Windows 10 ngày càng lộ rõ điểm yếu
Không phải hiệu suất hoạt động, hay các tính năng trên Windows 10, sự thiếu hụt ứng dụng trên nền tảng này mới thực sự là vấn đề đáng quan tâm của các nhà phát triển.
Tới bao giờ, Windows 10 mới được coi là hoàn thiện? – Ảnh: Reuters
Sau khoảng 5 tháng phát hành, Windows 10 của Microsoft đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi. Đầu tiên phải kể tới con số 200 triệu người dùng đã cài đặt và sử dụng Windows 10 trong thời gian vừa qua, chiếm khoảng gần 10% thị phần hệ điều hành dành cho các máy PC hiện tại.
Đáng chú ý, phần lớn người dùng đều tỏ ra hài lòng, và kỳ vọng vào nền tảng Windows 10. Bởi theo những tuyên bố của Microsoft, đây không chỉ đơn thuần là một hệ điều hành cho PC. Windows 10 sẽ là một nền tảng xuyên suốt trên nhiều thiết bị như smartphone, tablet, laptop, smartwatch…
Trong đó, yếu tố khiến hệ sinh thái này có thể liên kết nhiều dòng thiết bị thông minh lại với nhau chính là ứng dụng. Đây không phải là các ứng dụng đơn thuần, chạy riêng biệt, mà chúng có thể tương thích và chạy cùng lúc trên nhiều thiết bị, đồng bộ các tài khoản, cũng như dữ liệu của người dùng.
Windows 10 đang nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người dùng – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Sau đây là một ví dụ đơn giản, để thấy được tầm quan trọng của ứng dụng xuyên suốt trên Windows 10. Giả sử, bạn đang làm việc trên một chiếc máy tính, nhưng đột xuất lại có việc phải ra ngoài. Thông thường, chúng ta sẽ đóng ứng dụng, tắt máy tính, và hoàn thành phần việc khi trở về.
Nhưng với các ứng dụng xuyên suốt trên Windows 10, công việc có thể được hoàn thành trên các thiết bị khác như smartphone, tablet… mà không cần chờ tới khi về nhà. Nhìn chung, tính năng này sẽ giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, cũng như nâng cao hiệu quả làm việc.
Mà lợi ích sát sườn với người dùng, đó là không gian làm việc sẽ được mở rộng. Chúng ta có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời điểm nào, với bất kỳ thiết bị nào. Nói cách khác, chúng ta sẽ không còn bị giới hạn tại các văn phòng truyền thống, có thể đi muôn nơi để làm việc, miễn là đạt được sự hiệu quả.
Windows 10 vẫn đang thiếu hụt ứng dụng – Ảnh: Reuters
Thế nhưng, theo ghi nhận của rất nhiều chuyên gia, dường như kho ứng dụng của Windows 10 tính cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thiện. Nghĩa là sau 5 tháng triển khai, tính năng được xem là đáng giá nhất trong hệ sinh thái của Microsoft vẫn chưa thể hoạt động một cách bình thường.
Cần nhấn mạnh, tại sự kiện cách đây không lâu, gã khổng lồ công nghệ xứ Redmond đã từng nói rất nhiều về những công cụ, giúp chuyển đổi ứng dụng, từ iOS và Android sang Windows 10, nhằm làm phong phú thêm kho ứng dụng cho nền tảng này, giải quyết vấn đề thiếu hụt ứng dụng.
Nhưng sau đó, có vẻ như mọi nỗ lực của Microsoft đều tiêu tan, và trở về xuất phát điểm, với con số không tròn trĩnh. Còn theo các chuyên gia, đây chính là điểm yếu nhất của Windows 10. Vậy điều gì đang diễn ra? Đâu là nguyên nhân khiến Windows 10 thiếu hụt các ứng dụng tới vậy?
Liệu đó có phải lỗi của các lập trình viên? – Ảnh: Reuters
Thứ nhất, đó là vấn đề về doanh thu. Chúng ta đều biết rằng chẳng ai lập trình hoặc phát triển ứng dụng một cách miễn phí. Nếu như không thể đảm bảo doanh thu cho các lập trình viên, Windows 10 sẽ sớm đi vào lối tắt. Trên thực tế, doanh thu từ ứng dụng trên Windows 10 hiện nay là rất thấp.
