WHO cảnh báo việc sử dụng điện thoại thông minh có hại cho thính giác
Hơn một tỉ người trẻ có nguy cơ hỏng thính giác do sử dụng quá nhiều điện thoại thông minh và các thiết bị âm thanh khác, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo hôm 12.2, đồng thời đưa ra các đề xuất tiêu chuẩn an toàn mới cho mức âm lượng an toàn.
Khoảng một nửa số người trong độ tuổi 12- 35 có nguy cơ hỏng thính giác do tiếp xúc quá lâu với âm thanh lớn
Trong nỗ lực bảo vệ thính giác, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh Viễn thông Quốc tế ( ITU) đã ban hành một tiêu chuẩn quốc tế không ràng buộc về sản xuất và sử dụng các thiết bị âm thanh.
Phía AFP đưa tin, khoảng một nửa số người trong độ tuổi từ 12 đến 35, tương đương 1,1 tỉ người, có nguy cơ hỏng thính giác do “tiếp xúc quá lâu và quá nhiều với âm thanh lớn, bao gồm cả âm nhạc họ nghe qua các thiết bị âm thanh cá nhân”. Những người trẻ tuổi đặc biệt gặp rủi ro vì thói quen nghe nhạc.
Người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ ra rằng thế giới đã có “bí quyết công nghệ” để ngăn ngừa mất thính giác. “Không nên để xảy ra nhiều trường hợp người trẻ tiếp tục ‘làm hỏng’ thính giác của họ vì nghe nhạc,” ông nói trong một tuyên bố.
Video đang HOT
Hiện nay, khoảng 5% dân số toàn cầu, tương đương với hơn 466 triệu người, trong đó bao gồm 34 triệu trẻ em, bị mất khả năng nghe. WHO cho biết vẫn chưa rõ có bao nhiêu người trong số họ bị tổn hại thính giác thông qua việc sử dụng các thiết bị âm thanh nguy hiểm.
Mặc dù vậy, họ khẳng định những tiêu chuẩn mới được phát triển bởi ITU sẽ còn phải đi một chặng đường dài để có thể bảo vệ an toàn cho khách hàng. WHO cho biết âm lượng trên 85 decibel liên tục trong 8 giờ hoặc 100 decibel trong 15 phút là không an toàn.
Các thiết bị và hệ thống nghe an toàn yêu cầu phải có phần mềm “hỗ trợ âm thanh” trong tất cả các thiết bị để theo dõi mức âm lượng, thời lượng tiếp xúc với âm thanh của người dùng và để đánh giá rủi ro gây ra cho thính giác của họ. Hệ thống này có thể cảnh báo người dùng khi họ nghe ở mức nguy hiểm. WHO cũng đang kêu gọi có điều khiển âm lượng tự động trên các thiết bị âm thanh.
“Hãy nghĩ về nó giống như lái xe trên đường cao tốc, nhưng không có đồng hồ tốc độ trong xe hơi hoặc giới hạn tốc độ”, thành viên WHO Shelly Chadha trả lời các phóng viên ở Geneva. WHO đã đề xuất rằng điện thoại thông minh nên được trang bị “đồng hồ tốc độ”, với hệ thống đo lường cho biết người dùng nhận được bao nhiêu âm thanh”.
Theo Lao Động
Google ra mắt hai ứng dụng giúp đỡ người khuyết tật
Nằm trong nỗ lực sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống cho những người khuyết tật, Google mới đây ra mắt hai ứng dụng Android mới trợ giúp những người gặp vấn đề về thính giác.
Theo Fortune, hai ứng dụng Google ra mắt có tên gọi Live Transcribe và Sound Amplifier. Live Transcribe cung cấp cho người khiếm thính có khả năng chuyển văn bản thành giọng nói, cung cấp chú thích thời gian thực cho các cuộc hội thoại di chuyển trên màn hình điện thoại của họ. Trong khi đó, ứng dụng Sound Amplifier sẽ yêu cầu tai nghe và cho phép người dùng khuếch đại âm lượng của những yếu tố họ muốn nghe và giảm tiếng ồn xung quanh.
Tăng cường những trải nghiệm cho người khuyết tật là tôn chỉ phát triển sản phẩm của Google
Sound Amplifier đã sẵn sàng cho Android 9 hoặc các dòng điện thoại mới hơn thông qua Google Play Store. Live Transcribe sẽ dần được triển khai trong một thử nghiệm giới hạn cho người dùng trên toàn thế giới. Điện thoại Pixel 3 sẽ được trang bị cả hai ứng dụng này.
Brian Kemler, giám đốc các sản phẩm trợ năng của Android cho biết rằng "Trợ năng là nguyên lý cơ bản của phát triển sản phẩm tại Google. Chúng tôi đam mê và thúc đẩy các tính năng trợ năng bằng cách tạo ra trải nghiệm điện thoại thông minh cho mọi người bất kể tình trạng của họ".
Google đã nỗ lực cải thiện các tính năng trợ năng cho người khuyết tật trong sáu năm qua. Năm ngoái, nhóm đã giới thiệu Lookout, một ứng dụng giúp những người khiếm thị bằng cách cung cấp tín hiệu thính giác để giúp họ hiểu môi trường xung quanh. Nó cũng tận dụng 50 triệu hướng dẫn viên địa phương, những người đã đóng góp thông tin về trợ năng cho hơn 40 triệu địa điểm trên Google Maps.
Đối với Live Transcribe, Google hợp tác với Đại học Gallaudet, một tổ chức dành cho những sinh viên khiếm thính có trụ sở tại Washington. Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 446 triệu người trên toàn thế giới bị mất thính lực hoặc bị điếc, con số đó ước tính sẽ tăng lên hơn 900 triệu vào năm 2050.
Live Transcribe hoạt động với 70 ngôn ngữ, một số ngôn ngữ có nhiều phương ngữ và cũng xác định trực quan âm lượng của người nói. Điều này giúp người dùng biết ở mức âm lượng nào họ nên phản hồi lại. Ngoài ra, Live Transcribe cung cấp tùy chọn để che giấu sự thô tục bằng cách sử dụng dấu hoa thị để xác định các nội dung này.
Một trong những nhà nghiên cứu đã làm việc và giúp thử nghiệm Live Transcribe là Dimitri Kanevsky, một nhân sự Google có gần 300 bằng sáng chế của Mỹ, người đã phát minh ra dịch vụ chuyển ngữ internet đầu tiên trên thế giới cho người khiếm thính và cũng tạo ra hệ thống nhận dạng giọng nói đầu tiên bằng tiếng Nga.
Trong khi đó, Sound Amplifier ban đầu được tiết lộ tại hội nghị các nhà phát triển Google I/O năm ngoái, không chỉ hữu ích cho những người khó nghe mà cả những người gặp khó khăn khi nghe ở những nơi ồn ào.
Theo zing
Trung Quốc thử nghiệm antenna sóng vô tuyến cực thấp có khả năng gây ung thư Báo South China Morning Post của Hồng Kông (Trung Quốc) đưa tin Trung Quốc vừa chế tạo một ăng ten vô tuyến khổng lồ phủ sóng khoảng 3.700 km2 và đang thử nghiệm trên một khu vực rộng với diện tích mặt đất gấp năm lần thành phố New York của Mỹ. WHO đã lên tiếng khuyến cáo vì sóng vô tuyến có...