WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu: Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ, hiện đang lây lan nhanh sang 75 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bệnh có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, phát ban…
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 23.7 tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, mức cảnh báo cao nhất tổ chức này có thể đưa ra.
Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu nghĩa là gì?
Theo WHO, việc ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nghĩa là đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ này là một “sự kiện bất thường”, có thể lan sang nhiều quốc gia hơn và cần phản ứng phối hợp trên toàn cầu.
Tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu chủ yếu đóng vai trò như một lời kêu gọi để thu hút thêm các nguồn lực trên toàn cầu để giải quyết đợt dịch này.
Tại sao lại tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thời điểm này?
Dựa trên nhận xét của Tổng giám đốc WHO, có vẻ như sự lây lan ngày càng nhanh của bệnh đậu mùa khỉ và sự hiểu biết kém về căn bệnh này là lý do đưa đến quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp, theo ABC News.
Ủy ban khẩn cấp của WHO đã họp vào tháng trước nhưng quyết định không đưa ra tuyên bố. Vào thời điểm đó, có 3.040 trường hợp đậu mùa khỉ ở 47 quốc gia.
Ở thời điểm hiện tại, có 16.000 trường hợp ở 75 quốc gia và vùng lãnh thổ mắc bệnh và đã có 5 trường hợp tử vong trong giai đoạn can thiệp.
Có sự đồng thuận tại WHO về quyết định này không?
Không.
Lần đầu tiên trong lịch sử WHO, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đưa ra tuyên bố mà không có sự đồng thuận từ hội đồng chuyên gia của WHO.
Video đang HOT
Khi giải thích về quyết định này, ông Ghebreyesus cho biết lời khuyên từ Ủy ban khẩn cấp chỉ cấu thành một trong năm “yếu tố” mà ông được yêu cầu xem xét.
Bốn yếu tố còn lại là: một là thông tin được cung cấp bởi các quốc gia, hai là các tiêu chí để tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm theo Quy định Y tế Quốc tế (theo ông nói đã được đáp ứng); ba là các nguyên tắc khoa học, bằng chứng và thông tin liên quan khác”; và bốn là nguy cơ đối với sức khỏe con người.
Và yếu tố cuối cùng, ý kiến tư vấn của Ủy ban khẩn cấp trong trường hợp này, vẫn chưa đạt được sự đồng thuận.
Đã từng có mấy lần tuyên bố về tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Sáu lần:
2020 – Covid-192018-20 – Kivu Ebola2016 – Virus Zika2014 – Ebola2014 – Bại liệt2009 – Cúm lợn
Con đường lây truyền bệnh đậu mùa ở khỉ?
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học Queensland (Úc), Paul Griffin, chia sẻ: “Bệnh không lây lan như Covid-19 hoặc như các loại virus đường hô hấp, thông thường những người bị nhiễm trùng có các triệu chứng khá rõ ràng”, theo ABC News.
Ở châu Phi, nó chủ yếu lây lan sang người từ những động vật hoang dã bị nhiễm bệnh như động vật gặm nhấm. Tuy nhiên sự xuất hiện của nó ở châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy nó lây lan giữa những người không có liên quan đến động vật hoặc những chuyến du lịch gần đây đến châu Phi.
Rosamund Lewis, chuyên gia hàng đầu về bệnh đậu trên khỉ của WHO,cho biết 99% các trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ ngoài châu Phi là nam giới và trong số đó, 98% liên quan đến nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
Theo WHO, người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2 đến 4 tuần). Bạn có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm. Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn, bát đĩa bị nhiễm virsu do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.
Triệu chứng của đậu mùa khỉ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ. Virus đậu mùa khỉ là một loại có cùng họ với bệnh đậu mùa. Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ tương tự như các triệu chứng bệnh đậu mùa, nhưng nhẹ hơn… Bệnh đậu mùa khỉ không liên quan đến bệnh thủy đậu.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể bao gồm: Sốt, đau đầu, đau cơ và đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, kiệt sức. Bệnh thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể biểu hiện bằng các nốt ban chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy, theo WHO.
Bệnh đầu mùa khỉ đang có ở đâu
CDC Mỹ cho biết hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở 75 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ tháng 5, khi các nhà chức trách phát hiện hàng chục vụ dịch ở châu Âu, Bắc Mỹ và các nơi khác.
Trước đó, nó được phát hiện ở các vùng của Trung và Tây Phi trong nhiều thập kỷ. Cho đến nay, các ca tử vong do bệnh đậu mùa ở khỉ chỉ được báo cáo ở châu Phi, nơi biến thể virus nguy hiểm hơn đang lây lan, chủ yếu ở Nigeria và Congo.
Hình ảnh kính hiển vi về vi rút đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh REUTERS
Ở Việt Nam thì sao?
Hiện ở Việt Nam chưa có ghi nhận về ca mắc đậu mùa khỉ. Tuy nhiên ngày 24.7, sau khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp, Bộ Y tế cũng đã họp khẩn lên phương án ứng phó với dịch bệnh này. Tại cuộc họp, các chuyên gia nhận định Việt Nam chưa ghi nhận ca đậu mùa khỉ, tuy nhiên nguy cơ bệnh này xâm nhập vào nước ta là rất lớn.
