WHO cho phép điều trị Ebola bằng thuốc thử nghiệm
Trong khi số ca tử vong vì nhiễm Ebola đã lên tới 1.013 người, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 12-8 đã quyết định cho phép sử dụng loại thuốc ZMapp chưa qua thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh cho các bệnh nhân nhiễm virus Ebola. ZMapp là một hỗn hợp 3 kháng thể được cho là có thể nhận diện virus Ebola và tự gắn vào các tế bào nhiễm virus để hệ miễn dịch có thể tiêu diệt chúng.
Chính phủ Liberia ngày 12-8 cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ chuyển các mẫu thuốc thử nghiệm ZMapp đến Liberia trong tuần này. Cuối tuần trước, Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đã gửi yêu cầu đến Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc viện trợ thuốc chữa trị virus Ebola.
Cùng ngày, bệnh nhân châu Âu đầu tiên nhiễm virus chết người này và cũng là người được truyền những liều huyết thanh Zmapp đầu tiên đã qua đời chỉ vài ngày sau khi được đưa từ Liberia về quê nhà điều trị. Linh mục người Tây Ban Nha Miguel Pajares, 75 tuổi, bị lây nhiễm virus Ebola trong khi chăm sóc người bệnh ở Bệnh viện Saint Joseph Hospital tại Thủ đô Monrovia, Liberia. Sau đó, ông này được chuyển về Madrid hôm 7-8 để chữa trị bằng huyết thanh ZMap của Mỹ nhưng không qua khỏi.
Video đang HOT
Theo ANTD
Đi đầu thanh toán bệnh lao
Dù là quốc gia ít người bệnh, song Canada đang được cộng đồng thế giới đánh giá rất cao bởi những đóng góp thiết thực vào phòng tránh bệnh lao, giúp ngăn ngừa hàng triệu ca mắc mới và giảm hàng trăm nghìn trường hợp tử vong mỗi năm.
Các bệnh nhân lao người Myanmar đang được điều trị tại một cơ sở y tế nằm trên khu vực biên giới giáp với Thái Lan
Phát biểu nhân Ngày Thê giới phòng chông bệnh lao (24-3), Bộ trưởng Phát triển quốc tế Canada Christian Paradis khẳng định, nước này đang đóng góp to lớn vào việc loại trừ các trường hợp tử vong vì bệnh lao cũng như các ca mắc lao mới. Nỗ lực của Canada góp phần từng bước đẩy lùi một trong những căn bệnh nguy hiểm mà hiện vẫn khiến hơn 9 triệu người mắc mới và khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới.
Một trong những đóng góp hiệu quả của Canada là tích cực hỗ trợ sáng kiến "Reach the Three Million" chữa trị cho 3 triệu người mắc bệnh lao trên thế giới chưa được điều trị. Sáng kiến này là một thành phần trong Đối tác chặn đứng bệnh lao (STBP) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm chẩn đoán những người mắc bệnh sớm nhất có thể, đảm bảo chữa trị kịp thời và triệt để cũng như duy trì tỷ lệ cao người được chữa khỏi bệnh.
Đáng chú ý là sáng kiến "Reach the Three Million" chủ yếu nhằm trợ giúp các đối tượng là người nghèo, người dễ bị tổn thương và khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế ở các nước đang phát triển trên thế giới. Từ năm 2010 tới nay, STBP với 109 dự án "Reach Three Millions" tại 44 nước đã xác định được thêm 210 nghìn trường hợp mắc bệnh lao, cứu sống 105 nghìn người và ngăn ngừa 2,1 triệu ca mắc mới.
Bên cạnh đó, Canada hiện cũng cũng đang dẫn đầu trong tài trợ cho Quỹ Phòng chống AIDS, lao phổi và sốt rét toàn cầu (GFATM). Đến nay, Canada đã cam kết đóng góp 2,1 triệu USD cho GFATM trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh truyền nhiễm này, góp phần tăng cơ hội, đặc biệt đối với người nghèo, được chẩn đoán và điều trị bệnh. Năm 2002, GFATM đã phát hiện và chữa trị cho 11,2 triệu trường hợp mắc lao, 64 ngàn bệnh nhân lao đa kháng thuốc vốn đang là thách thức lớn cho toàn cầu.
Bộ trưởng Christian Paradis nhấn mạnh, thông qua GFATM đến nay, Canada đã góp phần cứu sống 8,7 triệu người trước nguy cơ tử vong vì các căn bệnh AIDS, lao và sốt rét. Ông cũng cam kết Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ người mắc lao cũng như góp phần ngăn chặn sự lan rộng của căn bệnh chết người nhưng có thể chữa trị được.
Nỗ lực hiệu quả của các nhà tài trợ quốc tế cũng như Canada đã góp phần đáng kể vào chương trình chống lao toàn cầu do WHO phát động năm 1995 và tính tới nay đã điều trị thành công cho 56 triệu người bệnh và cứu sống 22 triệu người mắc lao. Tuy nhiên, phát biểu ngày 24-3, Tông Thư ky LHQ Ban Ki-moon cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiên chông bệnh lao cũng như trợ giúp quốc tế để đạt mục tiêu triệt tiêu hoàn toàn bệnh lao trên pham vi toan câu vào giữa thê kỷ 21.
Đạt nhiều thành tựu trong việc giảm thiểu cả số người mắc và người tử vong mỗi năm, song hiện Việt Nam vẫn đứng thứ 12 trong 22 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất toàn cầu với trung bình khoảng 130 nghìn người mắc lao mới và 18 nghìn người chết mỗi năm. Bên cạnh triển khai các nỗ lực trong nước, Việt Nam cũng tham gia tích cực các chương trình, sáng kiến chống lao trên toàn cầu để phấn đấu đạt mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030, sớm hơn thế giới 20 năm.
Theo VNE
"Quả bom hẹn giờ" Trong nỗ lực ngăn chặn căn bệnh lao đang có nguy cơ bùng phát trở lại, LHQ vừa đệ trình kế hoạch mới nhằm xóa bỏ hoàn toàn căn bệnh này tại 30 quốc gia có mức độ nhiễm bệnh thấp. Tại một trung tâm chữa bệnh lao ở Ấn Độ Kế hoạch do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hiệp...