WHO: Tiêm phòng cúm năm nay cực kỳ cần thiết
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khi Covid-19 còn diễn biến khó lường, việc tiêm chủng ngừa cúm năm nay rất quan trọng.
Khuyến nghị được đưa ra trong buổi họp ngày 18/8. WHO cho rằng dịch cúm ở nam bán cầu – bao gồm Australia, New Zealand, Argentina, Chile, Nam Phi và Zimbabwe – ít cấp bách hơn. Tuy nhiên, cần đánh giá một cách thận trọng mùa dịch tại bắc bán cầu – bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu và phần lớn châu Á.
Maria Van Kerkhove, chuyên gia hàng đầu của WHO về Covid-19, cho biết Hệ thống Giám sát và Ứng phó toàn cầu đang được thiết lập tại các quốc gia đối với cả dịch cúm và Covid-19. Hệ thống thu thập các mẫu bệnh phẩm của người có triệu chứng hô hấp từ khắp nơi trên thế giới để xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên.
Trong hai tuần qua, cơ quan y tế thu được 300.000 mẫu xét nghiệm, trong đó chỉ 37 người dương tính với virus, “vì vậy có vẻ như tỷ lệ mắc cúm đang ở mức thấp”, theo Maria.
Bà cho rằng điều này xảy ra vì nhiều lý do.
Ở nam bán cầu, nơi đang trong mùa cúm, việc áp dụng các biện pháp y tế công cộng để chống Covid-19 có thể ngăn chặn cả dịch cúm. Maria nhận định: “Tôi nghĩ chúng ta nên thận trọng khi đưa ra đánh giá về những gì có thể xảy ra ở bắc bán cầu”.
Một phụ nữ thành phố Buenos Aires, Argentina được tiêm vaccine phòng cúm ngày 17/7. Ảnh: Reuters
Theo bà, trước hết, các hệ thống giám sát toàn cầu cần tiếp tục chú trọng đến cả hai căn bệnh. Người dân cần chủng ngừa cúm khi vaccine có sẵn. Bà cũng khuyến nghị giới chức các nước thực hiện xét nghiệm chủ động, bởi các triệu chứng do cúm và nCoV rất khó phân biệt.
Tiến sĩ Kerkhove phát biểu: “Mặc dù bệnh cảnh lâm sàng có thể phức tạp, cúm vẫn được chẩn đoán nhờ một số công cụ nhất định. Vì vậy, việc chủng ngừa ngay khi vaccine có sẵn là điều vô cùng cần thiết”.
Video đang HOT
Theo số liệu của WHO, ước tính có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm mỗi năm trên toàn cầu, trong đó có 3 đến 5 triệu ca nặng, 650.000 trường hợp tử vong.
Cúm là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo có tới 56 triệu ca nhiễm cúm, 740.000 ca nhập viện và 62.000 ca tử vong do cúm.
Vào tháng 6, tiến sĩ Robert Redfield – giám đốc CDC Mỹ cho rằng việc tiêm phòng cúm năm nay “sẽ cứu được nhiều mạng sống”.
Theo tiến sĩ Bruce Aylward, cố vấn cao cấp của WHO, đại dịch Covid-19 sẽ tấn công bắc bán cầu khi nhiều nơi sắp bước vào mùa cúm. Phần lớn nguồn lực dùng để điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV nặng đến từ nguồn lực sẵn có để đối phó với bệnh cúm.
“Điều đó giải thích tại sao việc gia tăng tỷ lệ tiêm phòng cúm trong năm nay lại rất quan trọng”, ông Aylward nói. “Vì chúng ta cần tận dụng tối đa nguồn lực để ứng phó với đại dịch Covid-19″.
Ngay cả trẻ em cũng nên chủng ngừa cúm. Học viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến nghị tất cả các trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm trong năm nay.
5 bài học lớn từ các đại dịch trong lịch sử
Những biện pháp hiện nay được các nước áp dụng để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 đã từng được người xưa dùng để sống chung với đại dịch, theo history.com.
