WikiLeaks tiết lộ vai trò bí mật của ông Obama trong bầu cử Pháp
Trang WikiLeaks khẳng định, kết quả kỳ bầu cử Tổng thống Pháp vừa diễn ra có sự “nhúng tay” của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Cáo buộc tình báo Mỹ từng “đánh cắp” các kế hoạch tranh cử
Hãng tin Sputnik ngày 7/5 cho hay, trang WikiLeaks tuyên bố, ông Obama có vai trò can thiệp trong kỳ bầu cử Tổng thống Pháp, ngầm ủng hộ cho ứng viên trung dung Emmanuel Macron và giúp nhân vật này giành chiến thắng.
WikiLeaks là website chuyên đăng tải các nội dung nặc danh và thông tin rò rỉ chưa được công bố ở các địa chỉ khác (Ảnh: Flickr).
WikiLeaks khẳng định ông Obama đã can thiệp vào bầu cử Pháp từ khi ông còn đương nhiệm (Ảnh: AFP).
Hơn nữa, WikiLeaks cũng khẳng định, khi còn đương nhiệm, ông Obama đã yêu cầu Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) “ăn cắp” kế hoạch tranh cử của các đảng có đại diện trong kỳ bầu cử.
“Ông Obama đã can thiệp vào bầu cử Pháp, đứng về phía ông Macron sau khi yêu cầu CIA đánh cắp kế hoạch của các bên”, nguyên văn WikiLeaks viết trên mạng xã hội Twitter.
Vào tháng 2/2017, WikiLeaks tiết lộ, tất cả các đảng chính trị lớn của Pháp từng là mục tiêu để CIA xâm nhập và khai thác tài liệu thông qua phương pháp tình báo con người (HUMINT) và tình báo tín hiệu (SIGINT). Công việc này được tiến hành vào 7 tháng trước khi diễn ra kỳ bầu cử Tổng thống Pháp năm 2012. Dữ liệu được WikiLeaks tiết lộ trong đợt rò rỉ mang tên “Vault-7″ nói về các hoạt động của hacker CIA.
“Những cái tên bị theo dõi đặc biệt gồm có đảng Xã hội Pháp (PS), đảng Mặt trận Quốc gia (FN) và đảng Liên minh Dân chủ Nhân quyền (UMP) cùng với Tổng thống đương nhiệm Francois Hollande, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, ứng viên Tổng thống Marine Le Pen và cựu ứng viên Martine Aubry và chính trị gia Dominique Strauss-Kahn”, thông cáo báo chí của WikiLeaks cho hay.
Video đang HOT
Đã từng có một chiến dịch tại Pháp kêu gọi ông Obama trở thành Tổng thống của nước này (Ảnh: Twitter).
Trước đó, nhóm quản lý chiến dịch của ông Macron cho hay, đã xảy ra một vụ tấn công mạng nhằm vào email của các đại diện ứng viên, đó là lý do vì sao có thông tin cáo buộc rằng dữ liệu bầu cử đã bị rò rỉ. Tổng thống Francois Hollande đã kêu gọi các bên bình tĩnh chờ đợi kết quả điều tra vụ việc này.
Chiến thắng cho Macron và cho cả châu Âu
Theo kết quả sơ bộ được Bộ Nội vụ Pháp công bố, tại cuộc tại cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng 2, tính đến 20 giờ cùng ngày (giờ địa phương), tức là 1 giờ sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, ông Macron đã giành chiến thắng vang dội với tỷ lệ 65,9% trước bà Le Pen (34,1%) và trở thành tổng thống thứ 8 của nền Cộng hòa thứ Năm của Pháp.
Ông Macron vừa giành chiến thắng vang dội trong kỳ bầu cử Tổng thống Pháp (Ảnh: Getty).
Theo đài BBC, cả Paris như nổ tung vì hàng trăm ngàn ủng hộ viên của ông Macron hò reo, nhảy múa ăn mừng.
Thủ tướng Anh Theresa May là một trong những lãnh đạo châu Âu đầu tiên nhanh chóng chúc mừng ông Macron. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo ở thủ đô các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) thở phào nhẹ nhõm vì Pháp không phải là quân cờ domino tiếp theo bị đổ sau cuộc bỏ phiếu Brexit của Anh và sau thắng lợi của ông Donald Trump kỳ bầu cử diễn ra vào cuối năm ngoái.
(Theo Người Đưa Tin)
Chân dung tân Tổng thống trẻ nhất lịch sử nước Pháp
Emmanuel Macron, 39 tuổi, là một người có quan điểm trung dung trong chính trị và cuộc hôn nhân đặc biệt.
Emmanuel Macron vừa đắc cử tổng thống Pháp ngày 7.5
Ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron, 39 tuổi, vừa đắc cử tổng thống Pháp sau cuộc bầu cử đầy kịch tính ngày 7.5, theo Telegraph.
