World Cup của những người ‘nước ngoài’
Một phần sáu (1/6) số cầu thủ dự World Cup 2022 được sinh ra ở nước khác với nước mà họ đại diện. Đương kim vô địch Pháp chỉ có ba cầu thủ ‘thuần Pháp’ trong đội hình đến Qatar.
Hôm nay diễn ra lượt đấu cuối của bảng F. Canada đã bị loại, Bỉ, Croatia và Morocco vẫn trên đường đua tranh hai tấm vé còn lại vào vòng 16 đội. Bốn đội này có điểm chung là cầu thủ nhập cư rất nhiều. Họ là ví dụ sống động cho một đặc trưng trong thời đại chúng ta đang sống: toàn cầu hóa.
Bảng đấu của những người nhập cư
Morocco có 16 cầu thủ sinh ra bên ngoài nước này, có nguồn gốc gia đình nước ngoài, hoặc đã học bóng đá ở nơi khác. Hakim Ziyech, Noussair Mazraoui sinh ra và lớn lên ở Hà Lan, Achraf Hikimi sinh ra và lớn lên ở Tây Ban Nha, thủ quân Romain Saiss sinh ra ở Pháp, Ilias Chair sinh ra ở Bỉ.
Nhiều người ngạc nhiên khi xem trận Bỉ gặp Morocco. Bỉ là nước châu Âu mà nhiều cầu thủ da đen, trong khi Morocco là nước châu Phi lại có nhiều cầu thủ có nước da sáng hơn? Dân các nước Bắc Phi như Morocco, Algeria, Tunisia, Ai Cập có nước da sáng tự nhiên. Còn Bỉ ngày xưa có thuộc địa ở châu Phi do vậy họ có khá nhiều cầu thủ gốc Phi. Romelu Lukaku, Michy Batshuayi, Youri Tielemans xuất thân từ các gia đình gốc Congo, gia đình Jeremy Doku từ Ghana, trong khi Amadou Onana sinh ra ở Senegal…
Canada là một trong những đội đông cầu thủ nhập cư nhất thế giới. 22 trong số 26 tuyển thủ đến Qatar có nguồn gốc nhập cư. Atiba Hutchinson có cha mẹ người Trinidad, Milan Borjan sinh ra và lớn lên cho tuổi thiếu niên ở Croatia, Jonathan David sinh ra New York (Mỹ) trong gia đình người Haiti. Nổi bật nhất là Alphonso Davies sinh ra trong một trại tị nạn ở Ghana với cha mẹ là người Liberia và chuyển đến thành phố Edmonton khi còn nhỏ.
Đội tuyển Croatia năm nay có lẽ ít phụ thuộc vào nguồn nhập cư hơn những năm trước, nhưng ảnh hưởng vẫn còn. Dejan Lovren sinh ra ở đất Bosnia ngày nay và lớn lên ở Đức, Mateo Kovacic sinh ra ở Áo và Mario Pasalic sinh ra ở Đức.
Bỉ gặp Morocco trong trận đấu mà cả hai đội đều có nhiều cầu thủ nguồn gốc nhập cư trong đội hình. Ảnh: Reuters.
Cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn màu áo cống hiến
Cầu thủ lựa chọn ĐTQG nào có cơ hội tốt hơn cho họ thi đấu. Cũng có người khác chọn dựa trên lý do tình cảm. Saiss sinh ra ở Pháp trong một gia đình gốc Morocco. Ông nội anh nhất quyết rằng anh phải khoác áo Morocco. Ngược lại, Nacer Chadli sinh ra và lớn lên ở Bỉ, trong một gia đình người Morocco, nhưng anh chọn chơi cho Bỉ.
Video đang HOT
“Tôi định chọn Morocco nhưng người từ LĐBĐ Bỉ mời tôi đến thăm ĐTQG để xem tôi cảm thấy thế nào. Có một số áp lực từ Morocco buộc tôi phải cam kết, nhưng với Bỉ thì không có áp lực nào và tôi cảm thấy chọn Bỉ là điều đúng đắn, dù tôi vẫn yêu Morocco”, Chadli nói.
Đôi khi, lựa chọn thường không dễ dàng, cầu thủ phải chịu sự chỉ trích đáng kể từ phía mà họ không chọn. Ziyech và Mazraoui đều sinh ra, lớn lên và chơi bóng hoàn toàn ở Hà Lan cho đến khi lần lượt chuyển đến Chelsea và Bayern Munich. Danh thủ Ruud Gullit đại diện LĐBĐ Hà Lan thuyết phục họ nhưng vô hiệu. “Gia đình họ quyết định thay họ lựa chọn đội nào”, Gullit than thở.
