‘Winner TI’ DOTA 2 Ana Phạm bình chọn hướng đi tương lai, bất ngờ có cả LMHT khiến cộng đồng tranh cãi kịch liệt
Không ít người tỏ ra bất ngờ khi thấy những lựa chọn cho tương lai của nhà vô địch TI – Ana Phạm có cả bộ môn “kình địch” của DOTA 2 – LMHT.
Liên Minh Huyền Thoại đang ngày càng trở thành 1 tựa game phổ biến hơn, dù rằng bộ môn Esports thuộc thể loại MOBA này đã tồn tại hơn 12 năm. Những giải đấu LMHT vẫn thu hút hàng triệu lượt xem toàn thế giới, những khu vực vừa và nhỏ cũng dần có những đội tuyển tham dự MSI và CKTG… Bấy nhiêu thôi cũng đủ để chứng tỏ sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ của tựa game thuộc NPH Riot.
Liên Minh Huyền Thoại – tựa game MOBA “quốc dân” của thế giới
Và trong số các game thủ của LMHT, cũng có không ít những người từ bên DOTA 2 – bộ môn MOBA được coi là “đại kình địch” của tựa game nhà Riot, chuyển sang trải nghiệm. Và ngược lại, cũng có những người chơi cả 2 tựa game này cùng lúc. Những cuộc tranh cãi giữa cộng đồng 2 bên cũng liên tục xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của 2 tựa game này. Thậm chí, 2 giải đấu The International và Chung kết thế giới cũng tổ chức rất sát nhau nhưng mỗi bên đều phải “né” bên kia để tránh bị ảnh hưởng.
CKTG và TI luôn là 2 giải đấu bị đem ra so sánh thường xuyên
Và trong số các game thủ, tuyển thủ DOTA 2 chuyên nghiệp, có lẽ cái tên Ana Phạm không còn quá xa lạ nữa. Anh là 1 trong những thành viên của đội tuyển DOTA 2 huyền thoại OG – tập thể đầu tiên và duy nhất cho đến tận thời điểm hiện tại bảo vệ được chức vô địch TI. Ngoài ra, Ana Phạm còn có phong cách rất độc đáo: mỗi khi vô địch xong, anh đều rời khỏi hẳn làng DOTA 2 chuyên nghiệp để đầu tư vào các hướng đi khác.
Ana Phạm – nhà vô địch TI 2 lần liên tiếp
Và mới đây, dù không vô địch TI 2021, nhưng Ana cũng đang tìm 1 hướng đi mới trong thời gian tới. Anh chàng đã tạo 1 cuộc bầu chọn trên trang cá nhân và bất ngờ hơn cả, chính là có sự góp mặt của LMHT trong số các lựa chọn của Ana.
Video đang HOT
Ana Phạm tạo bình chọn để fan vote cho hướng đi sắp tới của mình, có cả LMHT
Và chính điều này đã tạo nên sự tranh cãi không nhỏ trong bài đăng của Ana. Không ít người tin rằng Ana nếu chơi LMHT cũng sẽ trở thành một tuyển thủ vĩ đại như cách anh đã thực hiện với DOTA 2. Ngoài ra, kể cả các BLV danh tiếng của DOTA 2 cũng lên tiếng “cà khịa” tựa game của nhà Riot.
Đồng đội cũ của Ana là Ceb tỏ ra khá ngạc nhiên trong khi 1 fan đề nghị anh này chuyển sang LMHT, vô địch CKTG rồi tuyên bố DOTA 2 “xịn” hơn
BLV Capitalist của DOTA 2 thì mong Ana sẽ là tuyển thủ vĩ đại nhất của cả 2 tựa game
Có fan còn “cà khịa” rằng ăn 100 cục gà viên còn khó hơn chơi LMHT
Tuy nhiên, dù rằng Ana vẫn còn khá trẻ (anh sinh năm 1999) nhưng đối với LMHT, tựa game này có thể nói là có những điểm khác biệt so với DOTA 2 và có thể ảnh hưởng đến chính Ana. Ở DOTA 2, có 1 sự thật rằng các tướng đều có thể sử dụng được ở gần như tất cả meta. Dù rằng có những bản buff hoặc nerf, nhưng gần như không có vị tướng nào của DOTA 2 bị “vứt xó” vì không hợp meta. Nhưng ở LMHT thì có.