Ông Macron là người dẫn đầu phong trào chính trị độc lập "En Marche" (tạm dịch là "Xung phong"), một cựu nhà đầu tư ngân hàng với chuyện tình "chị-em" gây xôn xao dư luận Pháp. Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về ngôi sao đang nổi của chính trị Pháp.
Hồ sơ của Emmanuel Macron Sinh ngày: 21 tháng 12 năm 1977 (39 tuổi) Gia đình: Vợ Brigitte Trogneux (64 tuổi) Đảng: En Marche! (Xung phong!). Vào tháng 8.2016, Macron từ bỏ vai trò trong chính phủ Pháp để thành lập đảng trung dung En Marche! và ứng cử Tổng thống Pháp với tư cách là một ứng viên độc lập Sự nghiệp chính trị 2012-2014 - Trưởng phòng Kinh tế và Tài chính 2012-2014 - Phó Tổng thư ký của Tổng thống 2014-2016 - Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật số 2017 - Ứng cử viên Tổng thống Pháp của đảng En Marche!
Giáo dục
Là con trai của 2 bác sĩ, ông Macron lớn lên tại thị trấn Amiens, miền nam nước Pháp, và theo học tại trường La Providence Jesuit ở quê nhà. Sau đó, ông chuyển đến Paris để học trung học tại trường Lycée Henri-IV nổi tiếng, tiếp theo là trường đại học Science Po - nơi giảng dạy về khoa học chính trị.
Tân Tổng thống Pháp cũng có bằng Thạc sĩ về Triết học và từng làm trợ lý cho nhà triết học nổi tiếng Paul Ricoeur.
Ngoài ra, Macron cũng là một nghệ sĩ dương cầm đoạt giải thưởng, Telegraph viết.
Giống Tổng thống Pháp Francois Hollande, ông Macron đã theo học tại l'ENA, ngôi trường nổi tiếng ở Pháp dành cho công chức và các nhà lãnh đạo chính trị tương lai. Đặc biệt, ông nằm trong top 15 học sinh xuất sắc nhất khi tốt nghiệp - những người sau này đều nắm giữ vai trò quan trọng trong chính trị Pháp.
Ông Macron từng theo học trường đại học Science Po - nơi giảng dạy về khoa học chính trị ở Paris
Chuyện tình "chị em"
Ông Macron kết hôn với bà Brigitte, 64 tuổi. Bà là người đã li dị chồng, thừa kế một nhà sản xuất sô cô la. Mối tình "chị em" của hai người trở thành chủ đề bán tán sôi nổi của công chúng Pháp.
Hai người gặp nhau khi ông Macron 15 tuổi và bà Brigitte Trogneux là cô giáo dạy tiếng Pháp và kịch của Macron. Thời điểm đó, bà Brigitte là một người mẹ đã lập gia đình với ba con.
Không ủng hộ mối tình trung học của con, bố mẹ Macron gửi ông đến Paris học nhưng điều này vẫn không ngăn cản hai người kết hôn vào năm 2007.
Câu nói nổi tiếng nhất của ông Macron là vào năm 17 tuổi, khi ông tuyên bố với bà Brigitte: "Cho dù cô có làm gì, tôi vẫn sẽ cưới cô".
Brigitte hiện đã có tới 7 đứa cháu từ cuộc hôn nhân đầu tiên. Bà đóng vai trò phụ tá của ông Macron, hỗ trợ và giúp ông soạn thảo các bài phát biểu.
Macron và vợ Brigitte 64 tuổi
Điều Macron ủng hộ
Ông Macron khẳng định ông không thuộc cánh tả hay cánh hữu, mà đứng về phía nước Pháp. Ông tự nhận mình nằm ở trung tâm của chính trị Pháp, cố gắng trung lập cả phe cánh hữu và cánh tả. Điều này khiến ông trở thành một ứng viên đặc biệt, khác hẳn với các ứng viên có quan điểm chính trị mạnh mẽ và đặc trưng của đảng của họ.
Trong cuốn sách có tên Cách mạng của Macron, xuất bản vào tháng 11 năm ngoái, ông tự gọi mình vừa thuộc cánh tả vừa "tự do".
Là một nhà cải cách kinh doanh chuyên nghiệp, trong các vấn đề xã hội như tự do tôn giáo, bình đẳng và nhập cư, Macron nghiêng hẳn về phía Cánh tả.
Theo Danviet
Macron chiến thắng trở thành Tổng thống Pháp trẻ nhất trong lịch sử Ngày 7.5, Bộ Nội vụ Pháp công bố kết quả kiểm 40 triệu phiếu trên tổng số 47 triệu cử tri đã đăng ký, theo đó chính thức xác nhận ứng cử viên Emmanuel Macron đã giành chiến thắng trong vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống với 64,16% số phiếu ủng hộ. Tổng thống Pháp đắc cử Macron. Ông Macron giành chiến...