WHO cảnh báo tuyên bố hết dịch Covid-19 quá sớm
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, còn quá sớm để các nước tuyên bố thoát dịch Covid-19 hoặc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm ngăn dịch.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters).
“Còn quá sớm để bất cứ quốc gia nào trên thế giới tuyên bố chiến thắng đại dịch hoặc từ bỏ các biện pháp phòng dịch. Virus này rất nguy hiểm và còn tiếp tục biến đổi trước mắt tất cả chúng ta”, AFP dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 1/2.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế bất chấp số ca nhiễm tiếp tục tăng kỷ lục, trong khi một số nước khác cũng cân nhắc động thái tương tự.
Người đứng đầu WHO nhấn mạnh: “Chúng tôi quan ngại với quan niệm ở một số nước rằng nhờ vaccine Covid-19 và nhờ Omicron dễ lây lan nhưng mức độ nghiêm trọng thấp hơn nên các biện pháp phòng dịch không còn cần thiết nữa. Lây lan nhiều hơn đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều ca tử vong hơn. Chúng tôi không kêu gọi bất kỳ quốc gia nào quay trở lại biện pháp phong tỏa. Nhưng chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia bảo vệ người dân bằng cách sử dụng mọi công cụ, không chỉ riêng vaccine”.
Video đang HOT
Ông chỉ ra, kể từ khi làn sóng Omicron bùng phát cách đây khoảng 10 tuần, đến nay thế giới đã ghi nhận gần 90 triệu ca nhiễm, nhiều hơn cả năm 2020. Mặc dù Omicron được cho là gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn các chủng khác của SARS-CoV-2, nhưng ông Tedros cho biết đã bắt đầu có những dấu hiệu gia tăng đáng lo ngại về số ca tử vong ở hầu hết khu vực trên thế giới. Riêng trong tuần qua, thế giới ghi nhận hơn 22 triệu ca nhiễm và hơn 60.000 ca tử vong.
“Bây giờ không phải lúc dỡ bỏ mọi thứ”, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng bộ phận kỹ thuật về ứng phó Covid-19 của WHO, cảnh báo.
Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO, nhấn mạnh rằng các quốc gia nên vạch ra lộ trình của riêng mình trong việc dỡ bỏ các biện pháp tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của mỗi nước thay vì chỉ làm theo những gì các quốc gia khác đang làm.
Sau hơn 600 ngày trường đóng cửa, trẻ em thủ đô Ấn Độ khát khao đi học
Con trai của cô Dharini Mathur bắt đầu học mẫu giáo trực tuyến khi bé 4 tuổi. Và 600 ngày sau đó, cậu bé vẫn phải ngồi sau màn hình máy tính để học, không hề được gặp gỡ bạn bè và giáo viên.
Nữ sinh đến trường học vào tháng 11/2021 nhưng sau đó đến tháng 12/2021 các trường học lại đóng cửa do ô nhiễm không khí. Ảnh: Reuters
Con của Mathur là một trong 4 triệu trẻ em khác tại thủ đô Ấn Độ New Delhi buộc phải rời xa trường lớp vì dịch COVID-19. Cô Mathur cho rằng việc đóng cửa trường học diện rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập của trẻ em.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết khi các ca mắc COVID-19 lan rộng khắp Ấn Độ, chính quyền thủ đô New Delhi đã ra lệnh đóng cửa các trường học đến tháng 3/2020. Nhưng sau gần 2 năm, cánh cửa các trường học vẫn chưa được mở.
New Delhi có mở cửa trở lại trường học trong thời gian ngắn vào đầu năm 2021 nhưng buộc phải đóng cửa một lần nữa khi Ấn Độ rơi vào làn sóng dịch COVID-19 thứ hai rất nghiêm trọng vào tháng 4 cùng năm.
Sau đó, các trường học mở cửa trở lại vào tháng 11/2021 khi số ca mắc ở mức ổn định. Nhưng New Delhi lại tiếp tục đóng cửa các trường học vào tháng 12/2021 do ô nhiễm không khí nặng tại địa phương. Số ca mắc mới gia tăng liên quan đến biến thể Omicron khiến các trường học ở thủ đô tiếp tục đóng cửa trong tháng 1 năm nay.
