WHO cảnh báo nguy cơ virus gây cúm gia cầm tăng khả năng lây nhiễm ở người
Ngày 12/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đợt bùng phát dịch cúm gia cầm mới ở các loài động vật có vú có thể khiến virus tăng khả năng thích nghi, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao hơn ở con người
Cuối năm 2021, châu Âu đã hứng chịu đợt bùng phát dịch cúm gia cầm nghiêm trọng nhất trong lịch sử, trong khi Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng trải qua các đợt dịch nghiêm trọng. Điều này dẫn đến việc tiêu hủy hàng chục triệu gia cầm trên toàn thế giới, trong đó nhiều gia cầm dương tính với biến thể H5N1. Thời gian gần đây, số ca mắc cúm gia cầm tăng ở các loài động vật có vú đã dẫn đến một mối lo ngại mới.
Trong thông báo mới nhất, WHO nêu rõ virus gây cúm gia cầm thường chỉ lây lan ở các loài họ chim, song gần đây biến thể virus H5N1 đang lây lan nhiều hơn ở các loài động vật có vú – vốn có cấu tạo sinh học gần hơn với con người. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng virus gây cúm gia cầm sẽ tăng khả năng thích nghi và có thể dễ dàng lây nhiễm sang người hơn. WHO cho biết thêm một số loài động vật có vú có thể đóng vai trò là vật truyền nhiễm trung gian, dẫn đến khả năng xuất hiện các biến thể virus mới gây hại cho sức khỏe động vật lẫn con người.
Video đang HOT
Các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm đã được ghi nhận ở 26 loài động vật, trong đó có những con chồn được nuôi nhốt ở Tây Ban Nha, hải cẩu ở Chile và cả một số cá thể mèo ở Ba Lan.
WHO cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) đã kêu gọi các nước phối hợp để bảo vệ các loài động vật và chính con người.
Giám đốc khoa học của WOAH Gregorio Torres cho biết “yếu tố sinh thái và dịch tễ liên quan virus gây cúm gia cầm đang có xu hướng thay đổi, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ căn bệnh này lây lan tại các khu vực mới và khiến các loài chim hoang dã chết bất thường, đồng thời gia tăng nguy cơ bệnh lây lan ở các loài động vật có vú”. Ông Torres nhấn mạnh bệnh cúm gia cầm ở người dễ chuyển nặng với tỷ lệ tử vong cao. Các trường hợp cúm gia cầm ở người thường là do việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm sống hoặc chết bị nhiễm bệnh, hoặc môi trường có chứa virus.
Tiến sĩ Sylvie Briand, quan chức phụ trách lĩnh vực kiểm soát nguy cơ lây nhiễm toàn cầu của WHO, cho biết virus gây cúm gia cầm thường không dễ lây nhiễm từ người sang người, song lưu ý cần cẩn trọng trước khả năng virus tiến hóa khiến nguy cơ này cao hơn. Bà cho biết thêm giới chuyên gia đang nghiên cứu sâu rộng hơn về những thay đổi có thể gây nguy hiểm cho con người, đồng thời hối thúc các nước tăng khả năng giám sát đối với loại virus này, đặc biệt là những nước hạn chế về kinh nghiệm giám sát dịch cúm gia cầm.
Nhật Bản thiếu đất chôn gà bệnh vì dịch cúm gia cầm nghiêm trọng nhất lịch sử
Nhật Bản đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay, khiến đàn gia cầm của nước này bị tàn phá và giá trứng tăng vọt.
Nhân viên kiểm dịch khử trùng một trang trại ở Oyabe, tỉnh Toyama, Nhật Bản, sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm ngày 23/1/2021. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Theo đài truyền hình quốc gia NKH, kể từ khi mùa cúm gia cầm bắt đầu bùng phát vào tháng 10/2022, hơn 17 triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy. Chính phủ Nhật Bản đang đứng trước một bài toán khó khi phải xử lý xác gia cầm đúng cách để ngăn chặn sự lây lan của virus và không làm ô nhiễm nguồn nước.
Chính quyền địa phương và các trang trại cho biết Nhật Bản đảng thiếu đất phù hợp để chôn gà mắc bệnh. NHK cho biết số lượng gà bị tiêu hủy đã tăng ngoài dự đoán của họ. Một số khu vực có cơ sở đốt rác còn được trưng dụng thiêu hủy những con gà chết.
Sự việc tại Nhật Bản cho thấy các quốc gia cần phải xem xét lại cách họ đối phó với bệnh cúm gia cầm, đặc biệt là khi số lượng gia cầm chết ở mức kỷ lục đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy năm 2022 đã có tới 50,54 triệu con gia cầm được phát hiện nhiễm bệnh tại Mỹ. Ở châu Âu, các ca nhiễm bệnh đã được xác nhận ngay cả trong mùa hè, khi không phát hiện thấy loài chim di cư nào mang virus.
Trong khi các đợt bùng phát chủ yếu xảy ra ở châu Âu, Mỹ và châu Á, căn bệnh này đã lan rộng hơn sang Nam Mỹ trong những tháng gần đây, với Argentina, Uruguay và Bolivia đã ghi nhận những ca mắc đầu tiên.
Thực trạng này đang làm sôi sục nguồn cung cấp thịt và trứng toàn cầu vào thời điểm lo ngại lạm phát gia tăng.
Sự bùng phát dịch cúm gia cầm ở Nhật Bản đã buộc các công ty bao gồm McDonald's và 7-Eleven phải tạm ngừng bán các mặt hàng liên quan đến trứng hoặc tăng giá sản phẩm.
Cúm gia cầm là một bệnh do virus hoành hành trên các loài gia cầm với tỷ lệ chết rất cao ở các trang trại chăn nuôi. Mặc dù hầu hết các loại virus cúm gia cầm không lây truyền sang người, song một số biến thể, chẳng hạn như H5N1, có thể lây nhiễm sang người. Hiện tại, H5N1 chỉ lây từ động vật sang người, nhưng các chuyên gia lo ngại sự tiến hóa của virus theo hướng truyền từ người sang người sẽ gây ra đại dịch toàn cầu.
585 con sư tử biển và 55.000 chim hoang dã chết vì H5N1 ở Peru Trong vài tuần qua, Peru phát hiện tổng cộng 585 con sư tử biển và 55.000 chim hoang dã chết vì virus cúm gia cầm H5N1. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường tự nhiên Sernanp của Peru, số chim hoang dã, bao gồm chim cánh cụt, bồ nông, mòng biển và sư tử biển chết được ghi nhận tại tổng cộng 15...