Johan Derksen, một cựu cầu thủ trở thành nhà báo người Hà Lan, cho rằng những cầu thủ như Ziyech và Mazraoui về cơ bản có nghĩa vụ phải chọn Hà Lan. “Cha mẹ bạn đến Hà Lan vì họ có thể có cuộc sống ở đây tốt hơn ở Marocco. Bạn đã được đào tạo và hưởng lợi từ tất cả các chế độ an sinh xã hội ở đất nước này, mọi thứ bạn xây dựng một phần là nhờ đất nước này”.
Hakim Ziyech (số 7) có thể chọn thi đấu cho ĐTQG Hà Lan, nhưng gia đình Ziyech muốn anh khoác áo Morocco. Ảnh: Reuters.
Dù vậy, cầu thủ cũng phải cân nhắc kỹ trước khi chọn. Chọn Morocco có thể đảm bảo sự nghiệp ĐTQG lâu dài hơn. Hà Lan có rất nhiều tài năng bóng đá, là một ĐTQG mạnh, nếu chọn khoác áo Hà Lan, đá vài trận rồi không bao giờ được gọi là ĐTQG nữa thì sao? Khi đã lựa chọn rồi, cầu thủ không được đổi nữa.
Sự chào đón không phải lúc nào cũng với vòng tay rộng mở. Khi đội chiến thắng, mọi thứ đều ổn. Khi đội thua cuộc, người nhập cư hoặc những người sinh ra ở nơi khác sẽ bị đổ lỗi. Câu nói nổi tiếng của Mesut Ozil sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế: “Tôi là người Đức khi chúng tôi thắng nhưng tôi là một kẻ nhập cư khi chúng tôi thua”.
Romelu Lukaku đã lặp lại cảm xúc đó trong một bài phỏng vấn: “Khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, họ gọi tôi là Romelu Lukaku, tiền đạo người Bỉ. Khi không suôn sẻ, họ gọi tôi là Romelu Lukaku, tiền đạo người Bỉ gốc Congo”.
Chăm sóc và khai thác nguồn cầu thủ nhập cư
Thế hệ vàng của bóng đá Bỉ được hình thành từ chính sách phải khai thác nguồn dân nhập cư nếu họ muốn có đội tuyển tốt hơn. Chính sách này bắt đầu từ năm 2000, sau khi đội Bỉ thi đấu rất thất vọng với tư cách là đồng chủ nhà Euro 2000. Cựu giám đốc kỹ thuật LBĐB Bỉ Michel Sablon được ghi nhận công lớn nhất trong việc tạo dựng thế hệ vàng. Lúc đó, ông thuê một nhà nhân chủng học tên là Johan Leman để tìm ra cách tốt nhất tích hợp các cộng đồng dân nhập cư vào việc thiết lập ĐTQG.
Inaki Wiliams (ảnh) chọn thi đấu cho Ghana, trong khi người em Nico khoác áo Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters.
“Không phải người nhập cư nào cũng có thể trở thành kỹ sư, thể thao có thể mang tới cho họ hy vọng”, ông Sablon nói. Một số lượng lớn các sân bê tông xuất hiện khắp các thành phố của Bỉ vào những năm 2000 và điều đó có nghĩa là một thế hệ cầu thủ lớn lên học các kỹ năng và cách chơi hoàn toàn khác với những gì đã có trước đó. Công việc xây dựng các thế hệ cầu thủ kế tiếp vẫn tiếp tục được LĐBĐ Bỉ thực hiện qua nhiều dự án khác nhau.
Không chỉ các đội ở bảng F hưởng lợi từ nguồn dân nhập cư. Trong số 831 cầu thủ đến Qatar, 137 người – khoảng một phần sáu – được sinh ra ở nước khác với nước mà họ đang đại diện. Thậm chí có cả việc hai anh em ruột cùng nhà, mỗi người thi đấu cho một ĐTQG khác nhau, như Inaki Williams đá cho Ghana và cậu em Nico Williams đá cho đội Tây Ban Nha.
Cha mẹ họ người Ghana đã đi bộ vượt qua sa mạc Sahara, trèo qua hàng rào khét tiếng Melilla mà Tây Ban Nha dựng ở biên giới với Morocco để ngăn dòng người nhập cư. Khi đã vào được Melilla, phần lãnh thổ của Tây Ban Nha ở Bắc Phi, họ được bảo vệ bởi đạo luật của EU: cấm chính quyền địa phương trả lại người nhập cư về nước họ khi nước họ đang có chiến tranh. Inaki và Nico được sinh ra, lớn lên và tập bóng tại Tây Ban Nha.
Lúc trước cũng có những trường hợp tương tự như anh em Williams. Jerome Boateng đá cho tuyển Đức, ông anh Kevin-Prince Boateng khoác áo Ghana. Có anh em nhà Xhaka (Thụy Sĩ và Albania), Pogba (Pháp và Guinea), Alcatara (Brazil và Tây Ban Nha), Joao Mario (Bồ Đào Nha và Angola), Mandanda (Pháp và Congo), Cahill (Úc và Samoa).