Con trai của Mathur gặp giáo viên trực tuyến vào tháng 3/2020, khi đó cậu bé không biết đọc hoặc đánh chữ. Đến nay, cô Mathur chia sẻ: "Thật đau lòng khi phải nhìn thằng bé chật vật trên ứng dụng Zoom mỗi ngày. Thằng bé phải học cách viết qua trực tuyến. Làm sao bạn có thể học cách cầm bút chì qua trực tuyến được?".
Con trai của Mathur cũng chưa bao giờ được gặp bạn học, do vậy cô chia sẻ: "Chúng tôi thực sự lo lắng về khả năng phát triển xã hội của bé bởi chưa từng được tương tác với bạn bè đồng trang lứa. Chúng tôi đã cố gắng nhưng không nơi nào giống như trường học".
Trẻ em tại một lớp học tạm dưới cây cầu đang thi công tại New Delhi ngày 24/1. Ảnh: CNN
Trong một tuyên bố ngày 27/1, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc khuyến khích "các chính phủ làm hết sức" để mở cửa trở lại các trường học. Vào tháng 9/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá việc đóng cửa trường học có "ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, giáo dục và phát triển của trẻ em".
Theo WHO, trẻ em và thanh thiếu niên thường có triệu chứng COVID-19 nhẹ hơn so với người trường thành và ít có khả năng gặp phải tình trạng nghiêm trọng. WHO vào tháng 11/2021 công bố rằng trong giai đoạn từ tháng 12/2019 đến tháng 10/2021, trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 2% số ca mắc COVID-19 toàn cầu trong khi trẻ em từ 5-14 tuổi chiếm 7%.
Ấn Độ là quốc gia đóng cửa trường học lâu thứ hai thế giới, chỉ sau Uganda. Theo Liên hợp quốc, Ấn Độ đã đóng cửa trường học trong 82 tuần, tương đương 574 ngày từ tháng 3/2020 đến tháng 10/2021. Uganda trong khi đó đóng cửa trường học trong 83 tuần.
Kênh CNN cho biết tình trạng này dẫn đến lo ngại về đói nghèo gia tăng, giảm thu nhập và dẫn đến áp lực về tinh thần cùng thể chất cho hàng triệu người. Riêng tại New Delhi, hàng trăm nghìn trẻ em từ những khu cộng đồng thu nhập thấp, khó có khả năng sở hữu latop, đang đối mặt với rủi ro không tiếp cận được giáo dục.
Vào tháng 8/2021, cô Mathur đã ký đơn thỉnh cầu chính quyền mở lại trường học. Gần 6 tháng sau đó, các quan chức New Delhi nhóm họp vào ngày 27/1 để thảo luận về việc mở lại trường học. Mặc dù giới chức New Delhi nhất trí nới lỏng một số biện pháp chống dịch thì các trường học tại thủ đô Ấn Độ vẫn đóng cửa.
Phó Thủ hiến New Delhi Manish Sisodia ngày 26/1 đăng trên mạng xã hội Twitter: "Chúng ta đóng cửa trường học khi nơi này không an toàn cho trẻ em nhưng việc cẩn trọng quá mức đang gây ảnh hưởng đến các em. Một thế hệ trẻ em sẽ bị bỏ lại phía sau nếu chúng ta không mở cửa trở lại các trường học.
Theo Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) công bố tháng 7/2021, có trên 2/3 dân số nước này đã có miễn dịch với COVID-19. Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em trên 15 tuổi cũng được tiến hành ở Ấn Độ với trên 43 triệu em đã được tiêm mũi đầu tiên, tính đến ngày 27/1.
WHO điều tra thông tin giám đốc khu vực phân biệt chủng tộc với nhân viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang điều tra cáo buộc giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương bắt nạt nhân viên, có lời lẽ phân biệt chủng tộc và rò rỉ dữ liệu vắc xin cho Nhật Bản. AP ngày 27.1 đưa tin các nhân viên WHO đã viết đơn khiếu nại nội bộ vào tháng 10.2021, cáo buộc Giám...