WHO, FAO khuyến cáo Việt Nam cảnh giác cúm H5N8 lây từ gia cầm sang người
Hai tổ chức quốc tế này kêu gọi Việt Nam cảnh giác với khả năng lây nhiễm cúm H5N8 sang người khi phát hiện 7 công nhân ở trang trại chăn nuôi gà ở Nga bị nhiễm virus cúm A (H5N8).
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đây là báo cáo đầu tiên về sự lây nhiễm H5N8 từ gia cầm sang người mặc dù virus này đã lưu hành trên gia cầm và chim hoang dã từ năm 2016. Theo đó, 7 công nhân ở trang trại chăn nuôi gà ở Nga bị nhiễm virus cúm A (H5N8). Tất cả 7 ca mắc ở người đều không có triệu chứng. Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào về việc virus này gây bệnh nặng ở người hay lây truyền từ người sang người, do vậy những trường hợp bệnh này do gia cầm bị nhiễm bệnh lây truyền sang người.
Tại Việt Nam, chương trình giám sát của Cục Thú y chưa từng phát hiện thấy virus H5N8. Bắt đầu từ năm 2021, Cục Thú y sẽ tăng cường xét nghiệm virus H5N8 trong chương trình giám sát cúm gia cầm quốc gia. “Về mặt kỹ thuật, virus H5N8 có chung đặc điểm kháng nguyên với virus H5N6 đang lưu hành tại Việt Nam. Do vậy vắc xin cúm gia cầm hiện tại được sử dụng tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả” Ts. Pawin Padungtod, Điều phối viên Kỹ thuật Cấp cao, FAO Việt Nam, cho biết.
Ts. Satoko Otsu, Điều phối viên nhóm Các Bệnh Truyền nhiễm và Tình trạng Y tế Khẩn cấp của WHO cho biết: “Mặc dù nguy cơ lây nhiễm sang người đối với virus cúm gia cầm A (H5N8) ở Việt Nam là rất thấp, nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác và tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân để phòng chống bệnh cúm gia cầm”.
Lây nhiễm cúm gia cầm ở người do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống hoặc chết bị nhiễm bệnh. “Chúng ta nên tiếp tục giám sát phối hợp cả ở lĩnh vực y tế và thú y. Cộng đồng có thể tham gia phòng, chống dịch bằng cách báo cáo các trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc chết càng sớm càng tốt và đảm bảo thực hành các biện pháp phòng bệnh cá nhân” Tiến sĩ Otsu nói thêm.
FAO và WHO Việt Nam khuyến nghị các hành vi sau:
Đối với người chăn nuôi gia cầm
- Tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại khu vực chăn nuôi để giảm thiểu nguy cơ vi rút xâm nhập;
- Tuân thủ đúng lịch tiêm phòng và đảm bảo dinh dưỡng tốt cho sức khỏe gia cầm; Báo cáo các trường hợp gia cầm chết bất thường cho trưởng thôn hoặc cơ quan thú y địa phương và
- Không cho phép khách vào khu vực chăn nuôi.
Video đang HOT
Đối với những người buôn bán gia cầm và những người bán gia cầm tại chợ
- Chỉ thu gom gia cầm từ nguồn rõ ràng được và bán ở những khu vực được phép trong chợ;
- Không bán gia cầm bên ngoài chợ;
- Luôn rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm;
- Sử dụng giày dép riêng do các trang trại chăn nuôi gia cầm cung cấp khi bạn cần
vào khu vực chăn nuôi;
- Luôn rửa sạch giày dép của bạn khi bạn rời khỏi chợ có bán gia cầm.
Đối với bác sĩ thú y và những người tham gia vào công tác đáp ứng dịch : cần luôn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc với gia cầm nhiễm hay nghi ngờ nhiễm bệnh để giảm thiểu nguy cơ bị lây bệnh.
Đối với cộng đồng
- Thường xuyên rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và thường xuyên trong quá
trình nấu ăn và sau khi tiếp xúc với động vật.
- Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, gia cầm và trứng.
- Rửa sạch và làm vệ sinh tất cả các bề mặt và dụng cụ được sử dụng để chế biến
thực phẩm.
- Không ăn “tiết canh” một món ăn của Việt Nam chủ yếu được làm từ tiết của vịt.
- Tránh tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết.
- Nếu bạn đã tiếp xúc với gia cầm có khả năng bị nhiễm bệnh, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất khi bạn có các triệu chứng đường hô hấp.
- Báo cáo ngay khi thấy gia cầm ốm chết bất thường cho cơ quan thú y địa phương.
Các vụ dịch cúm gia cầm độc lực cao A (H5N8) đã được báo cáo ở Nga, Châu Âu, Trung Quốc, Trung Đông và Bắc Phi trong những tháng gần đây, nhưng chỉ ở gia cầm và chim hoang dã. Các virus cúm gia cầm độc lực cao khác, chẳng hạn như H5N1, H5N6 và H7N9, đã được lây truyền từ động vật sang người.
Cúm gia cầm độc lực cao H5N1 đã gây tử vong cho 64 người Việt Nam kể từ khi virus này được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2003. Từ năm 2014 tới nay, Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp tử vong nào, nhưng các ổ dịch trên gia cầm vẫn thường xuyên được phát hiện và phải tiêu hủy nhiều đàn gà và vịt.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...