WHO công bố danh sách các loại nấm gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất thế giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố danh sách những loại nấm có thể gây các bệnh nghiêm trọng nhằm cảnh báo và kêu gọi chính phủ các nước tìm cách đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng của bệnh do nấm.
Ý tưởng về những loại nấm chết người có thể gợi lên hình ảnh những mũ nấm độc màu đỏ với những đốm trắng đặc biệt. Nhưng trên thực tế, những loài nấm nguy hiểm nhất trên hành tinh này hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bảng danh sách 19 loại nấm do WHO công bố hôm 25-10.
Danh sách do WHO đưa ra hôm 25-10 gồm 19 loại nấm gây bệnh phổ biến nhất và chia thành ba nhóm khác nhau theo mức độ gây bệnh nguy hiểm và sự phổ biến là: nhóm nguy cấp, nhóm cao và nhóm trung bình.
“Nhóm nguy cấp” gồm 4 loại nấm gây bệnh: Cryptococcus neoformans, Aspergillus fumigatus, Candida albicans và Candida auris.
“Nhóm cao” bao gồm một số loại nấm khác từ họ Candida, Mucorales, mucormycosis – nấm gây bệnh nhiễm trùng gia tăng nhanh chóng ở những người bị bệnh nặng – đặc biệt là ở Ấn Độ – trong thời gian COVID-19.
“Nhóm trung bình” liệt kê 8 loại nấm, trong đó có Coccidioides spp và Cryptococcus gattii gây nhiễm trùng phổi.
Video đang HOT
Cryptococcus và Aspergillus đều là những loại nấm xâm nhập có thể lây nhiễm sang phổi, gây ra các triệu chứng giống như viêm phổi và có thể tiến triển thành bệnh nặng hơn.
Aspergillus fumigatus là một loại nấm tương đối phổ biến có thể được tìm thấy trong các lớp lá mục nát gần như ở khắp mọi nơi. Mỗi người trong chúng ta hít vào từ 10 đến 100 bào tử Aspergillus mỗi ngày. Nó gần như vô hại với người khỏe mạnh, nhưng đối với những người bị suy giảm miễn dịch thì có thể dẫn đến nhiễm trùng lâm sàng khác, thậm chí có thể gây chết người.
Candida albicans thường sống trên da và bên trong cơ thể mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Nhưng nếu nó phát triển quá nhiều có thể dẫn đến tưa miệng, gây các bệnh vùng cổ họng hoặc nhiễm trùng nấm âm đạo, còn được gọi là bệnh nấm Candida âm đạo.
Candida auris là một mối đe dọa y tế trong vài năm gần đây, cho đến nay không nhiều người biết về nó. Điều đáng nói là Candida auris gần như không thể tiêu diệt vì nó liên tục kháng thuốc và đã gây ra các đợt bùng phát nghiêm trọng tại các cơ sở y tế tại nhiều quốc gia.
Tỉ lệ mắc bệnh do Aspergillosis và Candida tăng lên trong đại dịch COVID-19.
Các loại nấm được đưa vào danh sách này thường ảnh hưởng đến những bệnh nhân có bệnh nền, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Những người có nguy cơ cao nhất bao gồm những người bị ung thư, HIV hoặc AIDS, cấy ghép nội tạng, bệnh hô hấp mãn tính hoặc bệnh lao.
Việc xếp hạng các loại nấm gây bệnh được quyết định bởi các chuyên gia sức khỏe, các nhà khoa học hàng đầu, dưới sự cân nhắc kỹ lưỡng về tác động của bệnh nấm đối với sức khỏe cộng đồng cho đến nay.
WHO mong muốn danh sách này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách tại mỗi quốc gia sẽ có các hướng dẫn để người dân phòng ngừa, đồng thời kêu gọi nỗ lực lớn từ các chính phủ và các nhà nghiên cứu để tăng cường ứng phó với 19 loại nấm trong danh sách.
Báo cáo của các chuyên gia tại WHO cho biết không thể ước tính chính xác gánh nặng mà những căn bệnh do nấm gây ra đối với dân số toàn cầu. Một phần của nguyên nhân là sự thiếu nhận thức của các bác sĩ và việc không có các công cụ chẩn đoán thích hợp, dẫn đến bệnh nhân bị nhiễm trùng không được phát hiện.
Ngoài ra, việc WHO quyết định công bố danh sách này cũng dựa trên việc ngày càng có nhiều bệnh do nấm xâm lấn và chúng đều kháng thuốc kháng sinh.
Các bác sĩ lâm sàng thường sử dụng một nhóm thuốc chống nấm được gọi là azoles. Nhưng khi việc sử dụng thuốc chống nấm ngày càng tăng lại khiến nấm bệnh xâm nhập thích nghi và trở nên kháng thuốc, giống như nhiều bệnh do vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc kháng sinh hiện nay.
Báo động dịch tả bất thường ở Syria, trên 13.000 người đã nhiễm bệnh
Dịch tả đang lan rộng tại Syria, với hàng nghìn người nhiễm bệnh, trong đó đã có hơn 60 ca tử vong.
Điều kiện vệ sinh kém tại Syria là một trong những nguyên nhân bùng phát dịch tả. Ảnh: Anadolu Agency
Dẫn một thông cáo báo chí của tổ chức quốc tế Caritas có trụ sở tại Đức, kênh truyền hình RT đưa tin số ca mắc bệnh tả ở Syria đang tăng mạnh trong đợt bùng phát trên khắp đất nước.
Tổ chức cứu trợ nhân đạo Caritas bày tỏ nỗi lo ngại về thực trạng trên, lưu ý đợt bùng phát này rất bất thường ở Trung Đông và Syria.
Giám đốc Caritas phụ trách khu vực Trung Đông Christoph Klitsch-Ott cảnh báo: "Tình trạng nghèo đói đã gia tăng trong nhiều năm kéo theo điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt đối với những người tị nạn và mất mát nhà cửa. Đây cũng là nơi dẫn tới sự hoành hành của căn bệnh điển hình cho sự nghèo đói này".
Theo Caritas, từ đầu tháng 9 đến thời điểm hiện tại, Syria ghi nhận ít nhất 13.509 ca mắc tả. Trên 60 người đã tử vong sau khi mắc các triệu chứng của căn bệnh - bao gồm ỉa chảy và nôn mửa. Giới chuyên gia tin rằng những bể nước uống và rau củ quả bị ô nhiễm là thủ phạm đứng sau đợt bùng phát này.
Caritas chỉ ra 12 năm chiến tranh đã gây thiệt hại lớn đối với cơ sở hạ tầng vệ sinh của Syria. Khoảng 13 triệu người tại nước này không được tiếp cận với nước sạch và các thiết bị vệ sinh. Tình trạng càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở các trại tị nạn, nơi mọi người bị buộc phải sống trong không gian hẹp và hạn chế tiếp cận với các nguồn nước an toàn.
Theo ông Klitsch-Ott, trong khi tổ chức Caritas đã nỗ lực phân phối nước uống sạch và chất khử trùng ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của đất nước song họ lo ngại dịch bệnh có thể tiếp tục lây lan, không chỉ ở Syria mà còn khắp Trung Đông.
Vào tháng 9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch tả bùng phát ở 26 quốc gia trên thế giới, cho biết tỷ lệ tử vong trung bình năm nay cao gấp 3 lần so với 5 năm trước.
Philippe Barboza, trưởng nhóm của WHO về bệnh tả và tiêu chảy, đã kêu gọi các quốc gia hành động ngay lập tức để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng hơn, đồng thời tìm cách sản xuất thêm vaccine phòng bệnh tả và mở rộng khả năng tiếp cận với thuốc kháng sinh và nước sạch.
Bệnh tả là một loại tiêu chảy cấp tính do nhiễm vi khuẩn ở đường ruột. Người bệnh có xu hướng mắc bệnh khi nuốt phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn tả. Mỗi năm thế giới có tới hàng triệu người mắc bệnh nhưng trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đều nhẹ hoặc không có. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là đối với người cao tuổi cũng như những người bị mất nước.
Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm Nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng. Cần làm gì khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn? Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền...