WHO dự báo: Từ năm 2022, cuộc sống mới bình thường trở lại
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo sẽ không có đủ vắc xin ngừa COVID-19 để cuộc sống trở lại bình thường trước năm 2022, đeo khẩu trang và giãn cách vẫn là bắt buộc.
Thế giới sẽ không có đủ vắc xin COVID-19 trong hơn một năm tới – Ảnh: REUTERS
Bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO, cho biết Sáng kiến Covax nhằm phân phối đồng đều vắc xin COVID-19 dự kiến chỉ sản xuất được vài trăm triệu liều đến giữa năm 2021, quá ít so với nhu cầu của 170 quốc gia/nền kinh tế tham gia sáng kiến.
Lượng vắc xin đó quá nhỏ để các nước có thể dỡ bỏ quy định về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Tất cả sẽ phải chờ đến cuối năm 2021 khi người ta sản xuất được 2 tỉ liều vắc xin.
“Mọi người hình dung là vào tháng 1-2021 chúng ta có vắc xin cho cả thế giới, và mọi thứ sẽ trở lại bình thường nhưng điều này không đúng. Đánh giá tốt nhất của chúng tôi là giữa năm 2021 vắc xin bắt đầu được sản xuất, vì đầu năm là lúc kết quả thử nghiệm lâm sàng bắt đầu có”, bà Swaminathan cho biết.
Video đang HOT
Theo báo SCMP, khác với WHO, Trung Quốc đưa ra mốc thời gian tham vọng hơn. Ngày 15-9, CDC Trung Quốc nói người dân nước này sẽ tiếp cận được vắc xin nội địa sớm nhất vào tháng 11 hoặc 12-2020.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố sẽ sớm có vắc xin khiến người ta lo ngại rằng dưới áp lực chính trị, giới chức y tế Mỹ có thể cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin dù chỉ tiêu an toàn, hiệu quả chưa bảo đảm.
WHO dự kiến sẽ đưa ra hướng dẫn về sử dụng khẩn cấp vắc xin trong tuần tới.
“Tất cả thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra sẽ phải theo dõi tiếp trong ít nhất 12 tháng hoặc hơn. Đó là khoảng thời gian cần thiết để đảm bảo không có tác dụng phụ dài hạn nào sau vài tuần đầu tiên.
Bởi vì đây là một đại dịch, có khả năng nhiều nhà quản lý sẽ muốn cấp phép sử dụng khẩn cấp, điều này có thể hiểu được, nhưng cần phải có một số tiêu chí cho việc này. Ngoài hiệu quả thuốc, tôi cho rằng cái mọi người muốn thấy là tính an toàn”, bà Swaminathan bổ sung.
WHO: Oxford ngừng thử nghiệm vaccine là 'lời cảnh tỉnh'
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định ngừng thử nghiệm vaccine Covid-19 của Oxford là "lời cảnh tỉnh", không phải dấu hiệu làm nhụt chí giới khoa học.
Hôm 8/9, hãng dược AstraZeneca bất ngờ tuyên bố ngừng thử nghiệm giai đoạn ba của vaccine Covid-19 bởi một tình nguyện viên bị ốm. Trong cuộc họp ngày 10/9, WHO tỏ ra lạc quan đối với động thái này.
"Đây là lời cảnh tỉnh để nhận ra trong quá trình nghiên cứu lâm sàng, những 'thăng trầm' hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng. Không được nản chí bởi đây là điều rất bình thường", bà Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO, nhận định.
Kể từ khi dịch bệnh qua đỉnh, chính phủ nhiều nước coi tiêm chủng là chìa khóa đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường. Các chuyên gia cho rằng vaccine có nguy cơ trở thành công cụ chính trị ở một số khu vực.
"Đây là cuộc đua chống lại virus, cuộc đua để cứu mạng người dân. Nó không phải trận chiến giữa các công ty và quốc gia", Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, phát biểu trong cuộc họp.
Động thái của nhóm Oxford-AstraZeneca cũng nhận được sự hoan nghênh từ nhiều nhà khoa học quốc tế. Họ cho rằng hai đơn vị đề cao tôn chỉ về an toàn trong bối cảnh chính trị phức tạp. Khi dừng thử nghiệm, AstraZeneca có thời gian để xem xét kỹ lưỡng hơn.
Bà Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO, trong buổi họp tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 3/7. Ảnh: Reuters
Chuyên gia dịch tễ WHO, bà Maria Van Kerkhove, cho biết tỷ lệ tử vong tại châu Âu đang giảm do nhiều yếu tố, bao gồm cải thiện trong công tác phát hiện ca nhiễm và điều trị lâm sàng.
Bà nói: "Chúng ta đang ở tình thế tốt hơn để ngăn chặn virus lây nhiễm sang các nhóm cư dân dễ bị tổn thương, tuy nhiên vẫn chưa rõ về tác động lâu dài của căn bệnh này".
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đó đã nâng mức hỗ trợ kêu gọi cho chương trình ACT Accelerator (Tăng tốc Tiếp cận ứng phó Covid-19) lên 38 tỷ USD. Ông nói: "Điều khiến tôi lo lắng nhất là sự thiếu đoàn kết. Khi chúng ta bị chia rẽ, virus sẽ có cơ hội tốt hơn (để lây lan)".
Đến nay, toàn thế giới có hơn 150 loại vaccine đang được phát triển, 9 trong số đó tiến đến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Hai loại được phê duyệt khẩn cấp thuộc và Nga và Trung Quốc. Những "ứng viên" tiềm năng khác do Moderna, Pfizer, Sanofi... điều chế.
Hơn 28 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 28 triệu người nhiễm, hơn 912.000 người chết do nCoV, WHO lo ngại tình trạng thiếu đoàn kết giữa các nước trong đại dịch. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 28.290.327 ca nhiễm và 912.699 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 296.660 và 5.808 ca sau 24 giờ, trong khi 20.315.314 người đã...