WHO cảnh báo rủi ro từ “chủ nghĩa dân tộc vaccine” trong phòng chống Covid-19
WHO kêu gọi các nước tham gia hiệp ước toàn cầu nhằm chia sẻ vaccine Covid-19 cho các nước nghèo, đồng thời cảnh báo rủi ro “chủ nghĩa dân tộc vaccine”.
Nỗ lực đa phương nhằm phát triển vaccine Covid-19 toàn cầu có tên COVAX – một cơ chế được thực hiện tập hợp quỹ từ các nước giàu hơn và các tổ chức phi lợi nhuận để phát triển vaccine ngừa Covid-19 và chia sẻ công bằng tới các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của chương trình là cung cấp 2 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 hiệu quả, đã được phê duyệt cho tới cuối năm 2021.
WHO lo ngại việc các nước giàu có hơn tích trữ vaccine cho công dân của họ sẽ cản trở nỗ lực chấm dứt dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Thông tin chi tiết về cơ chế COVAX sẽ được công bố trước ngày 31/8 cho các nước tham gia. Cơ chế do WHO thực hiện cùng với Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Liên minh Các sáng kiến chuẩn bị đại dịch (CEPI).
COVAX là một phần của chương trình rộng hơn, được gọi là “Access to COVID-19 Tools (ACT) Accelerator” nhằm tăng tốc truy cập vào các công cụ để chống lại Covid-19. Dự án này nhằm đảm bảo rằng vaccine, phương pháp điều trị, xét nghiệm chẩn đoán và các nguồn lực y tế khác luôn sẵn sàng để chống lại đại dịch.
Các nước giàu trên thế giới đang tập trung vào việc đảm bảo vaccine cho chính công dân của họ. Các chính phủ như Mỹ, Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã chi hàng chục tỷ USD cho các giao dịch với các nhà sản xuất vaccine như Pfizer Inc, Johnson & Johnson, AstraZeneca Plc và những công ty khác. Đặc biệt, Mỹ đã cam kết chi gần 11 tỷ USD để phát triển, thử nghiệm, sản xuất và dự trữ hàng trăm triệu liều vaccine ngừa Covid-19.
Video đang HOT
Nga và Trung Quốc cũng đang nghiên cứu vaccine và đã bắt đầu tiêm thử nghiệm cho một số công dân của họ.
Theo WHO, đến nay, COVAX đã thu hút sự quan tâm từ 92 quốc gia nghèo với hy vọng quyên góp tự nguyện và 80 quốc gia giàu hơn sẽ tài trợ cho chương trình.
WHO đã bày tỏ ngại rằng, các quốc gia giàu có hơn sẽ tích trữ vaccine cho công dân của họ và điều này có thể cản trở nỗ lực chấm dứt đại dịch Covid-19.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Chúng ta cần ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc vaccine. Việc chia sẻ nguồn cung ứng hữu hạn một cách có chiến lược trên phạm vi toàn cầu thực sự là vì lợi ích của mỗi quốc gia”.
Các nhà lãnh đạo của WHO nói rằng, cần phát triển một hệ thống phân phối vaccine toàn cầu, ưu tiên cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất như nhân viên y tế nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 trên toàn thế giới./.
WHO: Thế giới còn cách miễn dịch cộng đồng rất xa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói vắc xin là cách duy nhất thoát khỏi đại dịch COVID-19, nhưng nhiều khảo sát cho thấy một tỉ lệ lớn dân số sẽ nói "không" với vắc xin vì lo ngại về tính an toàn của sản phẩm này.
Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Croatia - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa lên tiếng cảnh báo không có quốc gia nào hiện nay có được tỉ lệ nhiễm bệnh COVID-19 đủ để tạo ra miễn dịch cộng đồng, và đừng đặt hi vọng vào giải pháp nguy hiểm là "để lây nhiễm tự nhiên".
"Thế giới còn cách rất xa mức miễn dịch cần thiết để chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh này. Miễn dịch cộng đồng không phải là giải pháp đáng để cân nhắc", bác sĩ Michael Ryan - giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO, cho biết.
Thông điệp trên được đưa ra khi tổng số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu vượt qua mốc 22 triệu trong ngày thứ Ba 18-8, cùng hơn 778.000 người đã thiệt mạng. Đây chỉ là thống kê trên giấy tờ, các con số thực tế có thể nhiều hơn.
Miễn dịch cộng đồng thường đạt được thông qua tiêm chủng vắc xin. Hầu hết các nhà khoa học ước tính cần ít nhất 70% dân số có kháng thể để chặn đứng một dịch bệnh, mặc dù cũng có ý kiến nói chỉ cần 50%.
Một số nghiên cứu tiến hành rải rác ở nhiều nơi đến thời điểm này phát hiện chỉ khoảng 10-20% dân số là có kháng thể trong máu.
Bác sĩ Bruce Aylward - cố vấn cho tổng giám đốc WHO, nói thêm rằng bất cứ chiến dịch tiêm chủng diện rộng nào đều cần phủ sóng hơn 50% dân số thế giới, vì thấp hơn sẽ không hiệu quả. "Chúng ta không muốn phạm sai lầm ở đây", ông nhấn mạnh.
Quả thật, tìm ra vắc xin là một chuyện, phổ cập tiêm chủng lại là vấn đề khác. Ở nhiều quốc gia, từ Trung Quốc, Nga cho đến Âu - Mỹ, các khảo sát cho thấy một tỉ lệ lớn người dân tỏ ra thận trọng trước các loại vắc xin COVID-19 do quá trình phát triển bị rút ngắn quá mức.
"Tôi đọc thấy vắc xin thường phải mất nhiều năm mới bào chế xong, nhưng COVID-19 chỉ mất vài tháng. Như vậy là nhanh quá, tôi không muốn làm chuột bạch. Tôi sẽ chờ đến khi biết chắc nó an toàn và hiệu quả", bà Julia Wei - một nữ doanh nhân sống ở Thượng Hải, trao đổi với báo South China Morning Post.
Tuần trước, một khảo sát trên ứng dụng "Sổ tay bác sĩ" ở Nga ghi nhận hơn một nửa bác sĩ từ chối tiêm loại vắc xin Sputnik V "đầu tiên trên thế giới" và chỉ 23% đồng ý.
Ở Mỹ, một khảo sát do Gallup công bố tháng này cũng phát hiện hơn 35% người Mỹ ngại tiêm chủng, kể cả vắc xin có được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) thông qua và cung cấp miễn phí cho dân.
Ở Cananda, khảo sát của Viện Angus Reid cho thấy khoảng 32% người dân không muốn tiêm chủng ngay và sẽ đợi thêm, trong khi 14% tuyên bố "tuyệt đối không tiêm chích gì hết".
Thật ra trước cuộc khủng hoảng COVID-19, WHO đã cảnh báo về tâm lý tẩy chay vắc xin trên toàn cầu, xem đây nằm trong top 10 nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng năm ngoái. Bệnh sởi quay lại ở nhiều nước là một ví dụ.
WHO cảnh báo 'dịch đã thay đổi' Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các ca mắc Covid-19 tại những nước châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu lây lan từ người dưới 50 tuổi. WHO ngày 18/8 cũng cảnh báo về "giai đoạn mới của đại dịch", khi người dương tính nCoV có thể không biết mình nhiễm bệnh. Ông Takeshi Kasai, Tổng giám đốc WHO...