưng nếu gặp khách và đúng thời điểm giá cao thì bán luôn cũng có thể cho lãi vài triệu đồng”, ông Định cho biết thêm.
Cũng là một trong những hộ chăn nuôi trâu vỗ béo điển hình ở xã, ông Bế Văn Hội, xóm Bản Niếng mỗi lứa đang vỗ béo 6 con trâu. Từ vỗ béo trâu, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng. Nhờ đó cuộc sống có nhiều đổi thay.
Ông Hội tâm sự: Vỗ béo trâu là nghề cho thu nhập ổn định so với nhiều nghề nông khác nhưng chi phí đầu tư cũng khá cao.
Muốn chăn nuôi hiệu quả phải làm tốt từ khâu chọn giống. Phải chọn con dáng cao to, vai nở, lưng dài. Không mua loại còn non vì thời gian vỗ béo lâu, tốn thức ăn, lợi nhuận thấp, chậm quay vòng vốn. Ông thường đi tìm mua trâu nặng khoảng hơn 4 tạ về vỗ béo, mỗi con đầu tư cũng khoảng 40 triệu đồng.
Ông Bế Văn Hội, xóm Bản Niếng, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh mỗi lứa vỗ béo 6 con trâu. Ảnh: Công Hải.
Theo ông Hội, vỗ béo trâu việc pha trộn thức ăn là khâu quan trọng nhất. Thức ăn bao gồm: cỏ voi xay nhuyễn, rau, chuối, cám… đảm bảo sạch sẽ. Nguồn nước uống cũng được pha thêm các loại muối khoáng cần thiết, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Ngoài nguồn dinh dưỡng, trong quá trình chăn nuôi, cần quan tâm đến vệ sinh, che chắn chuồng trại, tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ.
Nhiều năm nay, cùng với phát triển cây quýt, xã Quang Hán tuyên truyền người dân đẩy mạnh phát triển vỗ béo trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ đạo các xóm mở rộng diện tích trồng cỏ voi, mỗi năm xã trồng trên 60 ha cỏ voi và nhiều loại cỏ khác.
Toàn xã có hơn 450 hộ nuôi trâu, bò vỗ béo với tổng số hơn 2.000 con, trong đó hơn 90% số hộ vỗ béo trâu. Tập trung nhiều tại các xóm: Vững Bền, Bản Niếng, Pò Mán, Pú Dô, Bản Tám… Trung bình, mỗi hộ nuôi từ 3 – 5 con/lứa, một số hộ vỗ béo từ 8 – 10 con/lứa.
Mỗi con trâu sau 2 – 3 tháng vỗ béo có thể cho thu nhập từ 6 – 8 triệu đồng/con. Ảnh: Công Hải.
Ông Hoàng Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã Quang Hán cho biết: Người dân trong xã thường chọn vỗ béo trâu vì con trâu tăng trọng lượng nhanh hơn, giá bán lại cao và ổn định hơn con bò. Đa số các hộ vỗ béo trâu tại xã đều đã thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập cao từ 100 – 200 triệu đồng/năm. Thời gian tới, mô hình vỗ béo trâu vẫn là một trong những hướng đi chính để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu ở địa phương.
Bộ đội Biên phòng "làm việc xã"
Trong suốt 10 năm giữ chức Phó bí thư Đảng ủy xã Tam Quang, Thiếu tá QNCN Hồ Xuân Tuyến, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã hiến kế, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương có nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bồi dưỡng, phát triển đội ngũ đảng viên trẻ, góp phần kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ở xã biên giới. Cán bộ biên phòng "làm việc xã" luôn được nhân dân tin tưởng, yêu quý.
Buổi sáng, sau cuộc giao ban, Thiếu tá QNCN Hồ Xuân Tuyến, Phó bí thư Đảng ủy xã Tam Quang (Tương Dương, Nghệ An) bố trí thời gian tham dự buổi sinh hoạt của Chi bộ bản Tùng Hương. Trên đường đi, anh cho chúng tôi biết, bản Tùng Hương nằm cách xa trung tâm xã, là nơi định cư của các hộ dân đồng bào dân tộc Thái, Đan Lai từ bao đời nay. Trước đây, cuộc sống của người dân trong bản gặp nhiều khó khăn, cùng với đó là thiếu nguồn đảng viên kế cận, chi bộ đảng của bản đối diện với nguy cơ tái "trắng đảng viên"... Nhưng sau nhiều năm, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, bản biên giới đang khởi sắc về mọi mặt. Cuộc sống của người dân no đủ, sung túc hơn, chi bộ đảng được kiện toàn, các tổ chức đoàn thể ở bản Tùng Hương hoạt động nền nếp, hiệu quả.
Trên đường xuống bản, thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp ánh mắt trìu mến của người dân địa phương hướng về phía anh Tuyến cùng những lời hỏi thăm: Cán bộ biên phòng lại xuống bản với bà con à? Già làng Lô Văn Tiến, đảng viên cao tuổi ở bản Tùng Hương, xã Tam Quang cho biết: "Cuộc sống của người dân chúng tôi đã thay đổi, tiến bộ rất nhiều. Có được điều đó là nhờ những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong xã. Trong đó, Thiếu tá QNCN Hồ Xuân Tuyến có những đóng góp rất lớn". Cũng qua câu chuyện của già làng Lô Văn Tiến, bức tranh về Tam Quang từ năm 2012 trở về trước được khắc họa rõ nét. Đây là một trong 27 xã biên giới khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An, với 11 bản làng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 73,45%. Thời điểm đó, Tam Quang có trên 59,70% hộ thuộc diện nghèo, hệ thống chính trị tại cơ sở còn yếu kém, hoạt động cầm chừng.