Ngoài ra, LMHT là tựa game rất ưa chuộng sự teamwork và tính kỷ luật, chiến thuật. 1 AD farm nhiều, farm vượt thời gian cũng chưa chắc có thể “gánh team”. Và đôi khi, chỉ một sai lầm nhỏ duy nhất trong suốt cả trận, cũng đủ biến 1 đội từ đang thắng trở thành kẻ thua cuộc.
Dĩ nhiên, nếu Ana Phạm thực sự muốn try hard, thì LMHT luôn rộng cửa. Chỉ có điều, anh sẽ rất khó khăn để có thể đạt được những vinh quang như đã từng đối với DOTA 2. Bởi lẽ, ngay trong LMHT, 1 tuyển thủ rank cực kỳ cao cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu anh này không phối hợp được với các đồng đội khi thi đấu.
Nền tảng di động là tương lai của ngành công nghiệp Esports
Những thông số đang chỉ ra một tương lai xán lạn cho Esports trên nền tảng di động, điều mà cách đây vài năm ít người nghĩ tới.
Khoảng 4 năm trước, khi nhắc đến Esports, người ta mường tượng ngay đến PC và console. Còn hiện tại khi tìm hiểu sâu hơn vào thị trường, có một nền tảng khác đang ngày vươn lên chiếm đa số thị phần bằng lượng doanh thu cực khủng. Đó là điện thoại di động.
Theo thống kê của Esports Insider, tại Đức, gần 20 triệu người sử dụng điện thoại thông minh để chơi game. Thị trường mobile game cứ thế mỗi năm nhận dòng tiền lên đến 1.8 triệu euro (gần 50 tỉ VNĐ) lợi nhuận, cao gấp rưỡi hệ Console. Tại châu Phi, 95% game thủ lựa chọn điện thoại di động thay vì PC.
Những thông số trên chỉ ra một tương lai đầy hứa hẹn cho mobile games. Nhiều người khẳng định rằng chỉ trong một thời gian ngắn nữa, những giải đấu lớn ngang tầm World Championship của LMHT và The International của Dota 2 sẽ diễn ra trên nền tảng di động.
Trên thực tế, dự đoán trên đã diễn ra rồi. Giải đấu vô địch thế giới bộ môn Mobile Legends: Bang Bang năm 2021 đã thu hút được hơn 3 triệu lượng người xem một thời điểm, chiếm 6 vị trí trong top 10 theo dữ liệu của Esports Chart. Nếu tính thêm các bộ môn bắn súng, Free Fire đã vượt mặt Liên Minh Huyền Thoại, 5,4 triệu lượt xem trực tiếp so với 4 triệu lượt xem trực tiếp.
Đây mới chỉ là thành công bước đầu cho Esports trên nền tảng di động.
Game (Esports) trên điện thoại vẫn đang phát triển vượt bậc
Trò chơi trên điện thoại từ trước đến nay thua kém PC và Consoles ở tiêu chí đồ họa, âm thanh. Tuy nhiên khoảng cách giữa các hệ máy với nhau đang dần được thu hẹp lại nhờ thành quả công nghệ tiên tiến.
Với một chiếc điện thoại thông minh bạn có thể chơi game ở bất kỳ đâu
Nhiều bộ môn Esports đã lột xác trong thời gian ngắn, như Free Fire và Free Fire MAX. Nhờ trải nghiệm của game thủ được nâng cao, thị phần của bộ môn này vẫn đang tăng mạnh ở khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ và Trung Đông, đem về nguồn lợi nhuận cực lớn cho nhà phát hành.
