WHO thiếu gần 17 tỷ USD chống Covid-19
WHO cho biết vẫn còn thiếu gần nửa quỹ dành cho vaccine Covid-19, điều trị, chẩn đoán và các thiết bị, tương đương 16,8 tỷ USD.
“Các quốc gia đang mở cửa xã hội phần lớn đã kiểm soát được nguồn cung thiết bị bảo hộ cá nhân, bộ xét nghiệm, oxy, đặc biệt là vaccine. Trong khi đó, những nước không đủ nguồn cung đang đối mặt những làn sóng nhập viện và tử vong”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu hôm 6/7 tại cuộc họp về chương trình Tăng tốc Tiếp cận Công cụ ứng phó Covid-19 (ACT-A) của WHO.
Tổng giám đốc WHO phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 21/1. Ảnh: Reuters .
ACT-A là cơ chế phối hợp quốc tế, nhằm phát triển, sản xuất, mua và phân phối công cụ chống Covid-19. Chương trình đã nhận được cam kết đóng góp 17,7 tỷ USD cho giai đoạn 2020-2021, nhưng cần nhận được phần còn lại trị giá 16,8 tỷ USD vào cuối năm nay. WHO cho biết khoảng 8,1 tỷ USD trong số đó là khẩn cấp.
Video đang HOT
Tình trạng thiếu hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo về khả năng chống dịch đang bị nới rộng, bao gồm việc tiếp cận vaccine không đồng đều. Giám đốc WHO cảnh báo Covid-19 vẫn ở “giai đoạn vô cùng nguy hiểm” trong hơn 18 tháng tới.
Chương trình Covax của WHO, nhằm đảm bảo các nước nghèo hơn có thể tiếp cận vaccine, đang lo ngại về tình trạng tranh giành. Tại những quốc gia được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm thu nhập cao, 84 liều vaccine Covid-19 đã được sử dụng trên 100 dân, trong khi con số này tại 29 nước thu nhập thấp nhất chỉ là một liều.
Hôm 6/7, Covax chạm mốc phân phối 100 triệu liều vaccine trên 135 lãnh thổ tham gia chương trình. Tuy nhiên, Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của tổ chức, cho biết đáng lẽ phải đạt con số 300-400 triệu liều vào giai đoạn này.
Chương trình dự kiến nhận được số lượng lớn vaccine từ cuối tháng 9 đến tháng 1/2022, khi có thêm nhiều loại vaccine tham gia vào cơ chế mà tới nay gần như phụ thuộc hoàn toàn vào AstraZeneca. Chủ tịch hãng dược phẩm Mỹ Pfizer Albert Bourla cho biết công ty đặt mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine Covid-19 cho các nước thu nhập thấp và trung bình trong 18 tháng tới.
“Chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”, ông nói.
Delta lan tới 98 nước, WHO cảnh báo vắc xin "hụt hơi" trước biến chủng mới
Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhận định rằng chương trình tiêm chủng đang chậm hơn rất nhiều so với tốc độ lây lan của Delta, biến chủng dễ lây nhiễm nhất thế giới và đã lan tới 98 nước.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Getty).
Guardian ngày 3/7 dẫn nhận định của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, các nước giàu đang chia sẻ vắc xin một cách quá chậm chạp với các nước thu nhập thấp để ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Delta nguy hiểm. Ông Tedros cảnh báo tiến độ chậm chạp này đang làm đe dọa tới tính mạng của hàng triệu người.
Ông Tedros nhận định rằng, việc chia sẻ vắc xin hiện "nhỏ giọt và hụt hơi trước các biến chủng" trong bối cảnh Delta hiện đã xuất hiện tại ít nhất 98 nước. Delta, chủng lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ, được WHO xem là biến chủng dễ lây lan nhất thế giới hiện tại. Nó đã gây ra làn sóng lây nhiễm bùng nổ ở Ấn Độ hồi tháng 4 và tháng 5.
Cảnh báo của ông Tedros được đưa ra sau khi giáo Đại học Oxford (Anh) Dame Sarah Gilbert cảnh báo rằng, thế giới vẫn chưa thoát khỏi đại dịch. Bà Gilbert kêu gọi chính phủ Anh thận trọng với kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em và "cần phải cân bằng giữa đề xuất tiêm chủng cho trẻ em ở các nước thu nhập cao với việc tiêm chủng phần còn lại của thế giới vì chúng ta cần chặn đà lây toàn cầu của dịch bệnh".
Chuyên gia này lo ngại việc virus tiếp tục bị lây lan bùng nổ sẽ gây ra sự xuất hiện của biến chủng mới và khiến việc chống dịch trở nên khó lường hơn.
Ông Tedros kêu gọi các lãnh đạo thế giới cần đảm bảo ít nhất 10% dân số tại toàn bộ các quốc gia nên được tiêm chủng trước khi tháng 9 kết thúc, để những người dễ bị tổn thương và nhân viên y tế được bảo vệ. Ông cảnh báo Delta không ngừng đột biến và vẫn đang lây lan ở cả quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao và tiêm chủng thấp.
Các chuyên gia cũng nhận định rằng Delta đang dần thay thế mọi loại biến chủng khác. Ví dụ, biến chủng này có thể chỉ mất 8 tuần để chiếm áp đảo so với biến chủng Alpha ở Anh và đang dần thay thế Beta ở Nam Phi.
WTO, WIPO, WHO công bố nền tảng chung giúp thu hẹp khoảng cách về tiếp cận vaccine Ngày 24/6, những người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thông báo về một nền tảng chung nhằm giúp các nước thu hẹp khoảng cách trong việc tiếp cận vaccine, phương pháp điều trị và công nghệ liên quan tới bệnh COVID-19....