WHO: Hơn 1,65 tỷ người mắc các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trong năm 2021
Ngày 30/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào việc chống lại các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD), khiến hơn 1,65 tỷ người, thường là ở các nước kém phát triển nhất, cần phải điều trị trong năm 2021.
Đây là nhóm các loại bệnh hết sức đa dạng và phổ biến ở vùng nhiệt đới.
Nhân viên y tế lấy mẫu máu xét nghiệm cho em bé tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Zomea Kaka, CH Trung Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
WHO nhấn mạnh NTD ảnh hưởng không phù hợp đến những người nghèo nhất, nhất là ở các khu vực thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh kém và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Các bệnh này dường như bị bỏ qua khi không được quan tâm thỏa đáng và được nhận nguồn tài trợ eo hẹp từ các quỹ.
Video đang HOT
Ông Soce Fall, Giám đốc Vụ NTD thuộc WHO, cho rằng các căn bệnh bị bỏ quên vì chúng không ảnh hưởng đến các nước phát triển. Ông dẫn ví dụ đầu tư cho công tác phòng chống và điều trị bệnh đậu mùa khỉ được chú trọng ngay sau khi bệnh bắt đầu lây lan ra ngoài châu Phi hồi năm ngoái. Ông nhấn mạnh các bệnh NTD chưa được đầu tư cần thiết và đã đến lúc thé giới cần công bằng, cần bảo vệ người dân dù họ ở đâu và địa vị xã hội ra sao.
Theo WHO, năm 2021, trên thế giới có khoảng 1,65 tỷ người cần điều trị ít nhất 1 bệnh NTD, giảm hơn 80 triệu người so với năm 2020. Số người cần điều trị NTD giảm đều mỗi năm từ mức 2,19 tỷ người hồi năm 2010. Tính đến tháng 12 năm ngoái, đã có 47 nước trên thế giới loại bỏ được ít nhất 1 NTD, trong đó 8 nước được chứng nhận loại bỏ được 1 NTD chỉ riêng trong năm 2022.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh trên thế giới, hàng triệu người đã miễn nhiễm với NTD, vốn làm người bệnh vướng vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và bệnh tật. Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm.
NTD là một nhóm gồm 20 bệnh chủ yếu phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Có nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm và độc tố. NTD gồm các bệnh Chagas, sốt xuất, bệnh giun Guinea, bệnh ngủ, bệnh do nhiễm ký sinh trùng leishmaniasis, bệnh phong, bệnh mù sông (còn gọi là bệnh mù do giun chỉ onchocerciasis), bệnh dại, bệnh ghẻ, bệnh do rắn độc cắn, bệnh đau mắt hột.
WHO: Không phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Trung Quốc
Ngày 4/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố các dữ liệu phân tích cho thấy không có biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện trong diễn biến dịch bệnh hiện nay tại Trung Quốc.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin trên được được ra khi WHO công bố các dữ liệu do Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cung cấp.
Trước đó một ngày, các quan chức WHO đã gặp các nhà khoa học Trung Quốc để thảo luận về tình hình dịch bệnh tại nước này. Theo những dữ liệu phân tích được CDC Trung Quốc cung cấp, các dòng phụ BA.5.2 và BF.7 của biến thể Omicron đang là những dòng gây bệnh chủ đạo ở nước này. Cả hai dòng phụ này gây ra khoảng 97,5% số ca mắc mới tại Trung Quốc.
Để có được kết quả trên, CDC Trung Quốc đã tổng hợp và phân tích hơn 2.000 gene từ các mẫu bệnh phẩm. WHO cho biết những dữ liệu trên trùng khớp với những dữ liệu được các quốc gia trên thế giới cung cấp dựa trên kết quả giải trình tự gene virus trong các mẫu bệnh phẩm từ những du khách Trung Quốc. Theo đó, các dữ liệu phản ánh không có biến thể mới hay đột biến đáng chú ý nào.
Phát biểu tại họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này vẫn duy trì liên lạc với Trung Quốc để nắm bắt tình hình dịch bệnh tại quốc gia này. Ông cũng tiếp tục nhấn mạnh vai trò của tiêm chủng, đặc biệt là các mũi tăng cường, giúp giảm thiểu các ca bệnh nặng và nhập viện vì mắc COVID-19.
Hiện số ca mắc mới COVID-19 tại Trung Quốc có chiều hướng tăng sau khi nước này điều chỉnh các biện pháp ứng phó với dịch bệnh, cho phép dỡ bỏ nhiều hạn chế và nới lỏng các quy định phòng, chống dịch. Một số nước phản ứng thận trọng với điều chỉnh này, theo đó tăng cường kiểm dịch với những người đến từ Trung Quốc.
Trong ngày 4/1, các quan chức y tế của Liên minh châu Âu (EU) họp để thảo luận về phản ứng chung với tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Phát biểu trong cuộc họp báo với người đồng cấp Bồ Đào Nha ở Lisbon, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Berlin ủng hộ EU có phản ứng chung trong tình hình hiện nay.
WHO sử dụng tên tiếng Anh mới cho bệnh đậu mùa khỉ Ngày 28/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo tên tiếng Anh của bệnh đậu mùa khỉ - "monkeypox" sẽ được đổi thành "mpox" nhằm tránh những hiểu lầm liên quan đến tên cũ. Nhân viên y tế lấy mẫu máu xét nghiệm cho em bé tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Zomea Kaka, CH Trung...