WTO cảnh báo về xu hướng hạn chế thương mại giữa các nước
Trong báo cáo công bố ngày 6/12, Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) cho biết các quốc gia đang đưa ra các biện pháp hạn chế thương mại với nhịp độ ngày càng nhanh, đặc biệt là đối với thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và phân bón.
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh rằng trong số 78 biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và phân bón được đưa ra kể từ cuối tháng 2 năm nay, 57 biện pháp vẫn còn hiệu lực, tác động đến khoảng 56,6 tỷ USD thương mại và những con số này đã tăng lên kể từ giữa tháng 10.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, tính đến giữa tháng 10, gần 80% các hạn chế thương mại do đại dịch COVID-19 đã được bãi bỏ.
Quan hệ thương mại Australia - Trung Quốc đang 'tan băng'
Theo Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okanjo-Iweala, mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang "tan băng" và có khả năng vụ tranh chấp thương mại giữa hai nước sẽ được giải quyết thông qua đàm phán, thay vì buộc WTO phải đưa ra phán quyết cuối cùng.
Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 12/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Trường Kinh doanh Melbourne trong ngày 21/11, nhân chuyến công tác đến Australia, Tiến sĩ Okonjo- Iweala cho biết, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa được tổ chức tại thành phố Bali, Indonesia vào tuần trước, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã có cuộc trò chuyện tích cực và mang tính xây dựng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuộc tiếp xúc này sẽ mở ra cánh cửa cho sự tương tác tiếp theo ở cấp bộ trưởng, cũng như đưa lại dấu hiệu về các cuộc thảo luận sẽ mang tính kỹ thuật hơn. Tiến sĩ Okonjo- Iweala nói bà không thể bình luận chi tiết về bất kỳ quyết định nào của WTO, nhưng bà khẳng định đã có những dấu hiệu tích cực trong vụ việc liên quan tới hai nước.
Vào tháng 6/2021, Canberra đã chính thức nộp đơn khiếu nại lên WTO về các mức thuế mà Bắc Kinh áp dụng đối với rượu vang của Australia, khiến việc xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc gần như chấm dứt hoàn toàn. Đây là lần thứ hai, Canberra khiếu nại Bắc Kinh, sau khi thực hiện một hành động tương tự đối với mặt hàng lúa mạch xuất khẩu vào tháng 12/2020. Đáp lại, Bắc Kinh cũng đệ đơn kiện Australia lên WTO, "phàn nàn" Canberra đã áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc, như bánh xe tàu hỏa, tuabin gió và bồn thép không rỉ...
Sau những tín hiệu tích cực trong nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa hai nước, Bộ trưởng Thương mại Don Farrell mới đây cho biết Australia sẵn sàng tổ chức các cuộc thảo luận trực tiếp với Chính phủ Trung Quốc thay vì buộc WTO đưa ra quyết định về tranh chấp thương mại giữa hai bên.
Tiến sĩ Okonjo-Iweala lưu ý một dấu hiệu tốt nữa là Australia và Trung Quốc đã đồng ý tham gia cùng một hệ thống trọng tài tạm thời của WTO. Bà nói việc hai nước có thể đồng ý rằng họ sẽ làm điều này là rất quan trọng và WTO hy vọng các thành viên sẽ nỗ lực hợp tác với nhau, nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất để có thể giải quyết các tranh chấp.
EU dọa trả đũa Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc khoản đầu tư cho các sáng kiến năng lượng của Mỹ vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cam kết sẽ có biện pháp đáp trả đạo luật này. Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Tạp chí tài chính Financial Times...