Thiếu tá QNCN Hồ Xuân Tuyến (ngoài cùng, bên trái) tham gia làm đường giao thông nông thôn với nhân dân địa phương.
Khi Thiếu tá QNCN Hồ Xuân Tuyến về nhận nhiệm vụ, vốn có nhiều năm bám địa bàn, hiểu về phong tục, tập quán của đồng bào, anh đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển về kinh tế-xã hội ở địa phương biên giới. Trên cương vị mới, anh thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, đồng thời tham mưu và cùng với Đảng ủy, chính quyền xã Tam Quang đưa ra những chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao cuộc sống người dân. Anh Tuyến đã có ý kiến với Đảng ủy, chính quyền xã đưa nội dung xây dựng nông thôn mới vào nghị quyết, kế hoạch để lãnh đạo, triển khai thực hiện. Từ đó phát động phong trào quần chúng nhân dân và cả hệ thống chính trị, xây dựng ý chí quyết tâm, đoàn kết, phát huy nội lực chung tay xây dựng nông thôn mới. Anh đã tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền xã Tam Quang chọn tiêu chí "xây dựng hệ thống chính trị xã vững mạnh" để triển khai đầu tiên. "Chỉ khi cán bộ tốt, gương mẫu thì nhân dân mới ủng hộ, làm theo", anh Tuyến khẳng định.
Trên cương vị của mình, Thiếu tá QNCN Hồ Xuân Tuyến cùng với Đảng ủy, UBND xã Tam Quang tiến hành rà soát tiêu chuẩn chức danh, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Sau đó xây dựng kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời, xã mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy, ban quản lý bản. Anh trực tiếp biên soạn giáo án điện tử, giảng bài bằng phương pháp trình chiếu, giúp người học dễ tiếp thu, dễ thực hiện. Nhờ những biện pháp quyết liệt, chất lượng đội ngũ cán bộ địa phương không ngừng được nâng lên, chi bộ hoạt động có chất lượng, chế độ sinh hoạt được duy trì nền nếp. Thiếu tá QNCN Hồ Xuân Tuyến cũng luôn quan tâm đến công tác đào tạo, phát triển nguồn đảng viên trẻ, cán bộ kế cận. Tính từ năm 2013 đến nay, anh đã tham mưu cho Đảng ủy xã Tam Quang phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tương Dương mở 4 lớp học cảm tình Đảng tại xã để tạo nguồn, đồng thời thực hiện tốt việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện... nhờ đó, công tác phát triển Đảng hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Trong 7 năm qua, Đảng bộ xã Tam Quang đã kết nạp được 114 đảng viên mới. "Ban đầu, nhiều quần chúng trẻ đặt câu hỏi vào Đảng để làm gì? Khi được phân tích quyền lợi, trách nhiệm của người đảng viên thì ai cũng bày tỏ nguyện vọng được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân công các chi bộ kèm cặp, giúp đỡ, hỗ trợ quần chúng trong quá trình phấn đấu vươn lên. Hiện nay, có nhiều đảng viên trẻ phát huy rất tốt vai trò của mình đối với cộng đồng", Thiếu tá QNCN Hồ Xuân Tuyến cho biết.
Hệ thống chính trị cơ sở hoạt động nền nếp, hiệu quả, Thiếu tá QNCN Hồ Xuân Tuyến cùng Đảng ủy, UBND xã Tam Quang tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thay vào đó động viên các gia đình vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Để làm được điều này, anh cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tìm hướng thay đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi cho nhân dân. Theo đó, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò... Cá nhân anh Tuyến cũng nhận đỡ đầu, hỗ trợ một số gia đình nghèo tại địa phương phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống. Ngoài thời gian tại trụ sở, anh luôn bám sát địa bàn, cầm tay chỉ việc để bà con hiểu, tin tưởng làm theo. Sau nhiều năm được anh Tuyến trực tiếp giúp đỡ, gia đình anh Vương Thanh Hòa, bản Tùng Hương, xã Tam Quang đã nỗ lực lao động sản xuất, thoát nghèo. Anh Hòa cho biết: "Gia đình tôi từng rất khó khăn nhưng được anh Tuyến luôn quan tâm động viên, hướng dẫn cách chăn nuôi gia súc, trồng trọt các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giờ đây, gia đình có thu nhập ổn định, con cái có điều kiện được học tập. Nhân dân ở đây, ai cũng tin, yêu quý người cán bộ biên phòng "làm việc ở xã".
Người chiến sỹ Biên phòng Khmer hết mình vì đồng bào vùng biên Sinh ra, lớn lên trên địa bàn biên giới biển xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) nên anh hiểu rất rõ những vất vả, khó khăn của đồng bào dân tộc Khmer nơi vùng biên giới biển bao đời vất vả trong cuộc mưu sinh, từ đó anh luôn cố gắng tận tụy hết lòng giúp dân trong việc...