WHO cảnh báo người trẻ không bất khả chiến bại trước COVID-19
WHO cảnh báo COVID-19 hoàn toàn có thể hạ gục người trẻ, chứ không chỉ giết chết người già.
Những ngày qua có ý kiến rằng COVID-19 chỉ dễ đánh bại người già, khó có thể hạ gục người trẻ, nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20-3 thì COVID-19 hoàn toàn có thể khiến người trẻ đau ốm và giết chết họ.
“Mặc dù những người lớn tuổi hơn bị ảnh hưởng nặng nhất, nhưng những người trẻ cũng không ngoại lệ. Dữ liệu từ nhiều quốc gia rõ ràng cho thấy những người dưới 50 tuổi chiếm một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân cần nhập viện” - Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
“Hôm nay tôi có một thông điệp gửi tới các bạn trẻ: Các bạn không bất khả chiến bại, virus này có thể làm các bạn nằm viện hàng tuần hoặc thậm chí có thể giết chết các bạn. Ngay cả khi bạn không mắc bệnh thì những lựa chọn bạn đưa ra về nơi bạn đến có thể đem lại sự khác biệt giữa sự sống và cái chết cho người khác” – ông Tedros nói.
Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: REUTERS
WHO cũng khuyến cáo những người trẻ tránh lẫn vào những người lớn tuổi hơn và những người dễ bị tổn thương và lây virus cho họ.
Nhận định về tình hình COVID-19 toàn cầu hiện tại, ông Tedros nói rằng mỗi ngày mang đến “một cột mốc mới bi thảm”. Tuy nhiên, Tổng thư ký WHO nhấn mạnh đoàn kết là chìa khóa để đánh bại dịch COVID-19, đoàn kết giữa các nước nhưng cũng là đoàn kết giữa các nhóm tuổi. Ông cũng kêu gọi mọi người tiếp tục chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình.
Video đang HOT
“Điều này sẽ không chỉ giúp các bạn về lâu về dài, mà còn giúp các bạn chống COVID-19 nếu các bạn bị nhiễm bệnh. Nghe nhạc, đọc sách hay chơi game và cố gắng không đọc hay theo dõi quá nhiều tin tức nếu nó làm bạn lo lắng. Hãy tiếp thu thông tin từ những nguồn đáng tin cậy một hoặc hai lần trong một ngày” – ông nói.
WHO cũng cho hay họ hiện giờ dùng thuật ngữ “giữ khoảng cách vật lý” thay vì “khoảng cách xã hội” để mô tả sự cần thiết phải duy trì không gian giữa người với người nhằm tránh lây lan virus.
WHO giải thích rằng việc thay đổi thuật ngữ này nhằm nhấn mạnh một điều mặc dù mọi người cần phải tiến hành cách ly vật lý nhưng họ không cần phải bị cách ly về mặt xã hội. WHO nói rằng điều quan trọng là duy trì được tinh thần tốt trong thời gian xảy ra dịch bệnh.
“Chúng ta có thể giữ liên kết theo nhiều cách mà không cần phải ở cùng trong một không gian. Chúng tôi muốn mọi người vẫn kết nối với nhau”, bà Maria Van Kerkhove, người đứng đầu đơn vị dịch bệnh khẩn cấp của WHO, nói.
TRI TÚC
Ít nhất 20 vắc-xin phòng ngừa Covid-19 đang được phát triển
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hợp tác với các nhà khoa học trên toàn cầu phát triển ít nhất 20 loại vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19).
Bà Maria Van Kerkhove, một quan chức WHO, cho hay trong cuộc họp báo tại Geneva-Thụy Sĩ hôm 20-3 rằng một số loại vắc-xin đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng với thời gian kỷ lục chỉ với 60 ngày sau khi giải trình tự bộ gien.
"Sự tăng tốc của quá trình này thực sự rất ấn tượng trên phương diện những gì chúng ta có thể làm, chúng được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu đối với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), Hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS) và nay được sử dụng với Covid-19".
Tuy nhiên, các quan chức WHO cảnh báo vẫn còn một thời gian rất dài nữa trước khi các loại vắc-xin này có thể đưa vào sử dụng rộng rãi.
Bà Maria Van Kerkhove, người đứng đầu các chương trình khẩn cấp của WHO, cho hay trong cuộc họp báo tại Geneva-Thụy Sĩ hôm 20-3. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học hàng đầu cho biết các thử nghiệm lâm sàng và tiến trình cấp phép an toàn cho sử dụng trên thị trường một loại vắc-xin khả dụng có thể mất đến 18 tháng.
Ông Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, cho rằng các thử nghiệm là rất cần thiết khi cho rằng một vắc-xin kém còn nguy hiểm hơn một virus tồi tệ.
Ông Ryan nhấn mạnh: "Chúng ta phải rất, rất, rất cẩn thận trong việc phát triển bất kỳ sản phẩm nào có thể sẽ tiêm cho gần như tất cả dân số thế giới".
Đợt thử nghiệm lâm sàng đầu tiên với loại vắc-xin Covid-19 đã bắt đầu tuần này ở Mỹ và đó là tiến độ nhanh chưa từng có tiền lệ. Theo ông Ryan, tiến trình thử nghiệm vắc-xin trên cơ thể người sẽ không thể diễn ra sớm nếu Trung Quốc và một số quốc gia khác không chia sẻ trình tự gien của Covid-19 với phần còn lại của thế giới.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã phối hợp với Công ty công nghệ sinh học Moderna để điều chế một loại vắc-xin dựa trên trình tự gien của SARS-CoV-2.
Cuộc thử nghiệm bắt đầu diễn ra hôm 16-3 ở Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở TP Seattle, bang Washington - Mỹ. Trong giai đoạn đầu, thử nghiệm vắc-xin được tiến hành trên 45 người trong độ tuổi 18-55, theo thông tin trên trang web của NIH.
Cùng ngày, WHO nhận định thông tin Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh, không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong ngày thứ 3 liên tiếp mang lại hy vọng cho phần còn lại của thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
WHO cũng cho biết hiện tại họ sử dụng thuật ngữ "giữ khoảng cách vật lý", thay vì "giữ khoảng cách xã hội" nhằm mô tả sự cần thiết phải duy trì khoảng cách nhất định giữa mọi người để tránh lây lan virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
WHO cho rằng sự thay đổi này nhằm nhấn mạnh dù mọi người có thể cần phải cô lập về thể chất nhưng họ không nhất thiết phải cô lập xã hội. Điều quan trọng là phải duy trì sức khỏe tinh thần tốt trong cuộc khủng hoảng.
Bà Kerkhove cho hay: "Chúng ta có thể giữ sự kết nối theo nhiều cách mà không cần ở cùng một không gian. Chúng tôi muốn mọi người vẫn duy trì sự kết nối với nhau".
Xuân Mai
Những người Trung Quốc quyết không về nước tránh dịch Trung Quốc hai ngày qua không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV nội địa, nhưng điều đó không có nghĩa là Yu Jiahui sẽ về nước. "Bay về bây giờ không hợp lý lắm", Yu, 26 tuổi, làm việc cho một công ty hàng không vũ trụ tại Đức, nói. "Vé máy bay quá đắt và nguy cơ lây nhiễm trong quá trình...