WHO cảnh báo thành quả chống dịch có thể mất dần
Trong cuộc họp báo mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lo ngại thế giới có nguy cơ mất đi những thành quả rất khó đạt được trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 khi biến thể Delta đang lây lan rộng rãi.
Xếp hàng chờ tiêm vắc xin Covid-19 tại London (Anh), ngày 1.8. Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, tổ chức này khẳng định những loại vắc xin đã được WHO phê duyệt vẫn có hiệu quả chống lại biến thể này.
Theo WHO, biến thể Delta đã được phát hiện ở 132 quốc gia, vùng lãnh thổ, trở thành chủng vi rút nổi trội trên toàn cầu. Số ca nhiễm Covid-19 đã tăng 80% trong 4 tuần qua ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Số ca tử vong ở châu Phi, nơi chỉ có 1,5% dân số được tiêm chủng, cũng tăng 80% so với cùng kỳ.
Reuters dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu: “Những thành quả chống dịch Covid-19 rất khó khăn mới đạt được đang gặp nguy hiểm hoặc có thể bị mất đi. Hệ thống y tế ở nhiều quốc gia đang quá tải”.
Bệnh viện ở Tokyo ngấp nghé ngưỡng quá tải vì Covid-19
Ông Mike Ryan, chuyên gia y tế hàng đầu của WHO, chia sẻ: “Các loại vắc xin hiện được WHO phê duyệt đều cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể chống lại tình trạng nhập viện hoặc diễn tiến bệnh nghiêm trọng do tất cả các biến thể gây ra, bao gồm cả biến thể Delta”.
Bà Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách về Covid-19, cho biết biến thể Delta là loại dễ lây lan nhất cho đến nay, khả năng lây truyền cao hơn khoảng 50% so với các chủng ban đầu của SARS-CoV-2.
Nhiều nước siết chặt hạn chế, phong tỏa nhằm 'chặt đứt' nguồn lây nhiễm
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 30/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 197.581.211 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.218.773 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 178.682.885 người.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Bogor, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nước do sự lây lan của biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.
Tại Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia, Philippines tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Cụ thể, Indonesia có thêm 41.168 ca, Malaysia có thêm 16.840 ca và Philippines có thêm 8.562 ca.
Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ Indonesia đã áp dụng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp nhằm giảm số ca nhiễm mới trong ngày. Ngoài ra, Indonesia cũng đã đẩy mạnh việc truy vết các cá nhân có tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19 đã được xác nhận để có thể "chặt đứt" nguồn lây nhiễm.
Người dân chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại San Juan, Philippines ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Philippines đã quyết định siết chặt lệnh phong tỏa ở mức cao nhất tại vùng thủ đô Manila từ ngày 6 đến 20/8. Hiện vùng thủ đô Manila duy trì lệnh phong tỏa đã được tăng cường trước đó.
Trong khi đó, Trung Quốc, một trong những nước được đánh giá kiểm soát tốt dịch COVID-19, đang đối mặt với đợt bùng phát mới nghiêm trọng do sự xuất hiện của biến thể Delta, với tâm điểm là thành phố Nam Kinh. Tính tới ngày 30/7, thành phố này đã ghi nhận tổng cộng 184 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng kể từ khi 9 nhân viên vệ sinh ở sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Ổ dịch này lây lan sang 5 tỉnh và thủ đô Bắc Kinh, buộc hàng trăm nghìn người phải sống trong cảnh phong tỏa trong bối cảnh giới chức nước này đang nỗ lực dập dịch. Ít nhất 206 ca mắc trên toàn quốc có liên quan đến ổ dịch ở Nam Kinh.
Cơ quan y tế thành phố Nam Kinh - thủ phủ tỉnh Giang Tô cho biết một chuyến bay từ Nga đã được xác định là nguồn gốc dẫn đến đợt lây nhiễm đại dịch COVID-19 mới nhất ở thành phố này. Các nhân viên sân bay bị nhiễm bệnh khi làm vệ sinh khoang máy bay.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 29/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chính phủ Nhật Bản ngày 30/7 đã quyết định mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp về y tế do dịch COVID-19 ra 4 tỉnh, trong đó có 3 tỉnh giáp thủ đô Tokyo là Chiba, Kanagawa và Saitama, và tỉnh Osaka ở phía Tây. Đây là 4 tỉnh đang nằm trong danh sách áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.
