WHO: Rắn độc lấy đi 200 mạng người mỗi ngày

Theo dõi VGT trên

Mỗi ngày trên khắp thế giới, khoảng 200 người bị rắn độc cắn c.hết. Do vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang phát động một chiến dịch phòng và chữa trị rắn cắn nhằm ngăn chặn những cái c.hết không đáng phải có.

WHO: Rắn độc lấy đi 200 mạng người mỗi ngày - Hình 1

Ảnh minh họa

Gần 140.000 người c.hết vì rắn mỗi năm

Theo CNN, khi anh Pinyo Pookpinyo, một lính cứu hỏa ở Thái Lan bị rắn hổ mang chúa cắn vào đầu ngón tay cái, anh đến ngay bệnh viện ở Bangkok trong vòng 15 phút. Ở đó, anh ta được tiêm một loại huyết thanh ngăn chặn nọc độc, vốn có thể tấn công hệ thống thần kinh và gây t.ử v.ong. “Lúc đầu bác sĩ không tin tôi bị rắn hổ mang chúa cắn. Tôi phải giải thích rằng tôi là một chuyên gia về rắn, giảng dạy cách phân loại cho đội cứu hộ mới khiến bác sĩ tin. Độc rắn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi khoảng 2 tháng. Tôi phải quay lại bệnh viện thêm 2 lần nữa để loại bỏ hoàn toàn các mô c.hết từ ngón tay cái. Dù sao tôi cũng cảm thấy mình rất may mắn khi bị rắn hổ mang cắn mà không c.hết”.

Tuy nhiên, hầu hết những người bị rắn cắn không sống gần bệnh viện, họ cũng không có kiến thức chuyên môn về rắn như anh Pinyo Pookpinyo. Đối với họ, chỉ cần bước chân không đúng chỗ, đúng lúc có thể gây t.ử v.ong ngay lập tức.

Theo WHO, mỗi năm có từ 81.000 đến 138.000 người trên thế giới t.hiệt m.ạng vì bị rắn độc cắn, đưa số người c.hết vì nguyên nhân này vượt qua con số t.ử v.ong toàn cầu từ những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh dại hay sốt xuất huyết. Đây được xem là một trong những nguyên nhân mang đến c.hết chóc lớn nhất đối với loài người nhưng chưa được nhắc tới nhiều, cũng như chưa được đ.ánh giá một cách đầy đủ.

WHO cũng cho biết, ngoài việc hại c.hết khoảng 200 người mỗi ngày trên khắp thế giới, những vết cắn từ rắn độc, mỗi năm còn để lại những thương tổn nặng nề cho khoảng 400.000 người từ bại liệt, cắt bỏ chi đến sang chấn tâm lý lâu dài.

Video đang HOT

Theo thống kê, châu Á và châu Phi là hai khu vực có số người t.ử v.ong vì bị rắn độc cắn nhiều nhất với con số lần lượt là 57.000-100.000 người và 20.000-32.000 người, tiếp theo là Mỹ Latinh -Caribe (3.400-5.000 người), châu Đại Dương (200-500 người) và cuối cùng là châu Âu (30-130 người). Lý giải cho số t.ử v.ong cao tại châu Á và châu Phi, WHO cho rằng ngoài khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho nhiều loài rắn độc sinh trưởng.

Trong khi đó, theo Quỹ Wellcome Trust của Anh, rắn cắn gây ra nhiều cái c.hết và tàn tật hơn bất kỳ bệnh nhiệt đới bị bỏ quên nào khác. “Khi bị rắn cắn, nhất thiết phải được sơ cứu kịp thời và đúng cách, chỉ có vậy mới có cơ hội sống sót cao. Hiện nay số lượng nạn nhân bị rắn độc cắn có dấu hiệu gia tăng, cần phải làm gì đó để không ai phải c.hết oan uổng”, Giáo sư Mike Turner, Giám đốc của Quỹ Wellcome Trust chia sẻ.

Phương pháp cũ không còn hiệu quả và thiếu hụt

Hiện tại mới chỉ có phương pháp chữa trị kể từ thế kỷ 19: Chiết nọc độc từ một con rắn, sau đó đem một lượng độc vừa phải đưa vào ngựa hoặc một số động vật khác nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch. M.áu của động vật sau đó được rút ra và tinh chế thành kháng thể chống lại nọc độc.

Theo ông Phil Price, chuyên gia về rắn tại Wellcome Trust cho hay, “Phương pháp này chưa chắc đã an toàn và không có rủi ro. Tỷ lệ phản ứng bất lợi tương đối cao, nhẹ như phát ban và ngứa, hoặc nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ. Hơn nữa, phương pháo này không được các công ty dược phẩm ưa chuộng vì không mang lại nhiều lợi nhuận. Điển hình vào năm 2010, công ty Sanofi Pasteur đã ngừng sản xuất thuốc chống nọc độc FAV-Afrique, có hiệu quả đối với một số loài rắn châu Phi”. Do vậy, các nhà khoa học cho hay, cần phải có thêm phương pháp chữa trị mới nhằm tạo ra chất chống nọc độc an toàn hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn.

Trong khi đó, Quỹ Wellcome Trust thông tin, thế giới có ít hơn một nửa lượng nọc độc cần thiết để điều chế huyết thanh. Số chất chống nọc độc có sẵn ở một số nơi thường không hiệu quả vì không phù hợp với các loài địa phương. Thuốc chống nọc độc hiện tại chỉ được phát triển cho khoảng 60% số rắn độc trên thế giới. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn do tình trạng thiếu huyết thanh nọc rắn trên toàn cầu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn thuộc châu Phi hạ Sahara và châu Á, nơi các cơ sở chăm sóc sức khỏe phù hợp rất ít.

Ngay cả khi có sẵn, loại thuốc này cũng rất tốn kém, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng khó khăn. Trung bình, một lọ thuốc chống nọc độc có giá 160 USD, và một phác đồ điều trị đến khi hết nọc độc cần nhiều lọ thuốc. Một nghiên cứu từ năm 2013 ở Ấn Độ cho thấy, hơn 40% nạn nhân phải vay t.iền hoặc bán đồ đạc để trả t.iền điều trị.

Trước thực trạng này, WHO mới đây đã đưa ra một chiến lược nhằm đối phó với các vấn đề sức khỏe liên quan đến rắn. Nhiều người nói rằng, đây là cuộc khủng hoảng sức khỏe tiềm ẩn lớn nhất thế giới. Chiến lược nhằm mục đích giảm một nửa trường hợp t.ử v.ong và tàn tật từ rắn cắn vào năm 2030 bằng cách đầu tư 136 triệu USD vào việc giáo dục cộng đồng, thực hiện các phương pháp điều trị hiệu quả hơn và cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Để khắc phục thực trạng này, Quỹ Wellcome Trust cũng cam kết đầu tư 101,3 triệu USD trong 7 năm tới, nhằm tìm ra phương thức chữa trị rắn cắn hiện đại và hiệu quả hơn. Theo đó, các nhà khoa học thuộc Quỹ Wellcome Trust đang có kế hoạch phát triển một loại thuốc chống nọc độc phổ quát. Loại thuốc này được xem xét giải pháp thay thế an toàn hơn.

Ngoài việc tìm ra loại thuốc chống nọc độc tốt hơn, WHO cũng có kế hoạch tập trung vào việc tăng cường các hệ thống chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa và giáo dục, đảm bảo mọi người có thể nhận ra những con rắn độc trong cộng đồng của họ và thực hiện những thay đổi đơn giản trong hành vi, chẳng hạn như quan sát kỹ trước khi mang giày.

Hoài Thu

Theo baophapluat

Bị rắn độc cắn, chồng cắn lại vợ để được c.hết cùng nhau

Câu chuyện xảy ra ở phía Bắc Ấn Độ, có tình tiết gần như chuyện tình kinh điển Romeo và Juliet.

Thế nhưng cốt truyện có thay đổi vào phút chót, nàng Juliet phiên bản Ấn Độ vẫn còn sống.

Theo trang Gulf News đưa tin, mới đây, anh Shankar Rai, sống ở miền Bắc Ấn Độ, đã bị một con rắn độc cắn khi đang ngủ tại nhà.

Bị rắn độc cắn, chồng cắn lại vợ để được c.hết cùng nhau - Hình 1

Ảnh minh họa.

Sáng hôm sau, cảm thấy bản thân sẽ không qua khỏi, Shankar nói chuyện với vợ mình, cho biết điều ước cuối cùng của anh là hai vợ chồng được c.hết cùng giờ, cùng ngày với nhau.

Khi người vợ đồng ý, anh Shankar đã cắn vào cổ tay người vợ. Không lâu sau, cả hai vợ chồng đều bất tỉnh nhân sự.

Cả hai được phát hiện ngay sau đó và nhanh chóng được đưa đến bệnh viện. Đáng tiếc, khi được đưa tới bệnh viện, anh Shankar đã c.hết, còn người vợ vẫn còn sống và được cứu khỏi.

Khi hồi phục một phần, người vợ cho biết, trước khi cắn vào cổ tay vợ, anh Shankar đã tâm sự rất nhiều, nói rằng vì quá yêu vợ, không muốn âm dương chia lìa, anh muốn hai vợ chồng cùng c.hết. Cảm động trước tình cảm của chồng, cô cho phép chồng cắn mình.

Hiện tại, cô cảm thấy rất đau khổ vì mình vẫn còn sống nhưng chồng lại không còn nữa.

Theo hồ sơ sức khỏe quốc gia năm 2018 của Ấn Độ, vào năm 2017 đã có hơn 1000 trường hợp t.ử v.ong do bị rắn cắn.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thời điểm tối kỵ ăn chuối
19:19:55 03/07/2024
Loại rau dai giòn, quen thuộc với người Việt, giúp giảm cholesterol, điều hòa đường huyết
19:46:35 04/07/2024
Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể
19:31:10 03/07/2024
Đừng chủ quan khi hay bị đau nửa đầu
13:30:46 04/07/2024
7 siêu thực phẩm mùa hè ngăn ngừa đột quỵ
18:14:20 03/07/2024
Gia vị quen thuộc này hóa ra lại là 'khắc tinh' của nhiều bệnh thường gặp
18:21:52 03/07/2024
Món ăn tốt nhất để giải cảm
21:08:14 04/07/2024
Bụng cười đời tươi
21:38:02 04/07/2024

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024
Tôi 'mờ mắt' trước công danh, vô tình hai tay 'dâng' chồng cho chính cô bạn thân quý hóa của mình
11:36:33 05/07/2024
Biết tôi bị vô sinh, chồng nằng nặc ép ký vào đơn ly hôn, đành tiết lộ một bí mật động trời bị che giấu
11:53:48 05/07/2024

Tin mới nhất

Nhiễm virus nguy hiểm sau khi ăn tiết canh dê

09:45:52 05/07/2024
Ăn tiết canh các loại động vật rất dễ gây ra hai nhóm bệnh cảnh là viêm màng não do liên cầu lợn và viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng.

Loại rau thơm mọi người hay ăn nhưng nhiều người không biết là vị thuốc quý

09:32:10 05/07/2024
Trong rau bạc hà có chứa hàm lượng vitamin A và chất chống oxy hóa rất cao, có lợi cho sức khỏe. Các chất này bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và tăng cường thị lực cho mắt.

8 loại thực phẩm phổ biến bạn nên tránh kết hợp với đu đủ

21:10:42 04/07/2024
Tránh kết hợp đu đủ với sữa, thực phẩm giàu protein, lên men, béo, cay hoặc trái cây họ cam quýt để ngăn ngừa khó chịu về tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Lý do trẻ dễ tái phát viêm xoang sau khi đi bơi

20:51:45 04/07/2024
Nước khử trùng Clo tại các bể bơi sẽ dễ gây ra kích ứng niêm mạc mũi và xoang. Đó là lý do trẻ có t.iền sử bệnh xoang dễ tái phát bệnh khi đi bơi mùa hè này.