Thành công với nguồn cầu thủ nhập cư
Trận đấu giữa Qatar với Senegal là một trận cầu điển hình về cầu thủ nhập cư. Qatar có cầu thủ đến từ tám quốc gia nước ngoài khác nhau: Algeria, Bahrain, Ai Cập, Pháp, Ghana, Iraq, Bồ Đào Nha và Sudan. Các cầu thủ này sinh ra ở nước ngoài, được các nhà tuyển dụng tài năng phát hiện và đem đến tập bóng đá tại Học viện Aspire từ nhỏ, nhằm phục vụ mục đích tạo ra một ĐTQG Qatar mạnh.
Tuyển Pháp luôn là một đội bóng đa dạng nhất về sắc tộc và điều đó mang đến cho họ thành công. Ảnh: Reuters.
Thật ra, nói các cầu thủ hoàn toàn đại diện cho Qatar cũng được, vì các nhà nhân khẩu học ước tính chỉ có 12% dân số Qatar hiện tại thực sự là người Qatar. Không có người nhập cư, khó tạo nên xã hội Qatar như bây giờ. Người ghi bàn thắng duy nhất cho Qatar tại World Cup trên sân nhà của họ là Mohamed Muntari, sinh ra ở Ghana. Anh cùng họ với tuyển thủ Ghana nổi tiếng Sulley Muntari từng chơi cho cả Inter và AC Milan.
Còn Senegal gồm nhiều cầu thủ sinh ra bên ngoài Senegal: chín người sinh ra ở Pháp, cộng thêm thủ môn Seny Dieng sinh ra ở Thụy Sĩ, hậu vệ Ismail Jakobs sinh ra ở Đức, tiền đạo Nicolas Jackson sinh ra ở Gambia nhưng lớn lên ở Senegal.
Cầu thủ từ nguồn nhập cư có tạo ra thành công? Để trả lời câu hỏi này, tốt nhất hãy nhìn vào đội tuyển Pháp. Các huyền thoại Raymond Kopa, Michel Platini đều không thuần Pháp. Thế hệ Zinedine Zidane vô địch World Cup 1998 đông nghẹt các cầu thủ dân nhập cư: Youri Djokaeff, Lilian Thuram, Patrick Vieira, Thierry Henry, David Trezeguet, Christian Karembeu…
Còn tại World Cup 2018, đội Pháp lại giành cúp, trong danh sách 23 cầu thủ đến Nga, chỉ có hai cầu thủ “thuần Pháp”. Đội hình dự World Cup 2022 của họ có 3/26 người thuần Pháp: Jordan Veretout, Adrien Rabiot, Benjamin Pavard.
World Cup 2022: ĐT Bỉ nhận tin dữ từ Lukaku
Tiền đạo Lukaku dính chấn thương, khả năng sẽ vắng mặt ở 2 trận đấu đầu tiên của Bỉ tại VCK World Cup 2022.
Theo thông tin từ Daily Mail, Lukaku gặp chấn thương ở đùi và được cho là sẽ không thể ra sân trong 2 trận đấu đầu tiên của Bỉ ở VCK World Cup 2022. Đó là các trận đấu Bỉ so tài với Canada và Morocco.
Lukaku là cầu thủ thuộc biên chế của Chelsea, nhưng đang chơi cho Inter Milan theo dạng cho mượn. Tuy nhiên, ở mùa giải năm nay, tiền đạo này liên tục dính chấn thương nên mới ra sân 5 trận, ghi được 2 bàn thắng và 1 kiến tạo.
Lukaku dính chấn thương (Ảnh: Getty).
Lukaku là chân sút chủ lực của ĐT Bỉ nên nếu cầu thủ này vắng mặt ở 2 trận đấu đầu tiên tại VCK World Cup 2022 ít nhiều khiến đại diện của châu Âu gặp khó khăn.
Theo Daily Mail, Lukaku đang chạy đua với thời gian để kịp ra sân ở trận đấu cuối cùng tại vòng bảng. Nếu trong trường hợp Lukaku chưa thể thi đấu, HLV Martinez sẽ phải sử dụng những chân sút khác gồm Lois Openda, Michy Batshuayi và Dries Mertens.
Ở VCK World Cup 2022, Bỉ nằm ở bảng F cùng với Canada, Morocco và Croatia. Đây là bảng đấu mà Bỉ được đánh giá cao nhất và họ cũng là một trong những ứng viên vô địch của World Cup lần này./.
De Bruyne mắc lầm, Bỉ thua đau trước thềm World Cup 2022 Kevin De Bruyne mắc sai lầm dẫn tới bàn thua khiến Bỉ thất bại 1-2 trong trận giao hữu với Ai Cập, trước khi bước vào hành trình tại World Cup 2022. Ai Cập gây bất ngờ khi thắng Bỉ 2-1. (Ảnh: Getty) Trước khi bước vào hành trình tại World Cup 2022, Bỉ có cuộc tổng duyệt lực lượng bằng trận giao...