WSJ: Apple đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc tới nỗi không thể dứt ra được
Theo tạp chí Wall Street Journal, Apple đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và chuỗi cung ứng tại thị trường đông dân nhất thế giới và đó là lý do Apple sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Dây chuyền sản xuất iPhone của Apple đã gặp trở ngại lớn kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc hồi cuối năm ngoái. Nhiều nhà máy của các bên gia công như Foxconn đã buộc phải ngừng hoạt động ít nhất 2 tuần trong tháng 2. Đó là chưa kể còn rất nhiều vấn đề liên quan đến nhân sự và năng lực sản xuất.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng không nhỏ tới Apple. Thậm chí Táo Khuyết còn hạ dự báo doanh thu Q2/2020 xuống dưới mục tiêu trước đó là 63-67 tỷ USD vì lo ngại tác động của dịch bệnh.
Với hàng loạt các biểu hiện vội vã hạ dự báo mục tiêu doanh số và nhấn mạnh vào thị trường Trung Quốc càng cho thấy Apple đang “phụ thuộc” khủng khiếp đến như thế nào đối với thị trường tỷ dân.
Tạp chí Wall Street Journal ( WSJ) đã có những phân tích khá chi tiết về sự phụ thuộc của Apple và tại sao Apple vẫn muốn tiếp tục “đeo bám” thị trường Trung Quốc trong tương lai gần.
Dĩ nhiên trong nội bộ Apple luôn có những quan điểm trái ngược. Đã có nhiều người lo lắng về sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc. Kể từ năm 2015, đã có ý kiến cho rằng Apple nên chuyển địa điểm lắp ráp của một hoặc nhiều dây chuyền sang Việt Nam. Từ đó, Apple có thể bắt đầu đào tạo nhân công và tạo ra các nhà cung cấp linh kiện ngoài Trung Quốc.
Tuy nhiên ý tưởng này nhanh chóng bị các giám đốc cấp cao của Apple bác bỏ ngay từ đầu, khiến việc “rút chân” khỏi Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Apple không phải không thay đổi quan điểm. Táo Khuyết đã bắt đầu chuyển một số dây chuyền lắp ráp AirPods Pro sang Việt Nam và một phần dây chuyền sản xuất iPhone sang Ấn Độ. Tuy nhiên việc chuyển toàn bộ công xưởng tại Trung Quốc sang các quốc gia khác chắc chắn là điều không thể với Apple tại thời điểm này.
Apple không thể tách khỏi Trung Quốc vì nơi đây đang có hàng trăm ngàn nhân viên, bao gồm có tay nghề và không có kỹ năng chuyên môn trong việc sản xuất các thiết bị của Apple.
Apple không có lựa chọn nào khác ngoài Trung Quốc?
Dan Panzica, cựu giám đốc của Foxconn cho biết, việc tìm kiếm một lực lượng lao động có tay nghề tương đương ở các quốc gia khác là điều không thể trong lúc này. Ngoài ra, nguồn nhân lực đông đảo của Trung Quốc cho phép các nhà cung ứng có thể xây dựng các nhà máy với sức chứa tới hơn 250 ngàn người. Đặc biệt số lao động nhập cư, bao gồm những người chuyên sản xuất phần lớn sản phẩm của Apple tại Trung Quốc thậm chí còn vượt qua cả tổng dân số của Việt Nam với hơn 100 triệu người.
Ấn Độ tất nhiên đủ năng lực để cạnh tranh với Trung Quốc về dân số nhưng rõ ràng, đường sá, cảng biển và cơ sở hạ tầng của Ấn Độ vẫn còn thua xa Trung Quốc.
Nếu Apple quyết định chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, điều đó có thể ảnh hưởng đến doanh số bán iPhone tại quốc gia này. Hiện Trung Quốc đang chiếm tới gần 1/5 tổng doanh thu của Apple trên thế giới.
Mối quan hệ của Apple với Trung Quốc bắt đầu từ nhiều năm trước. Khi đó hãng gia công Foxconn đã bắt đầu sản xuất iPod vào năm 2001 và iPhone vào năm 2007. Khi doanh số các thiết bị của Apple tăng lên, số lượng các nhà máy lắp ráp cũng vì thế tăng lên. Kết quả là tạo ra mối liên kết theo mô tả của WSJ là “tam giác phụ thuộc lẫn nhau”.
