WHO hối thúc các nước rót tiền vào quỹ vaccine Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hối thúc các quốc gia đầu tư hàng tỷ USD vào việc tìm vaccine và phương pháp điều trị Covid-19.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 13/8 gọi đây là “một khoản nhỏ” so với chi phí kinh tế khổng lồ phải bỏ ra để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng.
Quỹ đầu tư của WHO tên ACT-Accelerator, nhằm chia sẻ nghiên cứu, phát triển, sản xuất và thương mại toàn cầu các phương pháp điều trị, ngăn ngừa Covid-19. WHO khẳng định đây là hành động khôn ngoan hơn việc bỏ ra hàng tỷ USD xử lý hệ lụy đại dịch để lại.
Trích dẫn dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, rằng Covid-19 sẽ “thổi bay” 12 nghìn tỷ USD trong hai năm, người đứng đầu WHO kêu gọi các quốc gia chi tiền cho các giải pháp chung.
“Đây là hình thức kích thích kinh tế tốt nhất mà thế giới có thể nhắm đến”, tiến sĩ Tedros phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến. Ông nhận định việc tài trợ 31,3 tỷ USD cho ACT-Accelerator “chỉ là một phần rất nhỏ so với giải pháp thay thế, khi các nền kinh tế thiệt hại nhiều hơn và cần đến những gói kích cầu để duy trì”.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong buổi họp tại Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 3/7. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
WHO cho biết việc phân tán rủi ro và chia sẻ lợi nhuận là bước đi hợp lý mà một số quốc gia cần áp dụng, thay vì hành động một mình để phát triển vaccine.
“Quá trình này kéo dài, phức tạp, tốn kém và đầy rủi ro. Phần lớn vaccine trong giai đoạn đầu đều thất bại”, Tedros nói, nhấn mạnh cần có nhiều “ứng viên”, với công nghệ khác biệt, nhằm chọn lựa sản phẩm tốt nhất.
Hôm 11/8, Nga tuyên bố trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine Covid-19, dù thử nghiệm giai đoạn cuối với hơn 2.000 người mới bắt đầu sau đó một ngày (12/8). Giới khoa học toàn cầu tỏ ra hoài nghi về vaccine “đốt cháy giai đoạn” này của Nga.
Bruce Aylward, giám đốc quỹ ACT-Accelerator, cho biết WHO vẫn chờ đợi Moskva công bố dữ liệu chi tiết hơn.
“Chúng tôi đang trao đổi với Nga để có thêm thông tin, hiểu được tình trạng của sản phẩm, các thử nghiệm đã thực hiện và những bước tiếp theo ra sao”, ông nói.
Theo WHO, đến nay thế giới có 168 loại vaccine đang được nghiên cứu, trong đó 28 loại đã tiến đến thử nghiệm lâm sàng. 9 loại (không bao gồm vaccine của Nga), nằm trong chương trình ACT-Accelerator.
Giám đốc Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cho rằng chỉ chú trọng vào một đến hai “ứng viên” trong hàng loạt sản phẩm đang phát triển không phải quyết định sáng suốt.
“Chúng tôi không biết loại nào sẽ dẫn đầu, loại nào thực sự chứng minh được tính an toàn và hiệu quả. Chúng tôi khuyến khích các nước tham gia vào chương trình toàn cầu, bởi bạn sẽ có quyền tiếp cận với nhiều vaccine hơn, có cơ hội tốt để mua bán nếu chúng thành công”, quan chức này nói.
Hôm 13/8, Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã mua dự trữ 400 triệu liều vaccine do Johnson & Johnson điều chế. Mỹ cũng đầu tư hàng chục tỷ USD để đặt trước những ứng viên tiềm năng.
Tổng Giám đốc WHO: Hầu hết dân trên thế giới vẫn dễ bị nhiễm virus SARS-CoV-2
Tổng Giám đốc WHO cảnh báo hầu hết người dân trên thế giới vẫn dễ bị nhiễm virus SARS-CoV-2, ngay cả ở những khu vực đã trải qua các đợt bùng phát nghiêm trọng.
Cảnh báo này được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp của WHO nhằm đánh giá kết quả sau 6 tháng dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu.
WHO cũng đưa ra cảnh báo về các phản ứng yếu ớt từ nhiều nước do áp lực kinh tế - xã hội trong cuộc chiến chống lại đại dịch này.
"WHO tiếp tục đánh giá mức độ rủi ro toàn cầu của dịch COVID-19 là rất cao. Ủy ban khẩn cấp của WHO nhấn mạnh đại dịch COVID-19 còn kéo dài, lưu ý đến tầm quan trọng của các nỗ lực ứng phó của cộng đồng, quốc gia, khu vực và toàn cầu", tuyên bố của WHO cho hay.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: AP)
Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh giá, ảnh hưởng của đại dịch sẽ kéo dài.
"Đại dịch là cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu của thế kỷ này và những ảnh hưởng của nó sẽ được cảm nhận trong nhiều thập kỷ tới. Hầu hết người dân trên thế giới vẫn dễ bị nhiễm virus SARS-CoV-2, ngay cả ở những khu vực đã trải qua các đợt bùng phát nghiêm trọng", người đứng đầu WHO nói.
Ủy ban khẩn cấp của WHO kêu gọi các quốc gia cung cấp hướng dẫn cần thiết về các phản ứng đối với đại dịch này "để giảm nguy cơ phản ứng yếu ớt của các quốc gia trước các áp lực kinh tế, xã hội".
Cuộc họp này cũng kêu gọi WHO hỗ trợ các nước chuẩn bị cho việc triển khai các liệu pháp điều trị và vaccine đã được chứng minh hiệu quả. Cuộc họp cũng nhấn mạnh đến việc cải thiện sự hiểu biết về dịch tễ học và mức độ nghiêm trọng của virus corona chủng mới, bao gồm cả những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của dịch bệnh này.
Kể từ khi dịch bệnh xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đến nay, thế giới ghi nhận 17.988.707 ca nhiễm virus corona, trong đó có 687.605 người chết.
Tổng Giám đốc WHO: "Không chấp nhận nổi" bình luận của Ngoại trưởng Mỹ Người đứng đầu WHO tuyên bố, các bình luận của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Anh là "sai sự thật và không thể chấp nhận nổi". Phát biểu trong buổi họp báo chiều 23/7 tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Geneva, Thụy Sỹ, Tổng Giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố, việc Ngoại trưởng...