Giáo hoàng Francis kêu gọi tăng cường đoàn kết giữa các tôn giáo
Phát biểu tại Indonesia – chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Giáo hoàng Francis ngày 4/9 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường mối quan hệ liên tôn giáo để chống lại chủ nghĩa cực đoan và không khoan dung.
Giáo hoàng Francis. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp Tổng thống Joko Widodo, Giáo hoàng Francis khẳng định: “Đối thoại liên tôn giáo là điều không thể thiếu để đối mặt với những thách thức chung, bao gồm việc chống lại chủ nghĩa cực đoan và sự không khoan dung. Giáo hội mong muốn tăng cường đối thoại liên tôn giáo để thúc đẩy sự hòa hợp và hiệu quả nhằm bảo đảm hòa bình”.
Theo lịch trình, Giáo hoàng Francis sẽ lưu lại Indonesia trong 3 ngày, trước khi đến Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore trong chuyến thăm kéo dài 12 ngày.
Trong ngày làm việc đầu tiên tại Indonesia, Giáo hoàng Francis đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo, quan chức chính trị và tôn giáo của nước chủ nhà. Chuyến thăm này được coi là cơ hội để Giáo hoàng động viên cộng đồng Công giáo – vốn chỉ chiếm khoảng 3% dân số tại Indonesia, thúc đẩy quan hệ liên tôn giáo, hòa bình và hòa hợp tại quốc gia có cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất thế giới.
Indonesia chuẩn bị cho đại sứ quán các nước chuyển đến thủ đô mới
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Cơ quan quản lý Thủ đô Nusantara (OIKN) tại Đông Kalimantan của Indonesia đang chuẩn bị đất dành cho các Đại sứ quán của các nước.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (giữa, trái) chủ trì cuộc họp nội các đầu tiên tại thủ đô mới Nusantara ngày 12/8/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Chuyên gia phân tích chính sách của OIKN, Jacky Habibie, cho biết chính phủ đang trong quá trình chuẩn bị cho việc chuyển các Đại sứ quán đến thủ đô mới. Mặt bằng đất đai đã được chuẩn bị và chính phủ đang chờ thông báo của những Đại sứ quán quan tâm đến việc chuyển đến địa điểm mới.
Theo ông Jacky Habibie, OIKN cũng sẵn sàng hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị, tôn giáo, xã hội, kinh tế và các tổ chức khác mong muốn chuyển đến Nusantara.
Trước đó, Phó Tổng thống Indoensia Ma'ruf Amin khẳng định Nusantara sẽ là một trong những thủ đô tốt nhất trên thế giới, với điểm nhấn là cung điện Garuda tráng lệ với thiết kế độc đáo. Theo ông Amin, sự phát triển của thủ đô mới cũng chính là tương lai của thế hệ trẻ, là biểu tượng cho quyết tâm đa dạng hóa của quốc gia này.
Trong khi đó, đại diện của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại Indonesia và Timor Leste, Marco Kamiya, cho biết thủ đô Nusantara có tiềm năng trở thành thành phố vườn rừng tích hợp đầu tiên trên thế giới. Ông cho rằng mặc dù các thành phố như Singapore và Amsterdam đã kết hợp công viên xen kẽ các tòa nhà, nhưng chưa có thành phố nào thành công trong việc tích hợp cả một khu rừng vào môi trường đô thị như Thủ đô Nusantara. Đây là cơ hội để Indonesia thiết lập các tiêu chuẩn mới cho sự phát triển trong tương lai.
Ngày 17/8 tới, Thủ đô mới của Indonesia sẽ tổ chức buổi lễ lớn kỷ niệm 79 năm Ngày Độc lập của đất nước. Tổng thống Joko Widodo sẽ chủ trì sự kiện này, trong khi một buổi lễ tương tự, do Phó Tổng thống Ma'ruf Amin chủ trì, sẽ diễn ra cùng ngày tại Jakarta.
Đỗ Quyên (TTXVN)
Chủ định của Giáo hoàng Francis khi thăm Mông Cổ Nhìn bề ngoài thì chuyến thăm Mông Cổ của Giáo hoàng Francis gây bất ngờ, bởi điểm đến chỉ có hơn 2,3 triệu dân cùng cộng đồng Công giáo rất non trẻ khi chỉ có hơn 1.500 tín đồ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực chất quan điểm chính sách của Giáo hoàng Francis kể từ khi nhậm chức thì có thể dễ...