Mối liên kết này có thể diễn giải như sau: Apple phụ thuộc vào Foxconn vì đây là bên cung ứng phần lớn thiết bị cho hãng. Hãng cũng phụ thuộc vào Trung Quốc vì đây là thị trường béo bở nhất hiện nay. Trong khi đó, Foxconn phát triển nhờ lực lượng lao động khổng lồ của Trung Quốc và trở thành nhà tuyển dụng lớn nhất nước này. Còn Apple cũng trở thành công ty đào tạo ra các nhà cung ứng công nghệ mới.
Theo giới thạo tin, Apple đã lên kế hoạch lắp ráp một số model iPhone 11 ở Ấn Độ. Tuy nhiên vào phút chót, Apple đã hoãn kế hoạch vì cho rằng, Ấn Độ chưa sẵn sàng cung cấp nguồn lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng đủ tốt cho Apple.
Tất nhiên Apple có thể tính đến chuyện sản xuất thiết bị ở Mỹ. Hiện tại một số model Mac Pro đang được sản xuất ở Mỹ. Tuy nhiên hầu hết các mẫu Mac hiện nay của Apple đều được sản xuất tại Trung Quốc. Lý do khá đơn giản vì Trung Quốc có nguồn lao động lành nghề số lượng lớn và chi phí tuyển dụng cũng rẻ hơn.
Chắc chắn rằng, xu thế coi trọng thị trường Trung Quốc của Apple vẫn sẽ không thay đổi trong năm 2020 và nhiều năm tới.
Theo VN Review
Tham quan dây chuyền sản xuất hiện đại của Samsung Galaxy Z Flip
Trước khi xuất xưởng, Samsung Galaxy Z Flip phải trải qua quy trình sản xuất và kiểm tra thành phẩm tinh vi nhằm đảm bảo chất lượng của mỗi chiếc điện thoại màn hình gập.
Để cho ra đời công nghệ smartphone màn hình gập, Samsung đã mất nhiều năm trời thai nghén ý tưởng và tiến hành nghiên cứu. Sau khi thành công, việc xây dựng dây chuyền lắp ráp những chiếc điện thoại phức tạp khó sản xuất như Galaxy Fold và Galaxy Z Flip cũng là một bài toán khó với gã khổng lồ công nghệ xứ Hàn.
Mỗi chiếc Samsung Galaxy Z Flip đến tay khách hàng đều là thành quả của một dây chuyền tinh vi, tối tân hơn nhiều so với các smartphone thông thường bởi trên thực tế, Galaxy Z Flip còn là mẫu điện thoại màn hình gập đầu tiên trên thế giới sử dụng mặt kính. Nếu bạn tò mò về quy trình lắp ráp nên một chiếc smartphone sau cùng, hãy cùng tham quan chuỗi dây chuyền sản xuất Galaxy Z Flip trong video dưới đây.
Đoạn video này được chính Samsung công bố, có thời lượng chỉ 1 phút nhưng cũng đủ để chúng ta thấy được những công đoạn chốt của việc kiểm tra Samsung Galaxy Z Flip trước khi máy xuất xưởng tới tay người dùng. Trong video, nhà sản xuất Hàn Quốc đã huy động rất nhiều máy móc tối tân kiểm tra chất lượng gập/mở trên màn hình kính của từng chiếc điện thoại. Đây là một bước quan trọng trước khi Galaxy Z Flip được chuyển tới khâu cài đặt phần mềm. Sau đó, một đội ngũ nhân viên đặc biệt sẽ phụ trách kiểm tra thành phẩm bằng tay trước khi đóng gói và vận chuyển đi.
Qua video này, bạn sẽ có được cái nhìn chân thật nhất về cách thức Samsung sản xuất ra một thiết bị thông minh phức tạp với cơ chế gập mở chính giữa màn hình. Nếu đang đắn đo trong việc mua và trải nghiệm chiếc Samsung Galaxy Z Flip đột phá, hi vọng video này sẽ khiến bạn có thêm động lực mua sắm.
Theo FPT Shop
CloudKitchens - startup mới của cựu CEO Uber được PIF đầu tư 400 triệu USD Với 400 triệu USD từ PIF, CloudKitchens hiện được đầu tư khoảng 700 triệu USD. Khoản đầu tư của PIF sẽ giúp CloudKitchens mở rộng hoạt động tại các thành phố của Mỹ cũng như một số thị trường quốc tế như Trung Quốc, Ấn Độ và Anh. Theo thông tin từ WSJ, Travis Kalanick - đồng sáng lập và cựu CEO Uber...