WHO: Kho dự trữ vaccine phòng bệnh tả của thế giới đang cạn kiệt
Trưởng nhóm công tác về Dịch tả và Bệnh tiêu chảy của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tiến sĩ Philippe Barboza ngày 16/12 cho biết kho dự trữ vaccine phòng bệnh tả toàn cầu mà cơ quan này phụ trách quản lý đang dần cạn kiệt và giảm xuống mức thấp nghiêm trọng trong bối cảnh dịch bệnh này bùng phát trở lại toàn thế giới.
Bệnh nhân mắc bệnh tả được điều trị tại phòng khám ở Port-au-Prince, Haiti. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo ông Barboza, có khoảng 30 quốc gia trên khắp thế giới đã báo cáo về dịch tả bùng phát trong năm nay. Con số này cao gấp 3 lần so với năm điển hình dịch tả bùng phát. Ông nhấn mạnh thế giới không còn vaccine và nhiều quốc gia đang yêu cầu WHO cung cấp. Ông khẳng định tất cả các loại vaccine sản xuất ra đều đã được phân bổ.
Ông cũng đề cập đến một kho dự trữ khẩn cấp do Nhóm điều phối quốc tế về cung cấp vaccine được WHO và các đối tác quản lý. Thông thường, kho này có khoảng 36 triệu liều/năm. Tình trạng thiếu vaccine đã khiến WHO tạm thời đình chỉ chiến lược tiêm chủng tiêu chuẩn 2 mũi hồi tháng 10.
Video đang HOT
Ông Barboza cho biết một phần nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng thiếu vaccine phòng bệnh tả là do quyết định ngừng sản xuất của một nhà máy sản xuất vaccine của Ấn Độ. Trong khi đó, nhiều quốc gia bùng phát dịch tả đang đối mặt với khó khăn chồng chất bởi đây cũng là những quốc gia đang bị vây khốn trong nghèo đói và xung đột như Haiti và Yemen,..
Trước đó, ngày 15/12, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (UNOCHA) cảnh báo về tình hình dịch tả chuyển biến xấu hơn tại Ethiopia, khi số ca tử vong vì bệnh này đã lên tới 24 ca. UNOCHA cảnh báo có gần 743.000 người có nguy cơ cao mắc bệnh tả tại 8 khu vực có ổ dịch của nước này.
Trong 2 tuần qua, số ca mắc tả ở Ethiopia đã tăng 30%, trong khi ca mắc tả đầu tiên tại nước này được báo cáo vào cuối tháng 8/2022 ở huyện Harana Buluk.
Canada: 99% số người mắc bệnh đậu mùa khỉ là nam giới
Ngày 27/7, Tiến sĩ Theresa Tam, người đứng đầu Cơ quan Y tế công cộng của Canada (PHAC) cho biết, cho đến nay, bệnh đậu mùa khỉ hầu như chỉ "khoanh vùng" ở nam giới - 99% số người mắc bệnh ở nước này là nam giới và trên 36 tuổi.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Shutterstock/TTXVN
Hầu hết các trường hợp được báo cáo mắc bệnh ở Canada là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
PHAC đã khuyến nghị những người đồng tính nam và song tính thực hành tình dục an toàn và hạn chế số lượng bạn tình, trong bối cảnh dịch bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan mạnh. Tiến sĩ Tam cho rằng đợt dịch mà Canada đang trải qua có thể được ngăn chặn bằng cách áp dụng các chiến lược nhắm vào đúng đối tượng mục tiêu - có thể bao gồm một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng tập trung vào nam giới đồng tính và song tính, thông qua các tổ chức cộng đồng, cơ sở giáo dục và các ứng dụng hẹn hò như Grindr.
Tuần trước, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là một tình huống "bất thường", đủ điều kiện để được coi là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
Canada hiện ghi nhận 745 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Quebec và Ontario. Trong khi đó, hơn 16.000 ca bệnh đã được báo cáo trên toàn thế giới. Tiến sĩ Tam cho rằng con số này thấp hơn so với thực tế. Theo PHAC, số ca bệnh trên toàn cầu đã tăng 48% so với tuần trước và căn bệnh này hiện đã lan tới 75 quốc gia.
Ở châu Phi, nơi bệnh đậu mùa khỉ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, bệnh chủ yếu lây lan sang người từ động vật hoang dã bị nhiễm bệnh như động vật gặm nhấm, với các ổ dịch thường không vượt qua biên giới của "Lục địa Đen". Trong khi đó, tại châu Âu, Bắc Mỹ và những nơi khác, bệnh đậu mùa khỉ đang lan rộng ở những người không có mối liên hệ với động vật hoang dã và không đi du lịch đến châu Phi gần đây.
Các quan chức PHAC cho biết 70.000 liều vaccine Imvamune đã được chuyển đến các tỉnh và khoảng 27.000 liều đã được tiêm. Tiến sĩ Tam khẳng định hiện tại Canada đã có đủ nguồn cung cấp vaccine này. Imvamune là vaccine của hãng Bavarian Nordic (Đan Mạch). Bộ Y tế Canada lần đầu tiên phê duyệt vaccine này vào năm 2013 để chủng ngừa bệnh đậu mùa. 7 năm sau, Bộ Y tế Canada đã mở rộng phê duyệt vaccine này để chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Tiến sĩ Tam đã kêu gọi các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như nam giới quan hệ tình dục đồng giới, đi tiêm phòng để hạn chế sự lây lan.
WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu: Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ, hiện đang lây lan nhanh sang 75 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bệnh có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, phát ban... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 23.7 tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn...