WHO: Tây Thái Bình Dương khó đạt mục tiêu giảm số ca tử vong sớm liên quan lối sống
Ngày 17/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương khó có thể đạt được mục tiêu của Liên hợp quốc (LHQ) về việc giảm số ca tử vong sớm do các bệnh liên quan lối sống, trong đó có ung thư và tiểu đường, do lượng tiêu thụ rượu và thuốc lá giảm chậm.
Các bệnh mãn tính về lối sống, như đau tim, đột quỵ, hen suyễn và bệnh phổi, được cho là nguyên nhân gây ra hơn 80% số ca tử vong trong số 1,9 tỷ người ở Tây Thái Bình Dương. Mục tiêu của LHQ là giảm ⅓ (khoảng 33%) số ca tử vong sớm vào năm 2030. Cho đến nay, mức giảm ghi nhận tại đây là hơn 25%.
Phát biểu họp báo ở thủ đô Manila của Philippines, quan chức cấp cao của WHO tại Tây Thái Bình Dương, ông Kidong Park cho biết WHO dự đoán khu vực này “không thể đáp ứng được” mục tiêu trên của LHQ vào thời hạn năm 2030. Ông nêu rõ thêm rằng việc tiêu thụ rượu và thuốc lá là hai trong nhiều yếu tố rào cản khiến việc kiểm soát các bệnh liên quan đến lối sống trở nên khó khăn. Tốc độ giảm không đạt được mục tiêu giảm 40% lượng tiêu thụ rượu và thuốc lá bình quân đầu người trong một năm. Do đó, quan chức này nhấn mạnh rằng cần giảm mạnh lượng tiêu thụ rượu và thuốc lá.
Video đang HOT
Quan chức WHO cũng cho biết thêm rằng các quốc gia như Micronesia, Papua New Guinea, Philippines và Quần đảo Solomon thậm chí còn chứng kiến số ca tử vong sớm do các bệnh liên quan đến lối sống gia tăng trong giai đoạn 2000 – 2019, trái ngược với xu hướng giảm chung trên toàn khu vực.
Theo WHO, hiện chỉ có Australia, New Zealand và Vanuatu áp thuế tối thiểu 75% giá bán lẻ đối với các sản phẩm rượu và thuốc lá. Quan chức cấp cao của WHO, ông Hiromasa Okayasu đã trích dẫn “quy định lỏng lẻo” của một số quốc gia thành viên khu vực Tây Thái Bình Dương về thuốc lá điện tử, do đó kêu gọi các quốc gia siết chặt quy định liên quan vấn đề này.
Giảm tử vong sớm do các bệnh liên quan đến lối sống là một trong số các nội dung thuộc Mục tiêu số 3 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ vào năm 2030.
WHO: Dịch bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở 15 quốc gia châu Phi
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổng cộng đã có 15 quốc gia ở khu vực châu Phi bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) trong năm 2024.
Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ chờ được khám chữa bệnh tại trung tâm y tế ở tỉnh Nam Kivu, CHDC Congo. Ảnh: THX/TTXVN
Tổ chức này cũng cảnh báo thêm rằng việc chẩn đoán chậm trễ, khó khăn trong tiếp cận điều trị và sự xuất hiện của nhiều chủng virus khác nhau đang làm tình hình trở nên phức tạp hơn.
Theo báo cáo mới nhất của WHO về dịch bệnh mpox ở châu Phi, 15 quốc gia ở châu lục này đang có sự lây truyền mpox, được định nghĩa là có các trường hợp mắc bệnh được báo cáo trong 6 tuần qua, với Ghana là đất nước mới nhất bị ảnh hưởng của đợt bùng phát này khi xác nhận trường hợp mắc bệnh đầu tiên vào đầu tháng 10.
Tính từ đầu năm đến ngày 29/9, khu vực châu Phi đã ghi nhận 37.325 trường hợp nghi ngờ, bao gồm 996 trường hợp tử vong và 6.602 trường hợp được xác nhận, với phần lớn các trường hợp được xác định là ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Theo WHO, CHDC Congo, nơi đã báo cáo 30.766 trường hợp nghi ngờ, đang phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao hơn mức trung bình do chẩn đoán chậm trễ và tiếp cận điều trị kém ở một số vùng y tế. Do năng lực chẩn đoán hạn chế, chỉ có 39% các trường hợp nghi ngờ ở quốc gia này được xét nghiệm và tỷ lệ dương tính trong số đó là khoảng 55%.
WHO cho biết thêm khu vực này còn đang phải vật lộn với nhiều chủng virus khác nhau, làm phức tạp thêm các nỗ lực ứng phó.
Nhánh Ia của virus đậu mùa khỉ đang lưu hành ở Cộng hòa Trung Phi, trong khi nhánh Ib hiện diện ở Uganda, Rwanda và Burundi, và nhánh IIb được báo cáo ở Nigeria và Nam Phi, điều này làm tăng thêm sự phức tạp trong việc quản lý đợt bùng phát ở các quốc gia bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại trung tâm y tế ở ngoại ô Bukavu, tỉnh Nam Kivu, CHDC Congo. Ảnh: THX/TTXVN
WHO nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết hiện nay là phải tăng cường năng lực phòng xét nghiệm, củng cố hệ thống giám sát và cải thiện phối hợp xuyên biên giới. Tổ chức này kêu gọi các quốc gia châu Phi tập trung vào phát hiện sớm, triển khai các chiến dịch tiêm chủng có mục tiêu và tăng cường các biện pháp can thiệp y tế công cộng, đặc biệt là ở những khu vực có số ca bệnh gia tăng.
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất này của WHO không nêu tên Zambia, quốc gia đã công bố vào ngày 10/10 rằng họ đã phát hiện trường hợp mắc bệnh mpox đầu tiên là một công dân Tanzania đang có mặt ở thị trấn Chitambo thuộc tỉnh Central.
WHO cấp phép xét nghiệm chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp Ngày 3/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lần đầu tiên đưa xét nghiệm chẩn đoán ngoại vi (IVD) bệnh đậu mùa khỉ vào quy trình Danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). Đây được coi là bước đi quan trọng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu. Nhân viên y tế...