WHO muốn đánh giá lại dữ liệu của vaccine Covid-19 Nga vừa công bố
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sẽ chỉ xác nhận an toàn cho vaccine Sputnik V của Nga sau khi vaccine này trải qua quy trình đánh giá dữ liệu an toàn và hiệu quả.
“Chúng tôi đang liên hệ chặt chẽ với cơ quan y tế Nga và thảo luận về khả năng WHO xác nhận tính an toàn và hiệu quả của vaccine”, AFP trích lời Tarik Jasarevic, người phát ngôn của WHO, cho biết.
“Xác nhận an toàn và hiệu quả của bất cứ loại vaccine nào đều bao gồm xem xét và đánh giá tất cả dữ liệu”.
Người phát ngôn của WHO Tarik Jasarevic.
Ông Jasarevic cho biết quy trình đánh giá của WHO dựa trên thông tin thu thập được qua thử nghiệm lâm sàng. Đại diện WHO khẳng định tốc độ phát triển nhanh của một số loại vaccine là điều đáng khích lệ và hy vọng những loại vaccine này sẽ được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
Video đang HOT
“Mặc dù vậy, đẩy nhanh quá trình (phát triển) không đồng nghĩa với làm ảnh hưởng tới tính an toàn”, ông Jasarevic nói.
Vaccine chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới được Nga cấp phép hôm 11/8, sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm, do Viện Gamaleya phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga phát triển. Nga sau đó đã đặt tên cho loại vaccine này là Sputnik V.
Các thử nghiệm lâm sàng đã khởi động từ ngày 18/6 với tất cả 38 tình nguyện viên đều phát triển hệ miễn dịch. Nhóm thử nghiệm đầu tiên được cho ra viện vào ngày 15/7, còn nhóm thứ hai là ngày 20/7.
Theo Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, vaccine Covid-19 sẽ được sản xuất tại 2 cơ sở gồm Viện Gamaleya và công ty dược Binnopharm. Ông tiết lộ đang có nhiều nước quan tâm đến vaccine của Nga. Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) đang đầu tư sản xuất và quảng bá vaccine ở nước ngoài.
Tuy nhiên, theo Reuters, các bước cuối cùng trong thử nghiệm lâm sàng hiệu quả và mức an toàn của vaccine vẫn chưa hoàn thiện, do vaccine này chỉ đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 11/8, ông Kirill Dmitriev, Giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga, tổ chức phụ trách đầu tư vào các doanh nghiệp y tế, cho biết Nga đã nhận đơn đặt vaccine Sputnik V từ hơn 20 quốc gia, với tổng cộng khoảng 1 tỷ liều.
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates đóng góp thêm 3.500 tỷ để chống đại dịch Covid-19
Mới đây, vợ chồng tỷ phú Bill Gates đã thông báo rằng họ sẽ đóng góp thêm 150 triệu USD để chống lại đại dịch Covid-19, nâng tổng số tiền cam kết hỗ trợ lên 250 triệu USD.
Cụ thể, Quỹ Bill & Melinda Gates của vợ chồng tỷ phú Bill Gates đã quyết định tài trợ thêm 150 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm thúc đẩy tốc độ tìm ra phương pháp chữa trị, vaccine và các biện pháp đảm bảo sức khỏe cộng đồng, cũng như giúp cải thiện hệ thống y tế tại các nước châu Phi và Nam Á, trước dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Kể từ khi đại đại Covid-19 bùng phát, Quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ cho WHO 100 triệu USD.
Quỹ Bill & Melinda Gates được vợ chồng tỷ phú Bill Gates - Melinda Gates sáng lập nên. Trong những năm qua, quỹ hỗ trợ của vợ chồng tỷ phú là nhà tài trợ lớn thứ 2 cho WHO, chỉ sau Mỹ.
Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, Quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ cho WHO 100 triệu USD. Với số tiền 150 triệu USD mới đây, quỹ của vợ chồng tỷ phú Bill Gates đã đóng góp cho WHO số tiền là 250 triệu USD. Bà Melinda cho biết bất kỳ khoảng trống nào trong việc viện trợ cho WHO cũng rất khó để những đối tác khác bù vào.
Bên cạnh việc hỗ trợ tìm ra thuốc và vaccine chống virus SARS-CoV-2, tiền viện trợ từ Quỹ Gates chủ yếu giúp đỡ các quốc gia nghèo và những người dễ bị tổn thương trước dại dịch.
Trong những năm qua, Quỹ Bill & Melinda Gates của vợ chồng tỷ phú chính là nhà tài trợ lớn thứ 2 cho WHO, chỉ sau Mỹ.
"Bất kỳ khi nào có khủng hoảng y tế xảy ra như thế này, những người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ là những người chúng ta cần giúp đỡ để đảm bảo những thứ như tiền hay được tiếp cận với hệ thống y tế", bà Melinda chia sẻ.
Bill Gates không phải tỷ phú công nghệ duy nhất đóng góp số tiền lớn nhằm đẩy lùi đại dịch Covid-19. Gần đây, CEO Twitter - Jack Dorsey đã tuyên bố quyên góp 1 tỷ USD, tương đương 28% giá trị tài sản ròng của mình, để chống đại dịch Covid-19. Tỷ phú Jeff Bezos - CEO Amazon và Mark Zuckerberg - CEO Facebook cũng lần lượt đóng góp 100 triệu USD và 25 triệu USD.
Từ 2000 đến 2019, gia đình tỷ phú đã quyên góp khoảng 36 tỷ USD cho các hoạt động từ thiện.
Ngoài ra, vị tỷ phú Trung Quốc Jack Ma - CEO Alibaba đã cam kết đóng góp hơn 14,4 triệu USD để tài trợ cho việc điều chế vắc-xin chống virus corona. Sau đó, ông đã đóng góp thêm 2,15 triệu USD vào việc phát triển vắc-xin tại Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty ở Úc.
Duy Huỳnh
Cozy Bear - nhóm hacker bị nghi trộm dữ liệu vaccine Covid-19 Nhóm tin tặc Cozy Bear bị nghi có liên hệ với tình báo Nga và đứng sau nhiều vụ tấn công vào các cơ quan chính phủ phương Tây. Ngày 16/7, Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Anh (NCSC) cáo buộc nhóm hacker APT29, còn gọi là Cozy Bear, tấn công vào các tổ chức nghiên cứu và phát triển vaccine của...