Quyết định trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi thủ đô Tokyo ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy, dẫn tới những lo ngại về sự sụp đổ của hệ thống y tế trong lúc Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra. Dự kiến, tình trạng khẩn cấp sẽ bắt đầu có hiệu lực ở 4 tỉnh trên từ ngày 2 đến 31/8.
Cùng với việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp, Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định kéo dài thời gian áp dụng biện pháp này ở Tokyo và tỉnh Okinawa tới ngày 31/8, dài hơn 9 ngày so với kế hoạch ban đầu. Như vậy, Nhật Bản sẽ áp dụng tình trạng khẩn cấp về y tế ở 6 tỉnh, thành tới ngày 31/8.
Mặt khác, Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định đưa 5 tỉnh gồm Hokkaido, Ishikawa, Kyoto, Hyogo và Fukuoka vào danh sách áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm trong thời gian từ ngày 2/8 đến 31/8.
Ngày 30/7 là ngày thứ 2 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới trên 10.000 ca/ngày. Với 10.743 ca nhiễm mới, đây cũng là ngày Nhật Bản có số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay, trong đó riêng thủ đô Tokyo là 3.300 ca. Trong bối cảnh đó, một hội đồng của Bộ Y tế Nhật Bản ngày 30/7 đã phê duyệt việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho những người từ 40 tuổi trở lên trong bối cảnh nguồn cung vaccine thiếu hụt.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Biến thể Delta lây lan khiến một số nước châu Âu, trong đó có Italy và khu vực Trung Đông bắt đầu bước vào làn sóng dịch bệnh thứ 4.
Viện Y tế quốc gia (ISS) của Italy ngày 30/7 cho biết Delta đã trở thành nguồn lây nhiễm chủ đạo tại nước này khi chiếm tới 94,8% tổng số ca mắc mới tính đến ngày 20/7, trong khi chỉ 1 tháng trước đó, biến thể này chỉ chiếm khoảng 22,7% số ca mắc mới. Theo ISS, cần tiếp tục truy vết các ca nhiễm mới và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhanh nhất có thể để ngăn chặn sự lây lan của biến thể này.
Kể từ khi bùng phát vào tháng 2/2020, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 128.029 người tại Italy - con số tử vong do COVID-19 cao thứ 2 châu Âu, sau Anh và cao thứ 8 thế giới. Tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới 4,34 triệu ca. Tính đến ngày 30/7, gần 59% người trên 12 tuổi tại nước này đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine, trong khi có khoảng 10% số người đang chờ tiêm mũi 2.
Số ca lây nhiễm mới ở Đức ngày càng tăng trong những tuần gần đây, chủ yếu do sự lây lan mạnh của biến thể Delta. Trong 24 giờ qua, nước Đức đã ghi nhận 2.454 ca nhiễm mới, tỷ lệ lây nhiễm trung bình 7 ngày trên 100.000 dân là 17, tăng mạnh so với mức 4,6 hồi đầu tháng 7. Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) mới đây cảnh báo Đức đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ tư.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đang khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt tại khu vực Trung Đông, gây ra làn sóng dịch bệnh thứ 4 tại đây trong khi tỷ lệ dân số được tiêm vaccine vẫn ở mức thấp.
Theo WHO, biến thể Delta đã xuất hiện ở 15 trong số 22 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Trung Đông. Hầu hết các ca nhiễm và nhập viện mới là những người chưa được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Tính đến tuần cuối của tháng 7 này, chỉ 41 triệu người, tương đương 5,5% dân số tại khu vực Trung Đông đã được tiêm đủ liều vaccine.
Số liệu thống kê cho thấy số ca nhiễm mới và tử vong trong tháng 6 tại khu vực Trung Đông đã tăng lần lượt là 55% và 15% so với tháng trước đó. Mỗi tuần, khu vực này ghi nhận hơn 310.000 ca nhiễm và 3.500 ca tử vong vì COVID-19. Tình trạng thiếu nghiêm trọng bình oxy và giường cho bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt đã làm giảm khả năng cứu chữa của hệ thống y tế khu vực.
Thế giới tuần qua: Khai mạc Olympic Tokyo 2020; Đông Nam Á chạy đua với biến thể Delta Khai mạc kỳ Thế vận hội mùa hè đặc biệt nhất trong lịch sử cùng với việc biến thể Delta châm ngòi cho cao điểm về lây nhiễm COVID-19 tại Đông Nam Á là hai sự kiện nổi bật trong tuần. Pháo hoa thắp sáng bầu trời tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 23/7/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN...