WHO: Nguy cơ tái bùng phát Covid-19 do biến thể mới ‘khó lường’
Biến thể ‘khó lường’JN.1 hiện là biến chủng nổi trội nhất trên thế giới và có thể trở thành mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng nếu chính phủ các nước không kiểm soát chặt dịch Covid-19.
Tổng giám đốc (WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các chính phủ tiếp tục giám sát dịch Covid-19. Ảnh: Getty
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuần trước đã cảnh báo về sự lây lan của dịch Covid-19 trong tháng 12 năm ngoái khi số ca tử vong tăng chóng mặt.
Theo ông Tedros, gần 10.000 ca tử vong liên quan đến Covid-19 đã được báo cáo trong tháng 12/2023, trong khi tỷ lệ nhập viện đã tăng 42% ở gần 50 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ.
“Mặc dù 10.000 trường hợp tử vong mỗi tháng thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm của đại dịch, nhưng mức tử vong vốn có thể phòng ngừa được này là không thể chấp nhận được” – Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.
Ông Tedros cũng khẳng định chắc chắn rằng các ca bệnh đang gia tăng ở những nơi khác dù chưa được báo cáo, đồng thời kêu gọi các chính phủ tiếp tục giám sát và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, tiêm vaccine.
Theo người đứng đầu WHO, JN.1 hiện là biến thể nổi trội nhất thế giới. Đây là một biến thể Omicron, được phát hiện lần đầu tiên tại Anh vào Giáng sinh năm 2021.
Video đang HOT
Tại Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm Covid-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác như cúm mùa và virus hợp bào hô hấp (RSV).
Riêng tại Mỹ từ ngày 17-23/12/2023 ghi nhận hơn 29.000 ca nhập viện để điều trị Covid-19, tăng hơn 16% so với tuần trước đó và báo cáo hơn 14.700 ca nhập viện vì mắc cúm trong cùng khoảng thời gian này.
Theo dữ liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh và Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), tính đến ngày 13/12/2023, nước này ghi nhận hơn 2,54 triệu ca mắc Covid-19, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu tháng 12.
Tại Italia, số người mắc cúm và Covid-19 tăng cao trong 2 tuần cuối năm 2023, với tỷ lệ lây nhiễm là 17,5/1.000 và 17,7/1.000. Tại Tây Ban Nha, số ca mắc cúm tăng 75% trong tuần cuối của năm 2023, nhiều nhất là bệnh cúm dẫn đến viêm phổi nặng.
Phát biểu tại cuộc họp báo vào tuần trước, Giám đốc WHO tại châu Âu, tiến sĩ Hans Henri P. Kluge lưu ý, mặc dù được đánh giá không gây nguy hiểm hơn so với các chủng gần đây nhưng các nước vẫn cần chủ động phòng ngừa sự lây lan của biến thể JN.1.
Lãnh đạo WHO tại châu Âu nhấn mạnh: “JN.1 đang là biến thể phổ biến nhất trên toàn cầu, đồng thời cũng đang chiếm tỷ lệ mắc cao nhất tại châu Âu. Hiện chưa có báo cáo cho rằng biến thể JN.1 nghiêm trọng hơn, nhưng tính chất khó lường của loại virus này cho thấy tầm quan trọng của việc các nước cần tiếp tục giám sát chặt dịch Covid-19. Nhiều quốc gia đã giảm hoặc ngừng gửi báo cáo về Covid-19 cho WHO.
Ông Kluge, 13 quốc gia tại châu Âu đã không có bất kỳ báo cáo nào về dịch Covid-19 trong tuần đầu tiên của tháng này.
Các nhà khoa học dự đoán số ca nhiễm Covid sẽ tăng mạnh trong tháng đầu năm nay do biến thể JN.1 chiếm ưu thế trong dịp Giáng sinh.
Covid-19 có thể bùng phát trở lại ở Trung Quốc do biến thể JN.1
Theo hãng tin CGTN, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc ngày 14/1 cảnh báo, Covid-19 có khả năng bùng phát trở lại tại nước này, trong đó biến thể JN.1 rất có thể trở thành chủng nổi trội.
