WHO khẳng định vaccine Pfizer an toàn sau nhiều ca tử vong ở Na Uy
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech có liên quan đến những ca tử vong sau khi tiêm ngừa ở nhóm đối tượng người già, đồng thời khuyến khích tiêm chủng với mẫu vaccine này.
Người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm ngừa COVID-19 đầu tiên. Ảnh: AFP
Ủy ban Cố vấn Toàn cầu về An toàn vaccine của WHO ngày 22/1 ra thông báo cho biết, thông tin về các ca tử vong sau khi tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech không có nhiều bất thường so với tỉ lệ tử vong vì tất cả các nguyên nhân đối với nhóm đối tượng nhỏ là người già; mọi thông tin đến thời điểm này không xác nhận vaccine có liên quan đến các ca tử vong trên. Ủy ban đồng thời khuyến cáo lợi ích của việc tiêm vaccine trên nhóm đối tượng người cao tuổi vẫn vượt trội so với nguy cơ.
Các thành viên của Ủy ban đã tiến hành phiên họp vào ngày 19/1 để đánh giá về vụ một số người già tử vong sau khi tiêm ngừa vaccine. Thông tin về 23 người già tử vong tại Na Uy hồi tuần trước đã tạo ra dư luận đáng lo ngại, khi giới chức nước này cho rằng có thể phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý nền của bệnh nhân.
Na Uy sau đó đã đưa ra một số tuyên bố mang tính trấn an. Người đứng đầu Cơ quan Dược phẩm nước này nói rằng COVID-19 vẫn nguy hiểm hơn nhiều đối với hầu hết các bệnh nhân so với tiêm vaccine.
Vaccine Pfizer/BioNTech đã được WHO phê chuẩn lưu hành khẩn cấp vào ngày 31/12/2020, mở đường cho các quốc gia trên toàn thế giới nhanh chóng phê duyệt nhập khẩu và phân phối loại vaccine này. Đây cũng là mẫu vaccine duy nhất được đưa vào tiêm ngừa ở Na Uy kể từ khi nước này triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 hôm 27/12 vừa qua.
Hy Lạp bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi
Ngày 16/1, Hy Lạp bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi trên toàn quốc, sau đợt tiêm đầu tiên cho hàng chục nghìn nhân viên trên tuyến đầu chống dịch.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 cho người dân tại Athens, Hy Lạp. Ảnh: THX/TTXVN
Kể từ khi Hy Lạp triển khai kế hoạch tiêm phòng COVID-19 cùng với các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 12/2020, đến nay, hơn 75.000 nhân viên y tế và người sinh sống trong các trại dưỡng lão ở nước này đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 do hãng dược Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) phối hợp bào chế. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đặt mục tiêu sẽ tiêm phòng COVID-19 cho 2 triệu người vào tháng 3 tới trong tổng số khoảng 11 triệu dân của nước này.
Chiến dịch tiêm phòng được tiến hành trong bối cảnh Hy Lạp đã áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc từ tháng 11/2020 và dự kiến sẽ nới lỏng một số biện pháp hạn chế phong tỏa từ ngày 18/1 tới, trong đó cho phép các cửa hàng bán đồ không thiết yếu được hoạt động trở lại do áp lực đối với hệ thống y tế của nước này đã giảm bớt. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 2/2020, đến nay Hy Lạp đã ghi nhận tổng cộng 147.860 ca mắc COVID-19, khiến 5.421 người tử vong.
Cùng ngày, Sebia đã trở thành một trong những nước đầu tiên ở châu Âu tiếp nhận vaccine phòng COVID-19 do hãng Sinopharm của Trung Quốc sản xuất khi lô hàng chở 1 triệu liều vaccine của hãng này đã tới sân bay Belgrade. Như vậy, sau vaccine của Pfizer/BioNTech và vaccine Sputnik V của Nga, vaccine của hãng Sinopharm là vaccine thứ 3 được quốc gia vùng Balkan này sử dụng. Theo quan chức y tế Serbia, việc tiêm phòng vaccine của Sinopharm có thể được bắt đầu vào ngày 17/1 hay 18/1.
Cho đến nay, khoảng 20.500 người ở Serbia, gồm những người sinh sống trong các trại dưỡng lão và nhân viên trong ngành y tế, đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Serbia có gần 370.000 người mắc COVID-19 và 3.700 người trong số này đã tử vong.
Tại Pakistan, Bộ trưởng Y tế nước này Faisal Sultan thông báo đã cấp phép sử dụng cho vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên và đó là sản phẩm của hãng dược Astrazeneca. Cũng theo người đứng đầu ngành y tế Pakistan, hiện nước này đang trong tiến trình thảo luận mua vaccine của một số hãng sản xuất khác.
Người Mỹ kể lại cảm giác khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 Hàng chục triệu người Mỹ đang chờ tới lượt tiêm vắc xin COVID-19, và ngày càng nhiều người muốn biết cảm giác sau khi tiêm. Báo New York Times ngày 28-12 đăng bài phỏng vấn hàng chục người đã tiêm ngừa COVID-19. Bác sĩ Taneisha Wilson tiêm ngừa vắc xin COVID-19 của hãng Pfizer - Ảnh: NYTIMES Nhân viên y tế tuyến đầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình

Ukraine sa thải quan chức tập hợp binh sĩ trao thưởng khiến Nga tấn công

Bitcoin Hy vọng mới cho nền kinh tế đang khủng hoảng của Bhutan

Mỹ họp bàn về thỏa thuận hạt nhân với Iran

Nga lên tiếng trước cảnh báo của EU về lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng

New York Times: Mỹ có thể cắt gần như toàn bộ tài trợ cho NATO

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt đối với đồng minh thân cận của Thủ tướng Hungary Viktor Orban

Bỉ cảnh báo tăng chi tiêu quốc phòng có thể ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội

Đồng Euro trở thành nơi trú ẩn an toàn giữa 'bão thuế quan'

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi Tây Ban Nha tăng chi tiêu quốc phòng

Anh đào khoe sắc tại công viên hoàng gia Greenwich (Anh)

Anh và Pháp đàm phán thỏa thuận hồi hương người di cư
Có thể bạn quan tâm

Cuộc điện thoại lúc 2h sáng tiết lộ sự thật gây sốc khiến tôi vùi trong nước mắt
Góc tâm tình
05:19:08 17/04/2025
Nhan sắc thật của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á khiến dân tình sốc nặng
Sao châu á
23:41:29 16/04/2025
Clip hot: 1 sao nữ Vbiz bỏ chạy khỏi thảm đỏ khiến cả ekip nháo nhào
Hậu trường phim
23:38:37 16/04/2025
Hoa hậu H'Hen Niê trồng rừng, Hòa Minzy hạnh phúc vì được gặp Chủ tịch nước
Sao việt
23:03:56 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Bảo vệ rủ bạn tù gây 9 vụ trộm tại công ty
Pháp luật
21:42:30 16/04/2025