Windows Phone đáng nhẽ đã tốt
Windows Phone chắc chắn không phải là một dự đoán sai lầm của Microsoft nếu như giới công nghệ có thể nhìn xa hơn về tương lai của smartphone.
Với smartphone bất kỳ, có một điều chắc chắn không đổi, đó là bạn sẽ phải mở một ứng dụng bất kỳ nào đó nếu muốn sử dụng. Và gần như tất cả ứng dụng đó đều xuất hiện dưới dạng lưới hình chữ nhật, bao gồm các biểu tượng. Người dùng truy cập xong ứng dụng, thoát ra và tiếp tục quay trở lại màn hình chủ ( homescreen). Đó là giao diện nhàm chán và thiếu sự đổi mới mà chúng ta đang thấy hàng ngày, ở khắp mọi nơi.
Windows Phone với giao diện Live Tiles là sự đột phá của Microsoft, nhưng chưa được người dùng đón nhận.
Nhưng khi các hãng công nghệ và người dùng vẫn đang loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn đó, một nhà sản xuất dám đi tiên phong và phá vỡ “sự bất ổn” đó trong giới công nghệ, đó là Microsoft với nền tảng hệ điều hành Windows Phone ra mắt vào năm 2010.
Windows Phone là một nhân tố khác biệt đến dị thường trong số các nền tảng di động hiện nay. Với hệ điều hành này, bạn có rất nhiều lựa chọn, rất nhiều cách thể hiện khác nhau đối với dữ liệu.
Hãy thử tưởng tượng, bạn muốn nhắn tin, bạn sẽ phải di chuyển vào danh sách liên lạc, tìm thông tin liên lạc, thậm chí kiểm tra email để xác định rõ người muốn gọi và quay trở lại để bắt đầu nhắn tin. Tuy nhiên với Windows Phone, mọi thứ hoàn toàn khác biệt khi các ứng dụng không hề tạo cảm giác bị cô lập.
Nhưng sai lầm của Microsoft đó là đánh cược quá sớm vào ý tưởng Windows Phone. Mọi người hầu như đã quá quen với lưới ứng dụng dày đặc trên màn hình thay vì Live Tiles với các ô ứng dụng mà theo họ là khó thao tác. Microsoft muốn đi tiên phong để thay đổi thói quen người dùng, nhưng đáng tiếc rằng, toàn bộ hệ sinh thái di động đã không tuân theo ý đồ mà Microsoft mong muốn.
Nếu có một sự đột phát nào trong hình thức ứng dụng, phải chăng chúng đến từ Android của Google hay iOS của Apple. Tất cả sự thừa nhận này dẫn tới một câu hỏi rất đơn giản. Chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra?
Hiện nay, “trợ lý giọng nói” đang trở thành tính năng được nhiều hãng quan tâm và cố gắng hướng nó đến người dùng. Apple có Siri đầy uy quyền, Google sở hữu công cụ Google Now đáng gờm không kém, và đó cũng là lý do khiến Microsoft cho ra đời Cortana vào hồi cuối năm 2015 nhằm xây dựng một thứ giao diện mới lạ hơn cho hệ điều hành.
Video đang HOT
Trợ lý giọng nói Cortana.
Việc sử dụng tới giọng nói nhiều hơn khiến cách tiếp cận thông tin theo từng ứng dụng truyền thống hiện nay dường như sắp trở thành dĩ vãng. Một giao diện giọng nói yêu cầu truy cập dữ liệu nhiều hơn thông thường, và điều này phần nào giúp cải thiện trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất.
Theo Forbes, các hệ điều hành di động trong tương lai sẽ cần học cách tạo ra kết nối dữ liệu giữa các ứng dụng. Sự kết nối tạo ra những trải nghiệm thiết bị một cách liền mạch nhất cho người dùng. Đó là cách Microsoft đang tập trung làm trên Windows Phone.
Và phải chăng Microsft cuối cùng đã dự đoán đúng về tương lai của smartphone. Đó là những thiết bị có thể tạo ra trải nghiệm liền mạch và chân thực nhất cho người dùng?
Ở khía cạnh nào đó, có lẽ Microsoft đã đúng!
Bảo Lâm
Theo VNE
'Microsoft không bỏ rơi Windows Phone'
Đó là những gì Satya Nadella, CEO của Microsoft chia sẻ trong bức thư gửi đối tác sản xuất phần cứng và nhà đầu tư.
Các tin tức không tốt về bộ phận điện thoại của Microsoft nhiều lên từng ngày. Trước thông tin về đợt "tinh giản" lớn với 1.850 nhân viên bị sa thải, "ông trùm phần mềm" ngay lập tức phải gửi một thông báo nội bộ tới các đối tác của công ty để làm dịu đi tình hình. Thứ 4 vừa qua, hãng đã chính thức công bố kế hoạch tái cơ cấu bộ phận smartphone, với chi phí lên tới 950 triệu USD.