Một ví dụ khác có thể bổ trợ cho luận điểm trên là Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến. Trong năm vừa rồi, phiên bản trên điện thoại của "con cưng" Riot Games đã gây tiếng vang ở nhiều nước. Việc Riot chuyển hóa thành công một tựa game đình đám, nổi tiếng với đồ họa đẹp mắt cùng sự tinh vi trong lối chơi trên PC sang nền tảng điện thoại cho thấy trong tương lai, không gì là không thể.
Tiếp cận với điện thoại dễ hơn PC và Consoles
Giới trẻ ngày nay được tiếp xúc với điện thoại sớm hơn PC và Consoles. Theo Newzoo, nếu khoanh vùng khoảng 22.000 bạn thuộc thế hệ Gen Z để tiến hành khảo sát thì 81% trong số đó khẳng định rằng họ đã và đang chơi game. Thông số này càng ấn tượng nếu so sánh với thế hệ X hoặc Baby Boomers.
Còn theo thống kê của Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA), điện thoại thông minh là thiết bị phổ biến nhất được cộng đồng Esports sử dụng để chơi và theo dõi các nội dung liên quan đến thể thao điện tử.
Trong tương lai gần đồ họa của game trên điện thoại di động sẽ tiệm cận PC và Consoles
Thông số trên cho thấy những chủ nhân tương lai của thế giới ưa thích chơi game qua điện thoại. Và sự thật là sở hữu một chiếc điện thoại có thể "chiến" được game dễ hơn tậu cả một dàn PC hay Consoles, nhất là khi thị trường bay giờ điện thoại pin "trâu" giá rẻ nhiều vô kể.
Công nghệ đang hướng đến sự tiện nghi, nhanh chóng, giải trí trên điện thoại cũng vậy. Thay vì việc chỉ có thể ngồi lì một chỗ với PC và Consoles thì game thủ có thể chiến ở bất cứ đâu, miễn là có mạng.
Esports trên điện thoại "dễ" hơn PC và Consoles
"Dễ" ở đây là dễ phát triển chứ không phải độ khó giữa các game với nhau. Như đã trình bày ở trên, thị phần rộng lớn của trò chơi trên nền tảng điện thoại đem về doanh thu khổng lồ cho nhà phát hành, cao hơn hẳn so với PC và Consoles.
Theo Sensor Tower, top 10 trò chơi giúp NPH "hái" ra nhiều tiền nhất trong năm 2021 đều là các trò chơi trên điện thoại thông minh, bao gồm những bộ môn Esports cực hot như PUBG Mobiles, Vương Giả Vinh Diệu hay Free Fire.
Với số tiền ấy, các NPH sẽ thoải mái hơn khi quảng bá game bằng hệ thống giải đấu Esports chuyên nghiệp.
Như năm 2021 vừa qua, BTC giải đấu Free Fire World Series 2021 đã gây tiếng vang lớn bằng cách lựa chọn Marina Bay Sands đầy sang chảnh tại Singapore làm nơi thi đấu chính thức. Hay trong năm 2022 này, Liên Quân Mobile trình làng kỳ AWC đắt giá nhất lịch sử với tổng giải thưởng lên đến 230 tỷ VNĐ.
Để làm được những giải đấu "xịn" như trên, NPH cần sở hữu một tiềm lực tài chính dồi dào. Điều này càng khiến cho các bộ môn trên PC và Consoles thất thế hơn so với điện thoại di động trong tương lai.
Giải đấu game lớn nhất thế giới với tiền thưởng hơn 400 tỷ đồng chính thức có chủ Team Spirit đã vô địch TI10 - giải đấu lớn nhất của Dota 2 và nhận về con số tiền thưởng chưa từng có. The International (TI) chính là giải đấu Esports lớn nhất được tổ chức hằng năm của Dota 2 và quy tụ những đội tuyển mạnh nhất ở bộ môn này. Không chỉ vậy, TI còn được game thủ toàn...