Kỳ nghỉ Lễ hội mùa xuân năm 2024 của Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 10-17/2. Ảnh: Xinhua
Phát biểu tại cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh đường hô hấp trong mùa Đông ở Trung Quốc hôm 14/1, bà Wang Dayan – Giám đốc Trung tâm Cúm Quốc gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết, nước này sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều mầm bệnh hô hấp xen kẽ hoặc cùng lưu hành trong mùa Đông và mùa Xuân, với virus cúm vẫn chiếm ưu thế trong ngắn hạn.
Liên quan đến Covid-19, bà Wang Dayan nói rằng, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như biến thể JN.1 liên tục xâm nhập, dịch cúm trong nước giảm dần, khả năng miễn dịch trong cộng đồng suy giảm, dịch Covid-19 có thể tăng trở lại vào tháng 1. Theo bà Wang Dayan, biến thể JN.1 rất có thể phát triển thành chủng chiếm ưu thế ở Trung Quốc.
Ông Wang Guiqiang, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh, khuyến cáo những người có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như phụ nữ mang thai, trẻ em và người già nên tiêm phòng cúm hàng năm và duy trì thói quen lành mạnh. Các triệu chứng nhiễm lần hai với cùng một mầm bệnh thường nhẹ hơn, nhưng tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu nhiễm các mầm bệnh khác nhau, đặc biệt là đối với người già, trẻ nhỏ và người mắc bệnh nền.
Lu Hongzhou, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân số 3 của Thâm Quyến, hôm 16/1 cho biết, người dân vẫn cần phải tiêm phòng vaccine Covid-19 trước nguy cơ biến thể JN.1 lây lan trên diện rộng.
Theo Lei Zhenglong, một quan chức của Cục Quản lý Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia Trung Quốc, giới chức nước này đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa Covid-19 trong dịp nghỉ Tết nguyên đán sắp tới như tăng cường việc giám sát dịch bệnh tại các cảng hàng không và cảnh báo sớm.
WHO kêu gọi thế giới tài trợ 1,5 tỷ USD để đối phó với khủng hoảng nhân đạo
Ngày 15/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cộng đồng quốc tế tài trợ 1,5 tỷ USD để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hàng triệu người đang là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên khắp thế giới.
WHO cảnh báo về tình trạng lây lan của dịch COVID-19 WHO chưa thể tiếp cận Dải Gaza suốt 2 tuần qua WHO đánh giá hệ thống y tế ở Nam Gaza đang sụp đổ nhanh chóng WHO hủy kế hoạch đưa hàng cứu trợ y tế tới phía Bắc Gaza
Nhân viên y tế khám cho một em nhỏ tại bệnh viện dã chiến ở thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 8/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan y tế toàn cầu này đặt mục tiêu hỗ trợ nhân đạo cho khoảng 87 triệu người trong năm 2024. Để đạt mục tiêu này, WHO cần khoản tài trợ tổng cộng 1,5 tỷ USD trong thời gian sớm nhất có thể. Ông Tedros ước tính trong năm nay, 166 triệu người sẽ cần hỗ trợ y tế trên thế giới, trong đó có các nước Ukraine, Haiti, Sudan và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine.
Đáng chú ý, tình trạng y tế khẩn cấp đòi hỏi nguồn tài trợ nhiều nhất xảy ra tại các vùng lãnh thổ của Palestine, đặc biệt tại Gaza - nơi xung đột giữa Hamas và Israel bùng phát từ tháng 10/2023. WHO nhấn mạnh cần 219 triệu USD để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu tại Gaza trong thời gian từ 3-6 tháng, tùy vào diễn biến xung đột. Bên cạnh đó, 2 trường hợp khẩn cấp về y tế toàn cầu khác đòi hỏi khoản tài trợ lớn là dịch COVID-19 và Afghanistan. Quốc gia Nam Á này có 23,7 triệu người cần tiếp cận khẩn cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
Ông Tedros cũng đặc biệt lo ngại về sự bùng phát trở lại của bệnh tả trên khắp thế giới, đòi hỏi khoản tài trợ gần 50 triệu USD để đối phó. Trong khi đó, WHO cần 77 triệu USD để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Ukraine.
Tổng Giám đốc WHO cảnh báo nếu không hành động, thế giới có nguy cơ hứng chịu hậu quả khôn lường.
WHO quan ngại sự bùng phát trở lại của COVID-19 Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/1 đưa ra cảnh báo về sự lây lan của dịch COVID-19 trong tháng vừa qua, khi số ca tử vong tăng chóng mặt. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh AP. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, gần 10.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19 đã...