Thứ hai, đó là vấn đề tìm kiếm. Nhiều lập trình viên phàn nàn, họ thậm chí còn chẳng thể tìm kiếm được ứng dụng của mình trên Windows 10. Và nếu ngay tới việc tải ứng dụng cũng không thể diễn ra, sẽ chẳng có người dùng nào tiếp cận được chúng. Vậy lấy đâu ra doanh thu cho lập trình viên?
Tất nhiên, về phía đại diện Microsoft, công ty này vẫn khẳng định họ đang nỗ lực khắc phục những vấn đề kể trên, đồng thời tìm cách xoa dịu giới lập trình viên. Thế nhưng, cho tới khi nào vấn đề về kho ứng dụng chưa được giải quyết, đó vẫn là nỗi lo dành cho hệ sinh thái Windows 10.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
Smart TV - mục tiêu tiếp theo của tin tặc
Các dòng TV thông minh - vốn thiếu những tính năng bảo mật so với smartphone và máy tính - có thể sẽ dễ bị kẻ xấu tấn công trong tương lai gần.
Trong khi đã có vô số vụ tấn công vào smartphone và máy tính, Smart TV chưa phải mục tiêu chính của hacker. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo, Smart TV chưa bị tấn công không có nghĩa là điều đó sẽ không xảy ra trong tương lai.
Không chỉ hiện diện trong các gia đình, Smart TV còn được sử dụng rộng rãi tại nhiều công ty, trong phòng họp, phòng trưng bày... Hãng nghiên cứu Research and Markets dự đoán TV thông minh sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm về doanh số là 20,37% trong giai đoạn 2014-2019.
Dòng sản phẩm này được trang bị cổng USB, chạy hệ điều hành và có khả năng kết nối mạng như trên smartphone. Nhưng khác với smartphone và các thiết bị thông minh khác, Smart TV không được trang bị các cơ chế xác thực như yêu cầu nhập mật khẩu, quét vân tay... trước khi truy cập.
Hacker có thể cài mã độc hoặc dùng webcam theo dõi mà người dùng TV không hay biết. Ảnh minh họa: HackersNews.
Chia sẻ với CSO Online, Craig Young, chuyên gia bảo mật của Tripwire, cho biết một số mẫu Smart TV không đưa ra thông báo nếu nó bị ai đó kiểm soát và gửi lệnh kết nối qua mạng. Có nghĩa, hacker có thể sử dụng Smart TV để khám phá những gì đang diễn ra trong phòng họp của một công ty. "Nếu một người ở trong phòng đang thuyết trình, hacker có thể đùa cợt, tạo ra những tình huống đáng xấu hổ mà chúng ta chưa ngờ tới", Young nhận định.
Trong khi đó, Candid Wueest, chuyên gia tại Symantec đã tìm cách kiểm soát một chiếc TV chạy hệ điều hành Android và cài đặt phần mềm tống tiền. Một số dòng TV không sử dụng SSL - công nghệ mã hóa giữa máy chủ và máy khách, giúp các thông tin như thẻ tín dụng, mật khẩu và các dữ liệu cá nhân khác được truyền đi một cách bảo mật. Ông cho rằng cài đặt mã độc lên TV có thể là một cách để hacker kiếm lời thời gian tới.
Hiện các Smart TV không có phần mềm diệt virus và cơ chế bảo mật còn lỏng lẻo. Các chuyên gia cho rằng, tạm thời người dùng nên phòng tránh bằng cách tắt TV hoặc che webcam khi không sử dụng.
Minh Minh
Theo VNE
LG muốn dùng webOS 3.0 để điều khiển các thiết bị trong nhà LG vừa xác nhận với nền tảng webOS 3.0, người dùng có thể sử dụng các dòng TV thông minh của LG để điều khiển được các thiết bị trong gia đình. webOS 3.0 là nền tảng sẽ được LG dùng trên TV thông minh của mình trong năm 2016 - Ảnh: LG Theo Pocket-lint, bản webOS 3.0 sẽ có thêm một tiện...