WHO kêu gọi siết chặt quản lý thuốc lá điện tử
Ngày 14/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi chính phủ các nước áp dụng chính sách quản lý thuốc lá điện tử (vape) tương tự như với thuốc lá thông thường và cấm tất cả thuốc lá điện tử có hương liệu.
Thuốc lá điện tử. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhiều ý kiến coi vape như một sản phẩm thay thế thuốc lá điếu thông thường, giúp giảm số ca tử vong và mắc bệnh do hút thuốc. Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh rằng cần thực hiện “các biện pháp cấp thiết” nhằm kiểm soát vape.
Viện dẫn các nghiên cứu, WHO nêu rõ không có đủ bằng chứng cho thấy vape giúp cai thuốc lá. Trong khi đó, vape tạo ra các chất, một số trong đó được xác định là chất gây ung thư hoặc gây hại tim, phổi. Các chất này cũng có thể hủy hoại sự phát triển trí não ở những người trẻ tuổi. Vape còn có thể gây nghiện nicotine đối với những người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hiện nay, số trẻ từ 13 – 15 tuổi sử dụng vape đang nhiều hơn so với số người trưởng thành tại tất cả các quốc gia thành viên của WHO.
Tổ chức này kêu gọi thực hiện các thay đổi, trong đó có việc cấm tất cả các hương liệu như tinh dầu bạc hà, cũng như áp dụng các biện pháp kiểm soát thuốc lá điện tử tương tự như các biện pháp thực hiện đối với thuốc lá thông thường, gồm đánh thuế cao và cấm sử dụng tại nơi công cộng.
Video đang HOT
Tổng giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus nhận định trẻ em đang bị lôi kéo sử dụng thuốc lá điện tử, thậm chí có thể nghiện nicotine. Chính vì vậy, ông kêu gọi các quốc gia thực thi các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát sản phẩm này.
WHO và một số tổ chức khác đang nỗ lực thúc đẩy các quốc gia ban hành những quy định chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm mới có chứa nicotine. Các sản phẩm này đang được một số công ty thuốc lá lớn như Philip Morris International nhắm đến như một lựa chọn thay thế thuốc lá thông thường, nhằm cứu vãn mảng kinh doanh thuốc lá truyền thống đang gặp khó khăn do các quy định cấm thuốc lá ngày càng chặt chẽ và tỷ lệ người hút thuốc giảm.
Loạt cảnh báo thảm hoạ tàn khốc tại Gaza; trẻ em bị thương đau đớn vì không có thuốc gây tê
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã cảnh báo về tình trạng "thảm khốc và nguy hiểm" tại các bệnh viện ở Gaza.
Trong khi đó, video do Reuters phát đi cho thấy nhiều trẻ em bị thương la hét đau đớn vì không có thuốc gây tê.
Người Palestine đến phía Nam Thành phố Gaza vào 12/11 sau khi rời bỏ nhà cửa và phía Bắc Dải Gaza trong bối cảnh Israel bắn phá không ngừng và các cuộc đụng độ đang diễn ra giữa quân đội Israel và các tay súng Hamas. Ảnh: AFP
Trong một bài đăng hôm 12/11 trên X, trước đây gọi là Twitter, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói rằng "tình hình rất thảm khốc, nguy hiểm" và "bệnh viện không còn hoạt động như một bệnh viện nữa".
Về phần mình, Bác sĩ không biên giới, một tổ chức viện trợ nhân đạo toàn cầu có tên Médecins Sans Frontières hay MSF, nói với HuffPost rằng từ ngày 11/11, họ không thể liên lạc được với nhân viên của mình bên trong bệnh viện Al-Shifa, bệnh viện lớn nhất ở Dải Gaza.
Trước đó, nhân viên MSF tại hiện trường đã mô tả tình hình là "quá nguy hiểm". Nhân viên MSF cho biết thêm là bản thân đã nhìn thấy người chết trên đường phố, nghe thấy tiếng người bị thương kêu cứu, nhưng không thể làm gì được vì "đi ra ngoài rất nguy hiểm" và "thấy mọi người bị bắn".
Hãng tin Al Jazeera dẫn lời Tiến sỹ, bác sỹ Marwan Abusada, trưởng khoa phẫu thuật tại bệnh viện Al-Shifa cho biết thêm liên tục xảy ra các vụ xả súng và bắn phá.
"Chúng tôi không có điện, không có nước, thậm chí không có thức ăn. Chúng tôi có rất nhiều người chết và chúng tôi muốn chôn xác họ. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi nói rằng nó quá nguy hiểm. Chúng tôi đã cố gắng xây một ngôi mộ lớn, nhưng người Israel đã tấn công chúng tôi", bác sĩ Marwan Abusada nói.
Cũng giống như Tổng Giám đốc Ghebreyesus và tổ chức MSF, bác sỹ Marwan Abusada đã kêu gọi ngừng bắn phá và oanh tạc.
Trong khi đó, video do hãng tin Reuters phát đi cho thấy tại bệnh viện Al-Shifa cho thấy có rất nhiều người bị thương đang được cấp cứu.
Các bác sĩ đang cố gắng sát trùng và khâu vết thương cho một bé gái. Do không được gây tê cục bộ vì không có thuốc gây tê, cô bé đã la hét trong đau đớn.
Các bác sĩ ở đây cho biết họ cảm nhận được nỗi đau của bệnh nhân, có thể còn "đau đớn hơn những gì ai đó có thể tưởng tượng, vượt xa những gì mà một người ở độ tuổi của họ có thể chịu đựng được".
Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng chỉ khâu để đóng vết thương và cầm máu cho bệnh nhân, các bác sĩ bệnh viện Al-Shifa chỉ có thể "đưa cho một số người một miếng gạc vô trùng để cắn và giảm đau".
WHO triệu tập cuộc họp thứ hai của ủy ban tình trạng khẩn cấp về bệnh đậu mùa khỉ Ngày 14/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo triệu tập họp ủy ban chuyên gia về bệnh đậu mùa khỉ vào ngày 21/7 tới để quyết định liệu căn bệnh này có cấu thành một tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay không. Biểu tượng của WHO tại trụ sở ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN Đây sẽ...