Cục Y tế dự phòng đã đề nghị Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế thực hiện nghiêm, đầy đủ các hoạt động kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện và hàng hóa… tại khu vực biên giới.
Tình hình vắc xin như thế nào?
Hiện đã có một số loại vắc xin phòng bệnh đậu mùa cũng mang lại khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định trong phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. WHO cho biết vắc xin đậu mùa có hiệu quả khoảng 85% trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa ở khỉ.
Theo ABC News, các loại vắc xin riêng về đậu mùa khỉ đang khan hiếm. Tại Úc, có một loại vắc xin đậu mùa từ virus sống giảm độc lực được gọi là ACAM2000, có thể được sử dụng trước hoặc sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Tuy nhiên Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Úc về Tiêm chủng (ATAGI) cho biết ACAM2000 có liên quan đến “các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng” và không thích hợp cho những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
AFP ngày 16.7 dẫn lời Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky cảnh báo Mỹ hiện không có đủ vắc xin đậu mùa khỉ để đáp ứng nhu cầu, đồng thời dự báo khả năng lây nhiễm gia tăng. Vào tháng 5 khi dịch bùng phát ở Mỹ, nước này chỉ có 2.000 liều vắc xin Jynneos, vắc xin duy nhất được chứng nhận tại Mỹ ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Đến nay, 156.000 liều đã được tiêm trên cả nước, hơn 130.000 liều được bổ sung vào kho lưu trữ quốc gia và dự kiến tiêm từ ngày 18.7.
Người đàn ông Mỹ mắc COVID-19 và đậu mùa khỉ cùng lúc
Một người đàn ông sống tại California (Mỹ) là trường hợp đầu tiên được biết đến mắc COVID-19 và đậu mùa khỉ cùng lúc.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Shutterstock/TTXVN
Theo tờ Hindustan Times, anh Mitcho Thompson được cho là dương tính với virus SARS-CoV-2 vào cuối tháng 6. Chỉ vài ngày sau đó, anh phát hiện có những vết mụn đỏ mọc trên khắp lưng, cánh tay, cánh chân và cổ. Anh được các bác sĩ chẩn đoán mắc thêm bệnh đậu mùa khỉ.
"Các bác sĩ rất chắc chắn khi khẳng định tôi mắc đậu mùa khỉ và tôi mắc hai bệnh cùng lúc", Thompson trả lời kênh truyền hình NBC. Hai loại virus tấn công cùng một lúc khiến nam bệnh nhân cảm thấy như thể mình đang bị cúm rất nặng. Thompson cũng có các triệu chứng như sốt, khó thở, lạnh run người, đau cơ và các vết mưng mủ trên da.
Theo bác sĩ Dean Winslow - giáo sư chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Stanford, mặc dù rất hiếm song không phải không có trường hợp một người nhiễm cả hai loại virus cùng một lúc.
"Rõ ràng điều đó có thể xảy ra. Chỉ là cực kỳ không may mới mắc cả 2 bệnh. Đó là hai loại virus hoàn toàn khác biệt", bác sĩ Dean cho hay.
Ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố mức báo động cao nhất đối với đợt bùng phát đậu mùa khỉ lần này. Tổng Giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC) đối với bệnh đậu mùa khỉ. Ông Ghebreyesus cũng nhận định mối đe dọa của bệnh đậu mùa khỉ hiện ở mức độ vừa phải trên toàn cầu, ngoại trừ ở châu Âu là mức cao.
Tại Mỹ, các chuyên gia y tế dự báo số ca mắc đậu mùa khỉ sẽ tăng trong một vài tuần tới. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia ghi nhận trên 2.400 ca mắc đậu mùa khỉ, trong đó có 2 trường hợp mắc ở trẻ em.
Virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc gần và gây ra các triệu chứng giống cúm cùng các vết mụn bọc trên da. Các quan chức WHO cho hay họ đang điều tra khả năng xem liệu loại virus này có lây lan qua phương thức mới hay không.
Trong khi đó, Mỹ cũng đang vật lộn với xu hướng gia tăng các ca mắc COVID-19 được cho là do chủng BA.5 gây ra. Theo hãng tin Bloomberg, Mỹ đã ghi nhận hơn 170.000 ca mắc mơi vào ngày 19/7, tăng từ khoảng 27.000 ca trước đó trong ngày 1/4. Tỷ lệ ca nhập viện cũng đã tăng kể từ tháng 4, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trước đó.
Các chuyên gia chỉ ra BA.5 đặc biệt có khả năng né tránh tốt các biện pháp phòng ngừa hay hệ miễn dịch, vì vậy ngay cả một số người mắc COVID-19 chỉ vài tuần trước đó với một biến chủng khác cũng có thể tái nhiễm.
WHO bỏ phân loại quốc gia bệnh đặc hữu với đậu mùa khỉ Ngày 18/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã bỏ sự phân biệt giữa các nước coi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu và không phải bệnh đặc hữu trong dữ liệu của mình về bệnh, nhằm thống nhất phản ứng tốt hơn đối với loại virus này. Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện...