WHO xác nhận Triều Tiên không có ca COVID-19 nào
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 11-5 cho biết đến nay Triều Tiên đã tiến hành xét nghiệm COVID-19 gần 26.000 người và không phát hiện ca dương tính nào.
Công nhân ở Bình Nhưỡng sản xuất khẩu trang – Ảnh: AFP
Báo cáo của WHO về COVID-19 công bố ngày 11-5 cho thấy có 751 người Triều Tiên đã được xét nghiệm COVID-19 từ ngày 23 tới 29-4, nâng tổng số công dân được xét nghiệm COVID-19 ở nước này tới nay lên 25.986, theo Hãng tin Yonhap.
Nước này không ghi nhận trường hợp nào trong số trên mắc COVID-19. Với 751 người vừa được xét nghiệm, có 139 người cho thấy các triệu chứng giống bệnh cúm hoặc các bệnh hô hấp khác.
Video đang HOT
Triều Tiên tuyên bố không có ca mắc COVID-19. Nước này đã thực hiện nhiều biện pháp khắt khe và nhanh chóng để chống dịch, chẳng hạn kiểm soát chặt biên giới từ đầu năm 2020.
Theo Hãng tin AP, giới chuyên gia bày tỏ hoài nghi về số ca nhiễm ở Triều Tiên. Trong khi đó, Triều Tiên mô tả những nỗ lực chống dịch COVID-19 của nước này là “vấn đề sống còn của quốc gia”.
Nước này đã ngừng cung cấp thông tin về số người được cách ly năm nay. Trước đây Triều Tiên cho biết đã cách ly hàng chục ngàn người có các triệu chứng.
Nước này dự kiến tiếp nhận khoảng 2 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 thông qua một chương trình phân phối vắc xin toàn cầu. Đến nay, số vắc xin này vẫn chưa được chuyển tới Triều Tiên.
WHO chỉ trích ngoại giao vaccine trong chống Covid-19
Tổng giám đốc WHO lên án "ngoại giao vaccine", chỉ trích các nước sử dụng vaccine để đạt lợi thế cạnh tranh thay vì hợp tác chấm dứt đại dịch.
"Ngoại giao vaccine không phải là hợp tác", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với phóng viên tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5.
Tuyên bố được đưa ra khi ông Tedros trả lời câu hỏi về cáo buộc các quốc gia như Trung Quốc, Nga tài trợ lượng lớn vaccine Covid-19 sản xuất trong nước cho các nước đang cấp thiết tiêm chủng, đổi lấy quyền tiếp cận thị trường và ảnh hưởng.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus họ báo tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5. Ảnh: Reuters .
Tedros chỉ trích động thái ông gọi là "thủ đoạn địa chính trị" vào thời điểm chỉ có "hợp tác minh bạch và trong sạch mới có thể giúp ích". "Chúng ta không thể đánh bại đại dịch này thông qua cạnh tranh. Nếu bạn cạnh tranh về tài nguyên hoặc lợi thế địa chính trị, virus sẽ có lợi thế", ông nói.
Đại dịch đã giết chết hơn 3,3 triệu người kể từ khi virus corona mới xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, phá hủy cuộc sống bình thường và tàn phá kinh tế toàn cầu. Theo ông Tedros, thế giới đang chứng kiến ca nhiễm mới chững lại, nhưng vẫn ở mức cao "không thể chấp nhận được".
Ông chỉ ra rằng thế giới ghi nhận hơn 5,4 triệu ca nhiễm mới và gần 90.000 ca tử vong chỉ trong tuần trước, với con số vẫn tăng vọt, đặc biệt ở Ấn Độ.
Chương trình tiêm chủng nhanh chóng cho phép một số quốc gia giàu có bắt đầu thực hiện các bước hướng tới bình thường, nhưng virus vẫn gia tăng ở nhiều quốc gia và mối lo ngại bất bình đẳng vaccine toàn cầu ngày càng tăng.
Tedros lưu ý "các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp chiếm 47% dân số thế giới, nhưng chỉ nhận được 17% lượng vaccine trên thế giới". "Giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu là một phần thiết yếu của giải pháp", ông cho hay.
Người đứng đầu WHO cũng nhấn mạnh rằng ngay cả các quốc gia có khả năng tiếp cận vaccine rộng rãi và dịch bệnh dường như đang giảm cũng cần phải cảnh giác.
"Chúng ta từng trải qua điều này. Trong năm qua, nhiều quốc gia trải qua xu hướng giảm ca nhiễm và tử vong nên nới lỏng các biện pháp xã hội và y tế công cộng quá nhanh, người dân đã mất cảnh giác và đánh mất những thắng lợi mà chúng ta khó khăn lắm mới giành được", ông nói.
Tổng thống Hàn Quốc lạc quan về tăng trưởng kinh tế Nhân kỷ niệm 4 năm nhậm chức, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 10/5 đã có bài diễn thuyết đặc biệt, trong đó hơn một nửa ông nói về việc vượt qua dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế. Tông thông Hàn Quôc Moon Jae-in phát biểu tại Seoul ngày 10/5/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN Theo ông, mặc dù đời sống người dân nước...