WHO cảnh báo tình trạng khẩn cấp về y tế tại Yemen
Ngày 25/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh cuộc khủng hoảng y tế đang ngày càng trầm trọng ở Yemen, lưu ý 17,8 triệu người dân nước này, trong đó một nửa là trẻ em, đang cần được hỗ trợ y tế khẩn cấp trong bối cảnh nhiều dịch bệnh bùng phát trở lại.
Trẻ em lấy nước sinh hoạt tại một trại tị nạn ở tỉnh Hodeida, Yemen ngày 22/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại diện của WHO tại Yemen Arturo Pesigan cho biết xung đột kéo dài gần 1 thập kỷ tại Yemen đã khiến tình hình y tế ở nước này rơi vào tình cảnh thảm khốc. Sức khỏe của người dân ngày càng không được đảm bảo trong khi các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, khiến hàng triệu người dân Yemen cần hỗ trợ nhân đạo và y tế khẩn cấp mỗi ngày. Ông cảnh báo rằng sự hỗ trợ của quốc tế ngày càng giảm đã khiến các cộng đồng phải đối mặt với tình trạng suy thoái, ảnh hưởng đến tương lai của hàng triệu người. Trong 5 năm qua, WHO đã ghi nhận nguồn tài trợ cho Yemen giảm 45%, trong khi hiện cần huy động 77 triệu USD để cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu trong năm 2024.
Cũng theo WHO, trẻ em Yemen đặc biệt có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao và dễ mắc các bệnh như bại liệt, sởi, ho gà và bạch hầu. Gần 2,4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm một nửa số trẻ em Yemen trong độ tuổi đó, đang bị suy dinh dưỡng từ mức độ trung bình đến nặng.
Video đang HOT
Yemen rơi vào hỗn loạn kể từ khi lực lượng Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa hồi tháng 9/2014, sau đó tiến xuống miền Nam hồi tháng 3/2015 và kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ của nước này, buộc Tổng thống đương nhiệm Mansour Hadi phải sang lưu vong tại Saudi Arabia. Năm 2015, liên minh các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu can thiệp vào Yemen để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Hadi khôi phục quyền lực. Hiện Houthi vẫn kiểm soát phần lớn lãnh thổ Yemen.
WHO đang quá tải vì tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu gia tăng
Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đang gia tăng trên khắp thế giới, từ dịch Covid-19 đến dịch tả, và đẩy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tình trạng quá tải.
Cho trẻ uống vắc xin phòng dịch tả ở Sanaa, Yemen. Ảnh REUTERS
Phát biểu tại hội nghị thường niên của WHO, giáo sư Walid Ammar, Chủ tịch Ủy ban thẩm định ứng phó khẩn cấp của WHO, cho hay sự thiếu hụt về nguồn quỹ và nhân lực đang bị nới rộng trong bối cảnh thế giới cùng lúc đối mặt với nhiều tình trạng khẩn cấp hơn trước.
"Chương trình đang bị kéo căng quá mức do nhu cầu chỉ tăng không giảm, và cùng với mức độ đa dạng và phức tạp của những tình trạng khẩn cấp", Reuters hôm nay 23.5 dẫn lời giáo sư Ammar.
Tính đến tháng 3 năm nay, báo cáo của chương trình ghi nhận WHO đã phải ứng phó 53 tình trạng khẩn cấp ở mức độ cao. Trong số này có những căn bệnh như dịch tả, Covid-19, đợt bùng dịch Marburg ở Guinea Xích Đạo và Tanzania. Bên cạnh đó, những trận thiên tai như động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cũng như lũ lụt ở Pakistan càng làm tình hình thêm phức tạp.
Báo cáo cũng đề cập biến đổi khí hậu đang gia tăng với tần suất xảy ra các tình trạng cực đoan như lũ lụt, bão tố nhiều hơn trước. Tất cả những sự kiện này đều kéo theo hậu quả y tế.
Tuy nhiên, ngân sách chính của chương trình ứng phó khẩn cấp trong năm 2022-2023 chỉ được tài trợ khoảng 53% so với nhu cầu. WHO tiếp tục kêu gọi các nước cùng tiếp sức cho nỗ lực chung của nhân loại.
WHO và các quốc gia thành viên đang tìm cách cải tổ cách thức tổ chức y tế và các nước đáp ứng nhu cầu tài chính của các trường hợp y tế khẩn cấp, cũng như bổ sung nguồn quỹ chung cho WHO.
Hôm 22.5, các nước thành viên nhất trí phê chuẩn ngân sách mới, bao gồm việc nâng mức phí bắt buộc đóng góp thêm 20% so với trước đây.
Báo cáo cũng kêu gọi WHO hãy điều chỉnh để hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ, tại Malawi, WHO đang triển khai 4 đội ngũ ứng phó tình trạng khẩn cấp liên quan đến dịch tả, Covid-19, sốt bại liệt và lũ lụt. Tuy nhiên, công tác của các nhóm này được cho có lẽ bị trùng lặp nhau.
Số người thiệt mạng vì lũ lụt lịch sử tại Pakistan tăng lên 1.343 người Các quan chức thuộc cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia Pakistan cho biết trong số những người được xác nhận thiệt mạng trong 24 giờ qua có 8 trẻ em. Như vậy, tổng số người thiệt mạng vì mưa lũ lịch sử tại Pakistan đã tăng lên 1.343 người trong khi hàng trăm nghìn người khác mất nhà cửa. Có tới...