Năm 1932, nhiều người Anh đeo loại khẩu trang khác ngày nay để ngừa dịch - HISTORY.COM
1. Cách ly
Điều luật về cách ly xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1377, tại cảng thành phố Ragusa (ngày nay là Dubrovnik, Croatia) trong đại dịch Cái chết Đen đã cướp đi mạng sống của 1/3 dân số châu Âu thời điểm đó.
Sau này việc cách ly trở nên phổ biến rộng rãi tại Mỹ vào thế kỷ 20, trước sự bùng phát của dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Tại San Francisco, các con tàu chở binh lính trở về sau Thế chiến thứ nhất đều được cách ly trước khi cập cảng. Thành phố San Francisco và St.Louis cũng cấm việc tụ tập đông người, đóng cửa các rạp hát và trường học.
2. Giãn cách xã hội
Các cửa sổ rượu xuất hiện trở lại khi đại dịch ập đến - CHỤP MÀN HÌNH NEW YORK POST
Trước dịch Covid-19, nước Ý đã trải qua một đại dịch khác vào thế kỷ 17. Lúc này những người giàu có ở vùng Tuscany (Ý) đã nghĩ ra một cách khôn khéo để bán những thùng rượu của họ mà không cần phải ra đường giữa cơn dịch: các "cửa sổ rượu."
Đây là những ô cửa sổ nhỏ cho phép các chủ rượu bán cho khách hàng, giống như các quầy cocktail mang đi rộ lên tại New York trong đại dịch gần đây. Các nhà buôn rượu thế kỷ 17 cũng đã sử dụng giấm như một loại sát khuẩn khi nhận tiền thanh toán. Có hơn 150 cửa sổ rượu tại thành phố Florence. Và 400 năm sau, đại dịch Covid-19 đã làm cho các nơi này mở cửa trở lại để bán rượu, cà phê và kem.
3. Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang là bắt buộc ở một số nơi trong dịch cúm - ALAMY
Trong dịch cúm năm 1918, khẩu trang trở thành phương tiện cần thiết để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Tại San Francisco, việc đeo khẩu trang là bắt buộc và nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền, ngồi tù, hay thậm chí tên họ được nêu trên các mặt báo với tên gọi "mask slackers" (tạm dịch: những người lười đeo khẩu trang).
Các tờ báo thời đó cũng hướng dẫn cách làm khẩu trang tại nhà, và người dân thỏa sức sáng tạo với các kiểu dáng khác nhau. Tờ Seattle Daily Times còn xuất bản bài báo với tựa đề "Mặt nạ phòng dịch đã định hình xu hướng thời trang mới," tháng 10 năm 1918.
4. Rửa tay
Việc rửa tay thường xuyên là điều nên làm hiện nay , nhưng lại khá mới lạ vào đầu thế kỷ 20. Để thúc đẩy việc rửa tay, người ta xây các nhà tắm ngay dưới tầng trệt để có thể dễ dàng vệ sinh cho gia đình, các người khách, hoặc nhân viên đến giao hàng.
5. "Trường học mở"
Một mô hình "trường học mở" đầu thế kỷ 20 - THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ
Hiện giờ nhiều nước đang đau đầu về việc có nên mở cửa lại trường học trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát, nhưng đây không phải lần đầu con người phải suy nghĩ về việc đó.
Đầu những năm 1900, Nước Đức đã đi tiên phong trong mô hình trường học không gian mở, tiếp cận với không khí trong lành. Mô hình sau đó được nhiều thành phố ở Mỹ áp dụng, góp phần làm giảm sự bùng phát của bệnh lao đã cướp đi sinh mạng của 450 người Mỹ mỗi ngày, trong số đó có nhiều trẻ em.
Nghiên cứu khoa học phát hiện lợi ích bất ngờ khi tiêm vắc-xin cúm đầy đủ: Có thể giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ tới 50% Cúm là một căn bệnh thường gặp ở mỗi người nhưng việc đi tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm chưa thực sự được mọi người quan tâm. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đưa ra chứng minh về tác dụng bất ngờ của việc tiêm phòng cúm có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ tới gần 50%. Bệnh tim...