Won Bin thắng lớn – TOP được tặng… ôtô
Tối ngày 29/10 vừa qua tại hội trường đại học Kyunghee, Seoul, lễ trao giải thưởng điện ảnh DaeJong Film Awards ( Grand Bell Awards) lần thứ 47 năm 2010 đã diễn ra. DaeJong Film Awards là một trong những giải thưởng lâu đời, có uy tín nhất của Hàn Quốc.
DaeJong Film Awards năm nay có 22 hạng mục giải thưởng, trong đó 10 bộ phim lọt vào trận chiến ác liệt nhất của giải Phim xuất sắc nhất là: Bedevilled, The Servant, A Barefoot Dream, Poetry, I Saw the Devil, The Man From Nowhere, Secret Reunion, Moss, Harmony, và The Housemaid. Đây được coi là những tác phẩm điện ảnh đáng chú ý nhất trong năm 2010.
Với sự dẫn dắt của MC dẫn chương trình là danh hài Shin Dong Yup và kiều nữ của “Chuyện tình Paris” Kim Jung Eun, các giải thưởng lần lượt đã được trao. Tại hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, mỹ nam Won Bin đã giành chiến thắng nhờ vai diễn trong bộ phim The Man From Nowhere, đánh bật các đối thủ nặng ký Jeong Jae Young (Moss), Park Hee Soon (A Barefoot Dream), Choi Min Sik và Lee Byung Hun (I Saw the Devil) và Song Gang Ho & Kang Dong Won (Secret Reunion). Trở lại diễn xuất sau khi xuất ngũ, Won Bin gây ấn tượng mạnh với khán giả bằng các tác phẩm được đánh giá cao và đạt doanh thu phòng vé như Mother (2009) và mới nhất là The Man From Nowhere. Ngoài Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Won Bin còn đoạt giải Nam diễn viên nổi tiếng.
Won Bin thắng lớn với giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và Nam diễn viên nổi tiếng
Gây chú ý không kém là anh chàng rapper của Big Bang – T.O.P ( Choi Sung Hyun) với vai chính đầu tiên trong phim điện ảnh 71: Into the Fire. Mặc dù để tuột mất giải Nam diễn viên mới xuất sắc nhất về tay Jeong Woo (Wish) nhưng chàng T.O.P đã giành được giải thưởng Ngôi sao Hallyu nổi tiếng. Hãng xe hơi Hyundai là nhà tài trợ cho sự kiện trao giải này đã trao tặng một chiếc xe cho T.O.P – anh chàng Jung Bum của 71: Into the Fire. Khi được hỏi “Bạn sẽ sử dụng chiếc xe vừa đoạt giải như thế nào?”, T.O.P hồn nhiên trả lời: “Tôi thậm chí còn chưa có bằng lái”. Đây là giải thưởng đầu tiên của T.O.P, là sự khích lệ cho những cố gắng tiếp theo của anh chàng này.
Video đang HOT
T.O.P được giải thưởng Ngôi sao Hallyu nổi tiếng
DaeJong Film Awards 2010 còn ghi nhận sự đột phá của nàng “khỉ” Lee Min Jung qua bộ phim Cyrano Dating Agency. Nhờ vai diễn trong Cyrano Dating Agency, Min Jung đoạt giải Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất và Nữ diễn viên nổi tiếng. Bộ phim Cyrano Dating Agency sắp được trình chiếu rộng rãi tại Việt Nam.
Lee Min Jung đoạt giải Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất và Nữ diễn viên nổi tiếng
Trong số 22 giải thưởng thì tác phẩm Poetry của đạo diễn Lee Chang Dong giành được nhiều tượng vàng nhất trong đó có giải quan trọng nhất Bộ phim xuất sắc nhất. Tại LHP Cannes vừa rồi, Poetry cũng mang về giải Kịch bản hay nhất.
Kết quả DaeJong Film Awards:
Bộ phim xuất sắc nhất: Poetry
Đạo diễn xuất sắc nhất: Kang Woo-Suk – “Moss”
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất: Won Bin – “The Man From Nowhere”
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất: Yun Jeong Hee – “Poetry”
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất: Kim Hui-Ra – “Poetry” & Song Sae-Byeok – “The Servant”
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất: Yun Yeo Jong – “The Housemaid”
Nam diễn viên mới xuất sắc nhất: Jeong Woo- “Wish
Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất: Lee Min-Jung – “Cyrano Agency”
Giải thưởng ngôi sao Hallyu nổi tiếng: T.O.P – “71: Into the Fire”
Nam diễn viên nổi tiếng: Won Bin – “The Man From Nowhere”
Nữ diễn viên nổi tiếng: Lee Min-Jung – “Cyrano Agency”
Theo PLTP
Việt Nam "không thèm" giải Oscar?
Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, Cục Điện ảnh thông báo rằng năm nay Việt Nam sẽ không gửi phim tham dự Oscar dù có khá nhiều phim chất lượng. Phải chăng chung ta không "mặn mà" với giải thưởng điện ảnh này?
6 năm kể từ lần đầu tiên Việt Nam chính thức được Viện Hàn lâm Khoa học & Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ gửi thư mời tham dự Oscar (Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất), điện ảnh Việt đã để lỡ 2 cơ hội. Bỏ lỡ những cơ hội dù mong manh này, xem ra cũng nhiều nuối tiếc...
Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, Cục Điện ảnh thông báo rằng năm nay Việt Nam sẽ không gửi phim tham dự Oscar. Theo đó, lý do được đưa ra là sau khi xem tất cả phim đáp ứng yêu cầu về thời gian và phương thức phát hành, Hội đồng quốc gia Tuyển chọn phim tham dự Oscar Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất đã không chọn được phim đủ tiêu chuẩn đại diện điện ảnh Việt Nam tranh giải lần này.
Chỉ vài % cơ hội, vẫn tiếc...
Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam bỏ lỡ cơ hội tham dự Oscar. Năm 2008, "ứng cử viên" duy nhất là Rừng đen đã không được chấp nhận cũng đã khiến "cuộc chơi" này... đứt đoạn. Sự đứt đoạn này sau đó gây ra tranh luận xung quanh khái niệm "chiếu thương mại" khá gay gắt.
Nhiều năm, trong "đường đua" tuyển chọn phim dự Oscar, điện ảnh Việt chỉ có... 1 ứng viên duy nhất. Năm nay, có tới 9 phim đạt tiêu chuẩn về thời gian và kỹ thuật: Trăng nơi đáy giếng, Chơi vơi, Để Mai tính, Bẫy rồng, Giao lộ định mệnh, Nhật ký Bạch Tuyết, Khi yêu đừng quay đầu lại, Những nụ hôn rực rỡ, Công Chúa Teen và Ngũ Hổ Tướng để hội đồng lựa chọn. Không hiểu vì sao, đáp án chỉ là con số 0?
Từng nhiều lần ra về trắng tay ngay từ vòng đầu, nên sự dè dặt khi đến với "cuộc chơi" này là dễ hiểu nhưng phải chăng các nhà hoạt động điện ảnh Việt không "mặn mà" với Oscar. Trong khi thời gian này ngành văn hóa đang bận rộn với hai sự kiện lớn liên tiếp là Đại lễ và sau đó là LHP Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội lần thứ nhất? Có thông tin bên lề cho biết, nhiều thành viên hội đồng còn đang tất bật với hàng loạt công việc để chuẩn bị cho LHP Quốc tế Việt Nam nên không có thời gian xem phim? Không biết những thông tin ngoài lề này xác thực đến đâu, song nếu cử phim đi tham dự, điện ảnh Việt Nam gần như... chẳng mất gì, mà vẫn có ít nhất vài % cơ hội, dù mong manh...
"Chuẩn" của Việt Nam và "chuẩn" của Oscar
Những năm gần đây, phim Việt đã chu du hầu khắp thế giới, đều đặn tham dự các hạng mục tranh giải và giành giải tại những Liên hoan phim (LHP) danh tiếng thế giới: LHP Cannes, LHP Venice... hay uy tín trong khu vực: LHP Châu Á - Thái Bình Dương, LHP Busan... Tuy vậy, có vẻ Oscar vẫn được xem là cái đích quá xa.
Quả thật, trước kia, phim Việt không dám mơ tới Oscar bởi lẽ, trước năm 2005, Viện Hàn lâm Khoa học & Nghệ thuật Điện ảnh Hoa kỳ quy định, phim dự tranh Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất phải được chiếu thương mại tại Mỹ ít nhất 7 ngày. Cơ hội hiếm hoi cho phim Việt đã từng thuộc về Vua bãi rác của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, song không trở thành hiện thực vì VN đã chậm trễ trong việc làm thủ tục gửi phim...
Sau năm 2005, quy định khắt khe nói trên được sửa thành: "Chiếu thương mại ít nhất 7 ngày liền tại nước sở tại, trong khoảng thời gian từ 1/10 của năm trước đến 30/9 của năm tiếp theo". Và cũng từ Oscar 2006, Việt Nam chính thức nhận được thư mời tham dự tranh giải ở Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Năm 2006, Mùa len trâu, bộ phim hợp tác Việt - Bỉ - Pháp, đã được lựa chọn với "trích ngang" là hàng loạt giải thưởng tại các LHP quốc tế.
Năm đó, Mùa len trâu "trắng tay". Trong khi đó phim Tsotsi - đại diện điện ảnh Nam Phi trở thành Phim nước ngoài xuất sắc. Bộ phim kể về tay anh chị giết người không gớm tay bỗng nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống con người, khi anh ta buộc phải chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh do mình bắt cóc. Theo lý giải thì "tuy là phim nói tiếng nước ngoài, nhưng câu chuyện trong Tsotsi không khác chuyện xảy ra tại Mỹ là bao. Đây là tiếng nói của tình cảm và trái tim con người".
Nếu chiếu theo "chuẩn" này thì có vẻ câu chuyện của Mùa len trâu lại quá xa lạ! Sau đó, lần lượt các phim: Chuyện của Pao, Áo lụa Hà Đông, và Đừng đốt đã được Việt Nam gửi tham dự Oscar 2007, 2008 và 2010. "Mẫu số chung" của các phim là từng giành rất nhiều giải thưởng tại các LHP quốc tế và kể những câu chuyện Việt Nam. Nhưng những câu chuyện Việt này đều chưa đủ sức thuyết phục các nhà làm phim Mỹ để đến với bức tượng vàng Oscar.
Trong khi đó, Quy chế Tuyển chọn phim tham dự Oscar Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất được ban hành năm 2007 nêu rõ: "Phim tham dự tuyển chọn quốc gia phải được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thẩm định và cho phép phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước; Phim thể hiện tính nhân văn sâu sắc và có những tìm tòi, sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật thể hiện; Ưu tiên cho những bộ phim đậm đà bản sắc dân tộc...". Như vậy, với "cuộc chơi" Oscar, liệu "chuẩn" của ta đã phù hợp với "chuẩn" của Oscar dành cho hạng mục giải này?
Theo TT&VH
Singapore lập 'hat-trick' tại LHP quốc tế Việt Nam Không có được chiến thắng áp đảo như số lượng phim tham gia nhưng "chủ nhà" Việt Nam cũng không phải ngậm ngùi chịu cảnh trắng tay. Sau 5 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều sự kiện, Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất đã chính thức khép lại với lễ bế mạc diễn ra tại Trung tâm Hội...