WHO đặt tên cho chủng mới của virus corona là Covid-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đặt tên chính thức cho virus corona chủng mới là Covid-19.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 11/2 thông báo virus corona chủng mới (nCoV) gây dịch viêm phổi tại Trung Quốc từ nay sẽ được gọi là Covid-19.
Ông Tedros giải thích rằng chữ “Co” là viết tắt của từ “corona”, “vi” viết tắt của từ “virus” và “d” viết tắt của từ “dịch bệnh” (disease).
Covid-19 được chọn vì “không liên quan đến vị trí địa lý, loài động vật, cá nhân hay nhóm người nào”. Ngoài ra, tên dịch bệnh cũng phải là từ có thể phát âm được và liên quan tới mầm bệnh.
Ông Tedros nhấn mạnh việc đặt tên chính thức cho dịch bệnh là quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa việc sử dụng những cái tên không chính xác hoặc mang tính kỳ thị khác.
Cuộc họp báo của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 11/2 (giờ địa phương). Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Trước đó, trong một nỗ lực để chống lại sự kỳ thị khu vực cũng như văn hóa trên thế giới, chính phủ Trung Quốc hôm 8/2 đã công bố tên tạm thời cho dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra là Novel Coronavirus Pneumonia – NCP (tạm dịch: Viêm phổi virus corona chủng mới).
Sau khi bùng phát tại Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) từ cuối năm 2019, dịch bệnh do Covid-19 đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và hơn 43.000 người nhiễm trên toàn cầu.
Tại cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), người đứng đầu WHO cũng cho rằng, hiện có một “cơ hội thực tế” để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh chết người do Covid-19 gây ra. Ông Ghebreyesus cũng cho biết, vắc xin cho Covid-19 đầu tiên có thể có được trong 18 tháng tới.
Tổng Giám đốc WHO Tedros đã kêu gọi các nước, các tổ chức nghiên cứu chia sẻ mẫu phẩm virus corona chủng mới và đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thuốc điều trị cũng như vắc xin phòng ngừa.
Theo congly
Vì sao các bệnh nhân nhiễm nCoV chỉ cần điều trị ở tuyến cơ sở?
Việc điều trị, khoanh vùng tốt ngay tại cơ sở là bước phòng chống dịch viêm đường hô hấp do virus corona (nCoV) lây lan ra cộng đồng.
Vĩnh Phúc đang là tâm điểm nóng của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới (nCoV), với trường hợp nhiễm bệnh mới nhất - ca thứ 15, là một bé gái 3 tháng tuổi đang được cách ly điều trị tại địa phương.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Hiện bệnh nhi được cách ly cùng mẹ tại phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Không chỉ bệnh nhi này, nhiều bệnh nhân cũng đang cách ly, điều trị sức khỏe ngay tại địa phương và đều đang có tiến triển tốt. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã khẳng định, điều trị tại chỗ là quan điểm ứng phó, điều trị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của ngành y tế.
Theo đó, bệnh xảy ra tại địa phương nào, khu vực nào sẽ tiến hành cách ly, thu dung điều trị tại đó, trừ các trường hợp bệnh nhân vượt khả năng điều trị của tuyến dưới mới chuyển lên tuyến trên. Bởi vì, trong quá trình vận chuyển rất dễ có nguy cơ lây lan bệnh tật ra cộng đồng.
"Đối với một số trường hợp đã mắc corona virus tại Vĩnh Phúc, người bệnh đã được cách ly, điều trị tại Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên và phòng khám đa khoa khu vực theo phác đồ điều trị của Bộ y tế xây dựng và tập huấn cho các nhân viên y tế toàn quốc.
Bộ Y tế cũng đã cử một đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai xuống hỗ trợ trực tiếp điều trị bệnh nhân ngay tại tuyến cơ sở về chuyên môn, kỹ thuật và nhân lực, cụ thể ở đây là huyện Bình Xuyên. Làm tốt công tác điều trị ngay tại cơ sở, khoanh vùng chống dịch ngay tại cơ sở cũng là làm tốt bước phòng chống lây lan dịch bệnh ra cộng đồng", ông Tuyên nhấn mạnh.
Nói về các trường hợp đang cách ly, theo dõi tại Vĩnh Phúc, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đánh giá việc phân tuyến điều trị bệnh nhân nCoV như hiện nay là hợp lý và đúng với đặc tính của căn bệnh, mặc dù thế giới vẫn còn rất ít thông tin về chủng virus corona mới này. Tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa, hay BV chuyên khoa như BV Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa cũng đã điều trị khỏi bệnh và người bệnh xuất viện.
"Ngay tại huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) với sự chi viện của các đội cơ động phản ứng nhanh, các bác sĩ tuyến dưới cũng đang điều trị rất tốt cho bệnh nhân nCoV, nên chưa cần thiết phải chuyển lên BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc và các tuyến cao hơn", ông Khuê cho biết.
Lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh khẳng định, các bệnh nhân nCoV ở Vĩnh Phúc hiện nay đều không có triệu chứng rầm rộ của bệnh như ho, sốt cao, khó thở... Do đó, đều được đưa xuống quản lý, điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế ở tuyến huyện. Tình trạng của các bệnh nhân đều bình thường, ổn định.
Tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên hiện có đội ngũ bác sĩ BV Bạch Mai đồng hành để theo dõi và điều trị cho bệnh nhân. Khi sức khỏe các bệnh nhân ổn định, được xuất viện về nhà thì sẽ tiếp tục được giám sát tại gia đình, hướng dẫn chăm sóc động viên người bệnh bởi y tế tuyến xã cùng đoàn thể, chính quyền địa phương.
Để chủ động phòng bệnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức cách ly bệnh nhân ở 3 khu vực riêng gồm: Khu cách ly cho những người chưa mắc bệnh; khu cách ly của bệnh nhân đã xác định dương tính với nCoV nhưng ở thể nhẹ và khu cách ly của bệnh nhân nCoV thể nặng hơn. Điều quan trọng là người dân cần hết sức bình tĩnh không nên quá hoang mang, lo lắng mà nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế./.
Theo infonet
Bác sĩ trong mùa dịch: Nỗi ám ảnh không phải nCoV mà là điều này Nhân viên y tế mặc quần áo phòng hộ trong suốt ca làm việc, mồ hôi ướt sũng, kính mờ đi, mặt hằn vết khẩu trang, nước không được uống và thậm chí không dám đi vệ sinh trong suốt ca làm việc. Các bác sĩ ở tâm dịch. Virus không đáng sợ Dịch do chủng virus mới Corona - nCoV đã khiến...