WHO kêu gọi tăng đầu tư nghiên cứu và phát triển chống bệnh sốt rét
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các nước tiếp tục đổi mới sáng tạo và tăng đầu tư cho cuộc chiến chống bệnh sốt rét.
Bệnh nhân sốt rét được điều trị tại bệnh viện ở Kaya, Burkina Faso. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Báo cáo về bệnh sốt rét thế giới 2021 của WHO, trong những năm gần đây, những tiến bộ trên phạm vi toàn cầu về giảm số ca bệnh và tử vong do bệnh sốt rét đang có dấu hiệu chậm lại hoặc đình trệ, đặc biệt là tại những nước chịu ảnh hưởng nặng nề căn bệnh này. Báo cáo nhấn mạnh cần thiết tiếp tục đổi mới trong nghiên cứu và phát triển những công cụ mới nếu thế giới muốn đạt các mục tiêu về phòng chống bệnh sốt rét vào năm 2030 như WHO đề ra. Tổ chức này yêu cầu tăng đầu tư trung bình hằng năm cho công tác nghiên cứu và phát triển phòng chống sốt rét từ mức 691 triệu USD của năm 2021 lên mức 851 triệu USD vào năm 2030.
Ngoài đầu tư mới, WHO cũng kêu gọi sử dụng tốt hơn các công cụ hiện có chống bệnh sốt rét. Ví dụ, các nước chịu tác động nặng nề nhất của bệnh sốt rét đang thu thập và phân tích số liệu về căn bệnh này để hiểu hơn sự lan truyền có yếu tố địa lý của căn bệnh này. Thay vì áp dụng cùng một cách tiếp cận trong phòng chống bệnh sốt rét, các nước đang xem xét sử dụng các biện pháp can thiệp phù hợp dựa trên đặc điểm của từng địa phương.
Video đang HOT
Nhân Ngày Sốt rét thế giới 25/4, WHO thông báo hơn 1 triệu trẻ em tại Ghana, Kenya và Malawi đã được tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét và đây là loại vaccine ngừa sốt rét đầu tiên của thế giới. Nếu được triển khai rộng rãi, WHO ước tính vaccine có thể cứu sống thêm từ 40.000 đến 80.000 trẻ em châu Phi mỗi năm.
Theo WHO, châu Phi là châu lục có số bệnh nhân mắc sốt rét cao nhất thế giới, với 95% số ca bệnh và 96% số ca tử vong trong năm 2020. Trẻ em dưới 5 tuổi chiếm khoảng 80% số ca tử vong do căn bệnh này.
Bệnh sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm do ký sinh trùng gây ra và lây truyền sang người thông qua vết đốt của muỗi Anopheles cái. Năm 2020, số ca tử vong do bệnh sốt rét là khoảng 627.000. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa và chữa khỏi được.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 25/4, theo số liệu cập nhật do Bộ Y tế Công cộng Cameroon , trong năm ngoái, nước này đã ghi nhận khoảng 4.000 ca tử vong vì bệnh sốt rét. Hiện số bệnh nhân sốt rét tại nước này chiếm 24% tổng số bệnh nhân, trong đó tỷ lệ tử vong là 14% và có 50% số ca nhiễm bệnh phải nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh này phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai.
Mặc dù tình hình đã được cải thiện, bệnh sốt rét vẫn được chính quyền địa phương coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn. Tháng 3 năm ngoái, Chính phủ Cameroon đã phát động một chiến dịch vận động quy mô lớn nhằm huy động các nguồn lực cho cuộc chiến chống bệnh sốt rét hiệu quả hơn. Với tên gọi “Ngăn chặn bệnh sốt rét, hãy hành động ngay bây giờ”, chiến dịch này do Đệ nhất phu nhân Chantal Biya khởi xướng nhằm khuyến khích sự tham gia hiệu quả của các cấp lãnh đạo và người ra quyết định trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua quản lý môi trường, giữ gìn vệ sinh khu dân cư…
Theo đánh giá của WHO, Cameroon đứng thứ 11 trong danh sách các nước chịu ảnh hưởng của bệnh sốt rét nghiêm trọng nhất thế giới.
WHO cảnh báo tình trạng khẩn cấp về y tế tại châu Phi liên quan biến đổi khí hậu
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 6/4 cảnh báo các trường hợp khẩn cấp về y tế liên quan tình trạng biến đổi khí hậu đang gia tăng ở châu Phi, nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt và các bệnh lây truyền qua nguồn nước.
Bệnh nhân sốt rét được điều trị tại bệnh viện ở Kaya, Burkina Faso. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo thông báo của Văn phòng WHO tại châu Phi, các trường hợp khẩn cấp về y tế chiếm tới hơn 50% "các sự kiện sức khỏe cộng đồng được ghi nhận tại khu vực trong suốt 2 thập kỷ qua". Phân tích của WHO cho thấy trong tổng số 2.121 sự kiện y tế cộng đồng được ghi nhận tại châu Phi từ năm 2001 đến năm 2021, có tới 56% là liên quan biến đổi khí hậu.
Bà Matshidiso Moeti - Giám đốc WHO khu vực châu Phi nêu rõ "lũ lụt thường xuyên, các bệnh liên quan nguồn nước và côn trùng mang virus đang làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng y tế". Theo bà, tuy châu Phi "góp phần ít nhất trong tình trạng ấm lên toàn cầu, nhưng châu lục này lại đang phải hứng chịu mọi hậu quả".
Khuyến cáo trên được Văn phòng WHO tại châu Phi đưa ra nhân Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4), với chủ đề của năm nay là "Hành tinh của chúng ta, Sức khỏe của chúng ta".
Ở châu Phi, tiêu chảy là nguyên nhân lớn thứ 3 gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên WHO cho rằng tình trạng này có thể được cải thiện đáng kể nếu như người dân được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt an toàn. Cơ quan này nêu rõ các bệnh lây truyền qua nguồn nước chiếm 40% các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe liên quan khí hậu trong 20 năm qua.
Các nhà khoa học Thụy Điển tìm ra bí quyết mới tiêu diệt muỗi gây sốt rét Các nhà khoa học Thụy Điển tin rằng đã tìm ra bí quyết về cách thức mới thân thiện với môi trường để tiêu diệt loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét. Người dân El Salvador mắc màn phòng muỗi gây bệnh sốt rét. Ảnh minh họa: Compassion/TTXVN Những con muỗi đã được nuôi trong một phòng thí nghiệm ở Thụy Điển bằng...