WHO: COVID-19 lắng dịu trên toàn cầu, Omicron chiếm 99,8% ca nhiễm
Báo cáo cập nhật tình hình dịch COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 5/4 cho thấy số ca nhiễm mới có xu hướng giảm, với Omicron là biến thể trội trên toàn cầu.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 4/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, trong tuần từ 28/3-3/4, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới là 9.351.818 ca, giảm 16% so với tuần trước đó. Lây nhiễm suy giảm trên cả sáu khu vực địa lý theo phân loại của WHO, giảm nhiều nhất là tại châu Phi (giảm 19%), kế đến là châu Âu và Tây Thái Bình Dương (đều giảm 16%).
Xét trên phạm vi quốc gia và vùng lãnh thổ, Hàn Quốc đứng đầu thế giới về số ca mắc trong tuần, với 2.058.375 ca (giảm 16%), Đức (1.371.270 ca, giảm 13%), Pháp (959.084 ca, tăng 13%), Italy (486.695 ca, giảm 3%).
Số ca tử vong trong tuần là 26.285 ca, giảm 43% so với tuần trước đó. Những nước đứng đầu về số ca tử vong là Mỹ (4.435 ca, giảm 10%), Nga (2.357 ca, giảm 18%), Hàn Quốc (2.336 ca, giảm 5%), Đức (1.592 ca, tăng 5%) và Brazil (1.436 ca, giảm 19%).
Video đang HOT
Báo cáo của WHO cho rằng cần nhìn nhận xu hướng ca mắc mới giảm trong tuần với một cách tiếp cận thận trọng. Nguyên nhân là bởi một số nước đã thay đổi cơ bản chiến lược xét nghiệm, dẫn đến số người được xét nghiệm giảm và từ đó dẫn đến số ca mắc được xác định giảm.
Trong tuần, Omicron tiếp tục là biến thể trội toàn cầu. Trong tổng số 417.147 mẫu được thu thập trong 30 ngày gần nhất và được giải trình tự gien, đăng tải trên hệ thống GISAID, có đến 416.175 trường hợp là do Omicron gây ra (chiếm 99,8%), kế đến là chủng Delta, với 141 trường hợp (chiếm dưới 0,1%).
Chuyên gia nhận định về 'COVID-19 trung bình'
Gần đây, một cụm từ mới là "medium COVID-19" (tạm dịch: COVID-19 trung bình) đã xuất hiện để miêu tả những người có triệu chứng COVID-19 dai dẳng hơn bình thường nhưng chưa đến mức được xếp vào diện COVID-19 kéo dài.
Một người mắc COVID-19 kéo dài điều trị tại bệnh viện ở Carmel, Indiana (Mỹ). Ảnh: USA Today
Sau 2 năm sống chung với COVID-19, các chuyên gia nhận thấy dịch bệnh này có thể phát sinh thành nhiều hình thức. Theo đó, bệnh nhân có thể đối mặt với COVID-19 thể nhẹ, COVID-19 không triệu chứng hoặc COVID-19 kéo dài.
"COVID-19 trung bình" được phổ biến sau buổi phát thanh của đài NPR (Mỹ) trong tháng 3. Một phát thanh viên đã kể lại trải nghiệm của cô với căn bệnh này. Theo đó, cô còn trẻ và khỏe mạnh nhưng sau khi mắc biến thể Omicron, cô cảm thấy vô cùng yếu đuối, mệt mỏi sau nhiều tuần âm tính với virus SARS-CoV-2. Sau đó cô đã hồi phục.
Nhưng các chuyên gia cho rằng nữ phát thanh viên này đã rơi vào tình trạng COVID-19 kéo dài thay vì một hình thức khác.
Tờ USA Today (Mỹ) dẫn lời một số chuyên gia y tế nhận định "COVID-19 trung bình" không phải là một tình trạng rõ ràng. Theo các chuyên gia, "COVID-19 trung bình" là một phần thuộc hậu di chứng, bao gồm các triệu chứng và dòng thời gian.
Tiến sĩ Noah Greenspan, chuyên gia vật lý trị liệu từng điều trị cho những người mắc chứng COVID-19 kéo dài từ giai đoạn đầu dịch cho biết: "Có sự khác biệt giữa mọi người về cách COVID-19 biểu lộ. Cần có sự phân loại".
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) định nghĩa COVID-19 kéo dài là những vấn đề mới phát sinh, tái phát hoặc tiếp diễn hơn 4 tuần sau khi phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại đánh giá COVID-19 kéo dài là tình trạng xảy ra trong 3 tháng sau khi có kết quả dương tính với các triệu chứng kéo dài tối thiểu 2 tháng.
Theo CDC, các triệu chứng của COVID-19 kéo dài đa dạng từ khó ngủ, đau cơ cho đến hụt hơi. Mọi người còn có thể rơi vào tình trạng sốt, chóng mặt hoặc thay đổi khứu giác, vị giác. Khi các chuyên gia y tế bắt đầu thu hẹp các triệu chứng phổ biến thì những triệu chứng mới lại được ghi nhận và nguyên nhân gây ra chúng vẫn chưa rõ ràng.
Người dân xếp hàng xét nghiệm COVID-19 tại New York (Mỹ). Ảnh: AP
Tiến sĩ Fernando Carnavali tại Trung tâm Chăm sóc hâu COVID tại hệ thống bệnh viện Mount Sinai (Mỹ) cho biết: "Nó có thể do virus vẫn tồn tại trong cơ thể hoặc bạn đang tạo ra kháng thể hoặc đó là thứ gì đó chúng ta chưa hiểu được".
Các chuyên gia nhận định rằng vẫn cần có sự phân loại đối với mọi thứ liên quan đến COVID-19 và những lo ngại xung quanh tình trạng chưa rõ nguyên nhân có thể dẫn đến định nghĩa về "COVID-19 trung bình".
Nhiều chuyên gia lo ngại rằng định nghĩa về "COVID-19 trung bình" có thể hạ thấp nguy cơ hậu quả có hại của COVID-19 với bệnh nhân trẻ và khỏe mạnh.
Ông Noah Greenspan cho biết hầu hết những nơi điều trị COVID-19 kéo dài chỉ dành cho bệnh nhân có triệu chứng dai dẳng tối thiểu hơn 1 tháng. Nhưng ông cho rằng điều quan trọng là liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Biến thể mới tại Trung Quốc và XE làm dồn sự chú ý vào biến đổi của virus SARS-CoV-2 Thông tin về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Trung Quốc và sự gia tăng của biến thể mới XE có khả năng lây lan nhanh hơn cả Omicron đã tái tập trung chú ý về nguy cơ của virus gây COVID-19, ngay cả khi các chuyên gia y tế cho rằng không có lý do gì để hoảng sợ....