WHO khuyến khích các nước châu Phi xin tài trợ vaccine phòng sốt rét
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã khuyến khích các nước châu Phi nộp đơn xin tài trợ theo chương trình hỗ trợ quốc tế trị giá gần 160 triệu USD từ năm 2022-2025 của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vaccine cho trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh và tử vong do sốt rét.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa sốt rét cho trẻ em tại Yala, Kenya ngày 7/10/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, WHO cho biết các nước châu Phi có thể tiếp cận vaccine ngừa sốt rét RTS, S/AS01 (RTS, S) do hãng GSK Plc phát triển và đã được thử nghiệm ở Ghana, Kenya và Malawi, thông qua GAVI.
Vaccine RTS, S có tác dụng đặc biệt chống lại ký sinh trùng Plasmodium falciparum nguy hiểm nhất và phổ biến nhất trên lục địa châu Phi. Ở những nơi thử nghiệm, vaccine này đã giúp giảm đáng kể số trẻ em phải nhập viện vì sốt rét ác tính và giảm số trẻ em tử vong ở nhóm tuổi đủ điều kiện sử dụng vaccine này.
GAVI cho biết thời hạn nộp đơn cho giai đoạn đầu tiên là tới tháng 9 và được dành cho các quốc gia hiện đang thí điểm vaccine và ưu tiên cho việc tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine phòng sốt rét. Sau đó, chương trình sẽ mở rộng cho các quốc gia đủ điều kiện đang có bệnh sốt rét hoành hành và kết thúc vào tháng 1/2023.
WHO nhận định khi vaccine được đưa vào sử dụng, tỷ lệ nhập viện vì sốt rét đã giảm đáng kể, cũng như giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên, nguồn cung sẽ bị hạn chế cho tới khi hoạt động sản xuất tăng lên. Nhu cầu hàng năm ước tính cho vaccine phòng sốt rét là từ 80 triệu đến 100 triệu liều.
Thế giới ghi nhận 14.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 20/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo thế giới ghi nhận tổng cộng 14.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 ca tử vong ở châu Phi.
Các ban đậu mùa khỉ trên da của bệnh nhân. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, hầu hết các ca bệnh được ghi nhận cho tới nay đều là ở châu Âu, đặc biệt là trong nhóm nam giới có quan hệ đồng tính. Tất cả các tử vong đều được ghi nhận ở châu Phi, nơi từng nhiều lần phát hiện các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ.
Trong ngày 21/7, WHO sẽ triệu tập cuộc họp lần thứ hai của ủy ban tình trạng khẩn cấp để đánh giá về việc liệu có thể coi đợt bùng phát bệnh lần này là một trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không. Đây là mức cảnh báo cao nhất của WHO về một đợt bùng phát dịch bệnh.
Phát biểu tại họp báo ở Geneva, ông Ghebreyesus cho rằng dù ủy ban chuyên gia đưa ra quyết định thế nào thì WHO cũng sẽ vẫn tiếp tục nỗ lực hết sức để hỗ trợ các quốc gia ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bảo vệ mạng sống cho người dân.
Đợt bùng phát mới bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu từ tháng 5 và là lần đầu tiên bệnh lan ra ngoài châu Phi, nơi đã coi bệnh là dịch lưu hành. Ủy ban chuyên gia của WHO đã họp ngày 23/6 nhưng xác định tại thời điểm đó, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ mới chưa thể coi là PHEIC. Cuộc họp thứ hai được tổ chức trong bối cảnh số ca mắc đang liên tục gia tăng.
Theo thông báo của WHO, ủy ban tình trạng khẩn cấp sẽ trình bày quan điểm của mình với Tổng giám đốc WHO về việc liệu tình hình hiện nay có được coi là PHEIC không. Nếu có, ủy ban sẽ đưa ra các khuyến cáo tạm thời về cách phòng tránh tốt hơn và giảm sự lây lan của bệnh cũng như quản lý hoạt động ứng phó y tế cộng đồng toàn cầu.
Dự kiến sau cuộc họp, WHO sẽ đưa ra tuyên bố chính thức.
Ấn Độ và Saudi Arabia ghi nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ Nhà chức trách Ấn Độ ngày 14/7 cho biết nước này đã ghi nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ là một người đàn ông 35 tuổi, có lịch sử đến khu vực Trung Đông. Cùng ngày, Bộ Y tế Saudi Arabia cũng thông báo ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại nước này Các ban đỏ...