Chế biến đồ uống đơn giản nhưng uống vào hết ho lại giải nhiệt từ quất hồng bì đang vào mùa

13:17:05 04/07/2024
Khi đã làm xong đậy nắp lọ vào bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 30 độ C. Sau vài ngày, nước quất hòa quyện với mật ong, quả quất teo dần là bạn có thể sử dụng.

Hải Phòng: Tăng cường phòng ngừa ngộ độc tại bếp ăn tập thể

13:07:59 04/07/2024
Ngay sau khi năm bắt thông tin, cơ quan chức năng TP. Hải Phòng đã khẩn trương vào cuộc chỉ đạo quan tâm, chăm sóc cho các công nhân; đồng thời xác minh, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự việc để xử lý theo quy định.

Không may làm vỡ nhiệt kế, người phụ nữ bị thủy ngân 'chui' vào ngón tay

12:57:52 04/07/2024
Sau 1-2 hôm, ngón tay trỏ của chị H bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bầm tím. Chị H tự mua thuốc về uống thì thấy tình trạng không thuyên giảm nên đã đến bệnh viện địa phương để thăm khám và điều trị.

Đi cấp cứu sau vài ngày ăn món nhiều người Việt thích

12:45:00 04/07/2024
Người bệnh được xác định bị viêm màng não do liên cầu lợn và điều trị theo kháng sinh đồ. Sau 21 ngày điều trị, người bệnh đã khỏi, sức khỏe ổn định.

Lợi ích sức khỏe của cà phê được khoa học chứng minh

18:17:40 03/07/2024
Cà phê không chỉ chứa nhiều caffeine mà còn giàu chất chống oxy hóa và chứa một lượng nhỏ một số vi chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần.

Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

08:46:28 03/07/2024
Bảo đảm chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng vật nuôi; phủ lá, rơm, trồng cây dây leo lên mái chuồng trại để chống nóng trực tiếp; phun nước lên mái hoặc phun sương trong chuồng nuôi.

Bệnh tim mạch cần sử dụng trà như thế nào?

07:18:41 03/07/2024
Bên cạnh đó, trà cũng có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch. Đồng thời, trà cung cấp Flavonoid chính trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Những ai không nên uống nước chanh mật ong?

07:04:51 03/07/2024
Người bị huyết áp thấp và đường huyết thấp: mật ong chứa một chất giống như acetylcholine, có thể làm giảm huyết áp. Người có mức đường huyết thấp uống mật ong có thể gặp biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Nữ nghệ sĩ vừa qua đời t.uổi 57: Phải đi làm bảo vệ, bán bánh mì, bị tai nạn nằm mười mấy tháng

Sao việt

15:31:00 05/07/2024
Sáng 2/7 vừa qua, nghệ sĩ cải lương Thảo Nguyên đã đột ngột qua đời vì đột quỵ, hưởng thọ 57 t.uổi. Sự ra đi của nữ nghệ sĩ cải lương vàng son một thời khiến đồng nghiệp và khán giả vô cùng xót thương.

Venezuela thảo luận với Ấn Độ về ý định gia nhập BRICS

Thế giới

15:25:59 05/07/2024
Venezuela khẳng định sẽ là đối tác tin cậy của BRICS trên cơ sở những nguyên tắc như độc lập, hữu nghị, đoàn kết và vì lợi ích chung của khối.

Gây thất thoát hơn 45 tỷ đồng, các cựu lãnh đạo RESCO lãnh án

Pháp luật

15:06:09 05/07/2024
Ngày 5/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV (RESCO) hơn 45 tỷ đồng đã kết thúc.

"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?

Sao châu á

15:01:53 05/07/2024
Nine Naphat cũng đã lên tiếng về loạt câu hỏi liên quan đến nghi vấn có người thứ 3 chen giữa mối quan hệ của anh và Baifern Pimchanok.

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

Sáng tạo

14:34:29 05/07/2024
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

Phim âu mỹ

14:30:55 05/07/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

Tv show

14:30:22 05/07/2024
Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:30:21 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.