WHO khuyến cáo phòng bệnh cúm mùa cho phụ nữ mang thai
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) đã nhận được những báo cáo về các trường hợp nhập viện và tử vong do cúm ở phụ nữ mang thai.
Khi phụ nữ mang thai bị cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus cúm. Cúm mùa không phải là cảm lạnh thông thường, nó xuất hiện đột ngột với nhiều triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng.
Cúm có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng như viêm xoang, viêm tai… Viêm phổi cũng có thể là biến chứng của bệnh cúm hoặc do người bệnh nhiễm đồng thời virus cúm và vi khuẩn.
Các biến chứng nghiêm trọng khác có thể kể đến là viêm cơ tim, viêm não hoặc viêm cơ và suy đa cơ quan (như suy hô hấp và suy thận). Bệnh có tính lây lan cao, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch yếu trong đó có phụ nữ mang thai.
Theo khuyến cáo, vaccine có thể bảo vệ phụ nữ cả trong và sau khi mang thai.
Với phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh kéo dài hơn người bình thường. Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3 – 5 ngày nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn (7-10 ngày).
Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ và bệnh sẽ nguy hiểm hơn người thường. Đối với thai nhi, virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh (khi virus cúm xâm nhập vào bào thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ). Bên cạnh đó, khi mẹ sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Video đang HOT
Vì vậy, việc phòng cúm cho phụ nữ mang thai vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ sẽ mang lại 3 tác động tích cực: Giúp ngăn ngừa cúm và giảm biến chứng cúm cho người mẹ. WHO khuyến cáo phụ nữ có thai là nhóm ưu tiên cao nhất tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa.
Việc tiêm phòng đã được chứng minh là làm giảm khoảng 50% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm và giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm ở phụ nữ mang thai. Tiêm vaccine cúm giúp giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 25% tỷ lệ sinh non và giảm 72% nguy cơ trẻ nhũ nhi (dưới 12 tháng tuổi) nhập viện do cúm.
Tại Việt Nam, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo vaccine có thể bảo vệ phụ nữ cả trong và sau khi mang thai, tiêm vaccine cho người mẹ giúp giảm 1/2 nguy cơ bị nhiễm cúm ở trẻ cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, các bà mẹ nên tiêm vaccine trước cao điểm của mùa cúm (tháng 10 – tháng 11); đặc biệt là đối với sản phụ đang mắc một tình trạng bệnh lý khác như hen suyễn hoặc bệnh tim… Tuy nhiên, các bà mẹ vẫn có thể tiêm vaccine trong và sau mùa cúm (tháng 6 – 7). Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, vẫn có thể tiêm vaccine phòng bệnh.
Ngoài ra, để phòng bệnh, phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, không sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; áp dụng thói quen lành mạnh đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và rau củ quả, thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao thể trạng và sức đề kháng
Quai bị là bệnh gì?
Quai bị có thể gây biến chứng viêm buồng trứng ở phụ nữ và viêm tinh hoàn ở nam giới, gia tăng nguy cơ vô sinh.
Viêm tuyến mang tai xảy với hơn 70% trường hợp quai bị và gây sưng đau tuyến nước bọt. Ảnh: Shutterstock.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus paramyxo gây ra. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, sốt và mệt mỏi. Nhưng sau đó, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn khiến má và quai hàm sưng tấy lên, vết sưng có thể mềm và đau, theo Very Well Health.
Ai dễ mắc quai bị?
Bệnh quai bị thường xảy ra với trẻ em từ 2 đến 12 tuổi chưa được tiêm phòng vaccine quai bị. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn vẫn có thể mắc bệnh quai bị nếu khả năng miễn dịch của vaccine bị suy giảm.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị như: tiếp xúc, sinh hoạt hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh.
Các triệu chứng của quai bị thường nhẹ và một vài trường hợp không có triệu chứng rõ ràng. Thời gian ủ bệnh tính từ lúc nhiễm virus tới khi hát bệnh dao động từ 7 đến 25 ngày.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Virus quai bị lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bị nhiễm bệnh hoặc dịch tiết hô hấp từ mũi, miệng hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh như:
Hắt hơi, ho hoặc nói chuyện
Dùng chung đồ vật có chứa dịch tiết của người nhiễm bệnh như cốc và đồ dùng cá nhân
Chơi thể thao, khiêu vũ, hôn hoặc tham gia các hoạt động có tiếp xúc với người khác
Các triệu chứng quai bị nhẹ có thể bao gồm: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ăn không ngon...
Một triệu chứng đặc trưng nhất của quai bị được gọi là viêm tuyến mang tai gây sưng đau ở một hoặc cả hai mang tai. Dấu hiệu này sẽ khiến má bạn phồng lên và quai hàm sưng lên.
Các biến chứng
Mặc dù khá lành tính, nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, quai bị có thể tiến triển nặng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan khác như: Não, tuyến tụy, tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Bệnh có thể phát triển bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng như: sốt cao, cổ cứng, đau đầu dai dẳng, đau bụng, nôn mửa và co giật... Những biến chứng này phần lớn xảy ra ở thanh thiếu niên và người lớn.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Cách hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm vaccine đầy đủ. Trẻ bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.
Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm phòng bệnh, nên tiêm vaccine ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh.
Phòng bệnh cúm mùa khi thời tiết chuyển lạnh Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, thường vào mùa đông xuân hoặc thời điểm chuyển mùa. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng...