WHO công bố bộ hướng dẫn chống suy dinh dưỡng
Đây là một số nội dung trong bộ công cụ trực tuyến do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố gần đây, nhằm cung cấp các hướng dẫn giúp chống lại nhiều loại suy dinh dưỡng khác nhau. Trong đó tập trung vào 3 loại chính: thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin và chất khoáng và thừa cân, béo phì.
Ảnh: Nlm. Trẻ độ tuổi đi học, mẫu giáo nên bổ sung sắt và axit folic liên tục. Vùng dân cư tiêu thụ nhiều mỳ và bột ngô thì cần tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất…
Theo BNO news, bộ công cụ này cung cấp các biện pháp can thiệp phù hợp để giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng, thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ. Chẳng hạn, những người tiêu thụ chủ yếu mỳ và bột ngô cần tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như sắt và axit folic. Ngoài ra, với trẻ từ 6 đến 23 tháng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng.
Để phòng bệnh thiếu máu, với những phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt và axit folic hằng ngày. Trẻ trong độ tuổi đi học, mẫu giáo, phụ nữ vẫn có kinh nguyệt … cũng được khuyến khích bổ sung sắt và axit folic liên tục.
“Vài tỷ người đang bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều loại suy dinh dưỡng. Các quốc gia cần tiếp cận với những hướng dẫn khoa học và đã được chứng minh để giảm những cái chết không đáng có. Bộ công cụ trực tuyến này có thể giúp các nước giải quyết những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do hậu quả của suy dinh dưỡng”, ông Ala Alwan, trợ lý Tổng giám đốc WHO về các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần cho biết.
Video đang HOT
Có rất nhiều loại suy dinh dưỡng khác nhau như: nhẹ cân, thiếu iốt, thiếu máu, thiếu vitamin A, thiếu kẽm và béo phí.
Thiếu iốt là một dạng thiếu vi chất dinh dưỡng và là một trong những nguyên nhân gây tổn thương trí não phổ biến nhất nhưng có thể dễ dàng phòng ngừa được. Khoảng 1,6 tỷ người trên thế giới bị thiếu máu, chủ yếu do thiếu sắt. Nó làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu khi mang thai liên quan đến khoảng 18% số ca tử vong của bà mẹ. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây ra cái chết của 430.000 trẻ mỗi năm.
Theo VNE
Viên sủi: dạng thuốc phải dùng thận trọng!
Viên sủi, khác với viên nén thông thường, phải hòa tan vào ly với lượng nước thích hợp, đợi bọt sủi hết mới uống. Thuốc viên sủi là loại thuốc đặc biệt có nhiều tiện dụng, nhưng cần thận trọng trong sử dụng.
Những ưu điểm
Chính nhờ đặc điểm trước khi uống viên sủi bọt được chuyển thành dạng lỏng mà viên sủi có một số ưu điểm.
Viên sủi thích hợp cho người bệnh khó nuốt, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Đối với trẻ em khoảng 2 - 3 tuổi rất khó uống thuốc loại viên nhưng nếu có viên sủi tạo dung dịch có mùi vị thơm ngon sẽ hấp dẫn trẻ uống thuốc. Tương tự, người cao tuổi do khó khăn trong sự nuốt nên uống dung dịch tạo từ viên sủi sẽ dễ hơn là viên nén.
Cần thận trọng khi sử dụng viên sủi. Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Viên sủi khi dùng đã được hòa tan sẵn uống với lượng nước lớn nước nên sẽ đến dạ dày nhanh, đặc biệt hấp thu nhanh vào máu cho tác dụng. Vì thế, dạng thuốc viên sủi được xem là tăng "sinh khả dụng" (tức làm tăng nhanh độ hấp thu kể cả tác dụng) của thuốc. Người ta đã làm thí nghiệm cho thấy thuốc viên sủi cimetidin trị đau dạ dày khi uống vào dạ dày có tác dụng trung hòa acid dịch vị (tức độ chua dạ dày) gấp 10 lần so với viên cimetidin thông thường. Viên sủi giúp giảm sự kích ứng gây hại niêm mạc dạ dày của một số dược chất như aspirin, do dược chất được pha loãng với nhiều nước trước khi uống (viên nén aspirin thông thường uống sẽ rã và tập trung tại một chỗ gây hại dạ dày)
Những nhược điểm và nguy cơ
Tuy nhiên, chính dạng thuốc sủi bọt có thể gây bất lợi đối với người bệnh nếu dùng thuốc không đúng cách.
Tác hại đầu tiên, thuốc viên sủi có thể gây hại đối với người bệnh tăng huyết áp (THA) và đang dùng thuốc để kiểm soát THA. Vì sao như vậy? Ta cần biết, để bào chế viên sủi trong thành phần của thuốc luôn có tá dược rã sinh khí gồm có lượng khá lớn muối kiềm (natri carbonat hoặc natri bicarbonat) và acid hữu cơ (như acid citric). Khi ta bỏ viên sủi vào trong nước, phản ứng hóa học sẽ xảy ra: muối kiềm tác dụng với acid hữu cơ phóng thích khí CO2 (thán khí) gây sủi bọt. Như vậy, trong viên sủi luôn chứa muối kiềm tức chứa natri sẽ gây THA đối với đối với người có sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối (kiêng muối thực chất là kiêng natri). Người ta quy định thuốc viên sủi phải ghi rõ trên bao bì lượng natri chứa trong mỗi viên là bao nhiêu (thông thường mỗi viên chứa từ 274 - 460mg natri). Người cao tuổi do khó nuốt thường chọn dùng thuốc viên sủi, nhưng nếu bị bệnh THA xin tuyệt đối không dùng thuốc dạng viên sủi. Thuốc thường dùng dạng viên sủi hiện nay là thuốc trị cảm cúm và thuốc bổ (bổ sung vitamin và chất khoáng). Có một cụ già bị cảm đã dùng thuốc trị cảm paracetamol dạng viên sủi và thuốc bổ sung vitamin C cũng dạng viên sủi, sau đó huyết áp tăng vọt, phải nhập viện cấp cứu. Không chỉ bị bệnh THA, mà người bị suy thận cũng không nên dùng dạng thuốc viên sủi.
Tác hại thứ hai của dạng thuốc viên sủi là do khi hòa tan trong nước, thuốc tạo thành dung dịch có mùi vị thơm ngon hấp dẫn mà nhiều người lạm dụng thuốc loại này dùng như nước giải khát và dùng nhiều một cách quá đáng. Dược phẩm thường dùng dạng viên sủi là thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng thường gọi chung là thuốc bổ. Đặc biệt, viên sủi chứa vitamin C liều cao (mỗi viên chứa 1.000mg vitamin C) rất được chuộng dùng và nhiều người dùng chế phẩm này hàng ngày như nước giải khát và dùng bất kể liều lượng.
Vitamin C là chất dinh dưỡng hằng ngày chỉ cần bổ sung từ 60 - 100mg là đủ, với viên sủi vitamin C 1.000mg chỉ cần uống mỗi ngày 1 viên là quá đủ. Thế mà nhiều người uống viên sủi loại này hằng ngày và uống nhiều viên do hòa tan viên uống rất đã khát! Nên lưu ý, vitamin C uống nhiều quá có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa và có nguy cơ bị sỏi thận (sỏi oxalat).
Điều cũng cần ghi nhận thêm về dạng thuốc viên sủi là thuốc này cần được tồn trữ, bảo quản trong điều kiện tránh ẩm. Đây là khó khăn không nhỏ trong điều kiện khí hậu có độ ẩm cao ở nước ta. Nếu bảo quản không tốt, viên sủi sẽ hút ẩm và phản ứng hóa học giữa các tá dược rã sinh khí sẽ âm thầm xảy ra (giữa chất kiềm và acid hữu cơ nêu ở trên) làm cho chất lượng thuốc thay đổi (có nhiều dược chất bị biến chất không còn tác dụng thậm chí là gây hại do hút ẩm). Vì vậy, cần giữ thuốc ở nơi khô ráo, chưa dùng thì không mở lọ đựng hoặc bóc vỏ nhôm bao kín viên thuốc. Cũng cần giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ.
Theo SKĐS
Thúc đẩy IQ của trẻ từ trong bụng mẹ Tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình ra đời có sự khởi đầu tốt nhất với trí thông minh vượt trội. Vậy họ đã làm gì để tăng chỉ số IQ của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ? Trên thực tế, để con cái được thông minh, các mẹ bầu thường cho con nghe nhạc cổ điển,...