WHO kêu gọi các nước hợp tác chấm dứt đại dịch COVID-19
Ngày 24/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các nước hợp tác cùng nhau để chấm dứt giai đoạn nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh rằng các nước đã có sẵn tất cả công cụ để thực hiện mục tiêu đó.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Phát triển của Đức Svenja Schulze, Tổng Giám đốc Ghebreyesus nhấn mạnh: “Hiện đại dịch COVID-19 đã bước sang năm thứ ba và chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng. Chúng ta phải làm việc cùng nhau để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch này. Chúng ta không thể để COVID-19 tiếp tục kéo dài dai dẳng cũng như không thể để tiếp diễn vòng luẩn quẩn giữa sự lo sợ và thái độ phớt lờ”.
Người đứng đầu WHO cũng thông báo Đức đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho tổ chức này. Trong lịch sử, Mỹ từng là quốc gia có đóng góp tài chính hàng đầu cho WHO trong số gần 200 quốc gia thành viên trực thuộc.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ trưởng Schulze nêu rõ ưu tiên hàng đầu của Đức là chấm dứt đại dịch trên toàn thế giới. Bà cũng kêu gọi các nước trên thế giới tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 một cách thực chất, qua đó hiện thực hóa mục tiêu nói trên.
Trước thềm Năm mới 2022, Tổng Giám đốc WHO đã lạc quan đánh giá giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch có thể chấm dứt vào năm 2022. Ông cho rằng việc thoát khỏi cuộc khủng hoảng này sẽ phụ thuộc một phần vào việc thế giới tuân thủ “Nghị quyết Năm mới”, theo đó tiêm phòng cho 70% dân số của tất cả các quốc gia từ nay cho đến tháng 7/2022. Ngoài ra, một lần nữa ông khẳng định chấm dứt bất bình đẳng trong tiếp cập dịch vụ y tế vẫn là chìa khóa để chấm dứt đại dịch.
Theo số liệu của trang thống kê worldometers.info, kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 đến nay, tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã ghi nhận tổng cộng 352.243.894 ca mắc, trong đó có 5.615.101 ca tử vong. Trong hai năm vừa qua, nhiều biến thể của chủng virus ban đầu SARS-CoV-2 đã xuất hiện, trong đó có 2 biến thể đáng lo ngại là Delta và Omicron; cùng 10 biến thể đang được theo dõi như Alpha, Beta, Gamma…
Trong lịch sử, chưa từng có loại vaccine nào được điều chế và phát triển nhanh như các loại vaccine ngừa COVID-19. Đã có 23 loại vaccine khác nhau được cấp phép sử dụng trên khắp thế giới và hàng trăm loại vaccine ngừa COVID-19 khác đang được nghiên cứu, phát triển.
Quỹ Bill & Melinda Gates và tổ chức từ thiện Wellcome đóng góp 300 triệu USD ứng phó dịch COVID-19
Ngày 18/1, Quỹ Bill & Melinda Gates và tổ chức từ thiện y sinh của Anh Wellcome đã cam kết mỗi bên sẽ đóng góp 150 triệu USD để ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như để phòng ngừa các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai.
Quỹ Bill & Melinda Gates và tổ chức từ thiện Wellcome đóng góp 300 triệu USD ứng phó dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Tổng cộng 300 triệu USD nói trên sẽ được chuyển cho Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng ứng phó dịch bệnh (CEPI) - một tổ chức đối tác toàn cầu ra đời cách đây 5 năm và đang cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như Liên minh Vaccine (GAVI) điều hành cơ chế COVAX phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho các quốc gia đang phát triển.
Phát biểu họp báo, Giám đốc tổ chức Wellcome, nhà khoa học người Anh Jeremy Farrar, nhấn mạnh không ai có thể chắc chắn rằng Omicron sẽ là biến thể cuối cùng của virus SARS-CoV-2 hoặc COVID-19 sẽ là đại dịch cuối cùng. Do đó, ông cho rằng cần có một sự ứng phó toàn cầu thực sự, đồng thời kêu gọi các chính phủ tăng cường đóng góp cho nỗ lực này.
Khoản đóng góp 300 triệu USD của Quỹ Gates và tổ chức Wellcome chỉ là một phần nhỏ so với khoản 3,5 tỷ USD mà CEPI huy động cho kế hoạch hành động mới trong vòng 5 năm. Giới chuyên môn kỳ vọng một hội nghị dự kiến được tổ chức vào tháng 3 tới tại thủ đô London (Anh) sẽ giúp huy động thêm các khoản đóng góp cho kế hoạch nói trên.
Ra đời năm 2017 sau đại dịch Ebola, CEPI đã có những đóng góp lớn cho công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19. Liên minh này đã hỗ trợ tài chính cho 14 dự án vaccine, trong đó có vaccine của các hãng AstraZeneca, Moderna và Novavax.
Trả lời báo giới, tỷ phú Bill Gates, nhà đồng sáng lập Quỹ Bill & Melinda Gates, đánh giá các loại vaccine đó đã được nghiên cứu và sản xuất rất nhanh, tạo ra sự khác biệt lớn, cứu sống nhiều sinh mạng. Tuy nhiên, ông cho biết hiện CEPI chưa nhận được đủ số lượng vaccine dành cho các quốc gia đang phát triển như kỳ vọng.
Một trong những mục tiêu chính của CEPI là giảm đáng kể thời gian phát triển các loại vaccine phòng chống bất kỳ chủng virus mới nào trong vòng 100 ngày kể từ khi tiến hành giải trình tự gene của mầm bệnh.
Giám đốc điều hành CEPI Richard Hatchett nhấn mạnh việc phát triển và đưa ra được vaccine trong vòng 11 tháng trong năm 2020 là điều chưa từng có. Dù vậy, điều này chắc chắn là chưa đủ. Tốc độ lây lan theo cấp số nhân của biến thể Omicron trên thế giới trong 2 tháng qua cho thấy thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng cả về tốc độ và quy mô để có thể ứng phó với các mối đe dọa trong tương lai.
Omicron lan chưa từng thấy, ông Biden cảnh báo "mùa đông chết chóc" Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo biến chủng Omicron bắt đầu lây lan nhanh và những người không tiêm vaccine Covid-19 sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng. Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp với nhóm chuyên trách Covid-19 hôm 16/12 (Ảnh: Reuters). "Biến chủng (Omicron) đã xuất hiện ở đây và đang lan rộng, nó sẽ tiếp...