Trong số gần 2000 người bị cắt giảm trong đợt tái cấu trúc nhân sự này có đến 1.350 nhân viên ở Phần Lan - nơi có tập đoàn điện thoại Nokia được Microsoft mua lại, số còn lại làm việc tại các khu vực khác. Satya Nadella - Giám đốc điều hành cùng Trưởng bộ phận Thiết bị Windows - Terry Myerson của Microsoft phải đích thân lên tiếng để xốc lại tinh thần cũng như trấn an các đối tác và nhân viên của công ty.
Dường như những nỗ lực trên vẫn chưa đủ, ngày hôm qua, đại diện hãng công nghệ của Mỹ tiếp tục gửi email tới các nhà đầu tư để đưa ra định hướng phát triển và kế hoạch kinh doanh điện thoại thông minh trong tương lai.
Danh sách các công ty hợp tác với "gã nhà giàu" công nghệ.
Trong thư, Microsoft nhấn mạnh về việc lựa chọn đối tượng khách hàng và nêu tầm quan trọng của việc tìm kiếm "những thị trường tiềm năng" phân phối và quảng bá các sản phẩm của hãng.
Thay vì đầu tư dàn trải bộ phận với ba phân khúc sản phẩm: điện thoại tầm trung, điện thoại cao cấp và các sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp. Hiện nay Microsoft tập trung hoàn toàn vào đối tượng là các công ty, doanh nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ sẽ tập trung vào các vấn đề về bảo mật, quản lý và Continuum - thiết bị cơ động giúp biến điện thoại thành máy tính cá nhân.
Các thị trường tiềm năng hiện nay của Microsoft bao gồm Mỹ, Australia, và các nước Tây Âu.
Trớ trêu thay, trong khi Apple cố gắng thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, thì Microsoft lại có dấu hiệu rút lui. Bằng chứng là việc giảm giá hàng loạt các thiết bị Lumia tầm trung tại đất nước này. Ông lớn vùng Redmond đang ấp ủ giấc mơ phát triển dòng smartphone cao cấp dành cho doanh nghiệp- Surface.
Ngoài ra, công ty vẫn hỗ trợ các OEM trong khu vực xây dựng các thiết bị Windows Phone. Bởi những nhà sản xuất này nắm rõ hơn ai hết thói quen của người dùng tại thị trường của từng quốc gia. Microsoft sẵn sàng hợp tác để mang tới người dùng những trải nghiệm độc đáo trong hệ sinh thái Windows.
Sự kiện ra mắt smartphone chạy Windows 10 tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, người dùng không còn mấy hứng thú với các sản phẩm chạy hệ điều hành này. Họ có xu hướng tìm đến một hệ điều hành mở, đa dạng và nhiều lựa chọn về thiết bị Android. Trước thực trạng này, hãng phần mềm lớn nhất thế giới vẫn tự tin khẳng định:
"Không có bất cứ rủi ro nào khi đầu tư cho Windows Phone. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và hỗ trợ các thiết bị Lumia cũng như smartphone sản xuất từ các đối tác khác như Acer, Alcatel, HP, Trinity hay VAIO; và không quên ra mắt các thiết bị mới. Microsoft chú trọng tới các vấn đề về bảo mật, quản lý đồng thời tăng hiệu năng của làm việc của Continuum."
Việc hoàn toàn phó mặc số phận của Windows Phone vào tay các nhà sản xuất phần cứng khiến Microsoft mất dần sự ủng hộ từ phía người dùng. Hậu quả là sự sụt giảm thị phần toàn cầu, báo hiệu tương lai sụp đổ của một hệ điều hành tiềm năng.
Phó chủ tịch Panos Panay giới thiệu Lumia 950 và Lumia 950 XL .
Câu hỏi muôn thủa của người dùng với hệ điều hành này là kho ứng dụng. Tham vọng của Microsoft vấp phải sự thiếu vắng trầm trọng các ứng dụng cần thiết. Nếu vấn đề này không được giải quyết thỏa đáng, các nhà sản xuất điện thoại sẽ sớm quay lưng lại với ông chủ Windows. Bởi một thiết bị an toàn, dễ quản lý sẽ trở nên vô nghĩa khi không thể sử dụng các dịch vụ cơ bản như PayPal , Facebook Live, Lyft, hay Snapchat.
Trần Tiến
Ảnh: Winbeta
Theo Zing
Windows Phone đang 'thoi thóp' Thị phần điện thoại chạy hệ điều hành của Microsoft giảm xuống dưới 1%, trong khi hãng không có ý định ra thiết bị Lumia mới. Doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn cầu tăng gần 4% trong quý I/2016, tuy nhiên thị phần Windows Phone đi ngược chiều hướng này. Theo ước tính của Gartner, Microsoft chỉ bán được khoảng...