WHO cảnh báo làn sóng di cư từ Ukraine sẽ làm COVID-19 tăng mạnh
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo làn sóng di cư lớn của người Ukraine sang các nước láng giềng có thể khiến dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh hơn, nhiều người sẽ gặp rủi ro mắc bệnh nặng do thiếu nguồn cung oxy.
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Ảnh: REUTERS
Trong cuộc họp báo ngày 2-3, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesu cho biết những vật tư y tế cung cấp cho Ukraine trước thời điểm Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt hiện không thể tiếp cận được.
Việc cả triệu người di tản sẽ làm tăng sự lây lan của COVID-19, tăng áp lực lên hệ thống y tế ở các nước láng giềng.
Video đang HOT
Trước khi xảy ra chiến sự, tháng 1 và tháng 2-2022, số ca nhiễm COVID-19 ở Ukraine đã tăng đến 555%, chủ yếu do biến thể Omicron, theo báo cáo của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu xung đột, tỉ lệ xét nghiệm thấp đi. Điều đó cho thấy COVID-19 có khả năng lây truyền đáng kể nhưng không được phát hiện. Việc tăng nhanh ca bệnh cũng làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh nặng của một bộ phận người dân.
Lãnh đạo WHO kêu gọi các bên tạo một hành lang nhân đạo an toàn để cung cấp các vật tư y tế cực kỳ cần thiết cho Ukraine. Có ít nhất 3 nhà máy sản xuất oxy lớn hiện đã bị đóng cửa ở Ukraine do tình hình chiến sự. Ngoài ra, theo WHO, thuốc điều trị ung thư và insulin cũng đang bị thiếu.
Tổng giám đốc WHO cho biết một số cơ sở y tế cũng bị tấn công, nhưng không nêu đích danh nước Nga. WHO cho biết tổ chức này không muốn liên quan đến chính trị nhưng đề nghị Nga cân nhắc lập trường của mình.
WHO đang cung cấp thiết bị phẫu thuật cho ghép da, ghép xương và đoạn chi. Một lô hàng gồm 36 tấn vật tư y tế phục vụ cấp cứu chấn thương và phẫu thuật sẽ đến Ba Lan vào ngày 3-3 để đáp ứng nhu cầu của 1.000 bệnh nhân. Ngoài ra, nhiều nước cũng cung cấp các nguồn cung y tế khác để giúp 150.000 người ở Ukraine.
WHO cảnh báo nếu dịch COVID-19 bùng phát mạnh sẽ gây áp lực nhiều hơn lên hệ thống y tế vốn đã mỏng manh của Ukraine.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo ở Geneva, tiến sĩ Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO, cũng cảnh báo những điều kiện khó khăn trong thời chiến khiến người di cư đặc biệt dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm, bị bệnh nặng và tử vong.
Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), tính đến nửa đêm 1-3 ở Trung Âu, dựa trên số liệu do các cơ quan chức năng quốc gia thu thập, số người di tản khỏi Ukraine đã vượt mốc 1 triệu người sang các nước láng giềng.
UNHCR dự báo khoảng 4 triệu người sẽ rời khỏi Ukraine và cảnh báo con số này còn có thể tăng lên.
Tổng thống Nga nhấn mạnh mục tiêu phi quân sự hóa và quy chế trung lập của Ukraine
Theo hãng tin TASS của Nga, trong cuộc điện đàm ngày 3/3 với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tái khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu phi quân sự hóa và trung lập hóa Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông cáo đưa ra sau cuộc điện đàm này, Điện Kremlin nêu rõ Tổng thống Putin đã khẳng định rằng Moskva sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được các mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ông nêu rõ Nga "dự định tiếp tục cuộc chiến không khoan nhượng chống lại các tay súng của các nhóm vũ trang dân tộc chủ nghĩa phạm tội ác chiến tranh". Thông cáo cũng cho biết "chiến dịch đặc biệt" tại Ukraine đang diễn ra "đúng kế hoạch".
Theo Điện Kremlin, mục tiêu mà Tổng thống Putin đề cập là phi quân sự hóa Ukraine và Kiev duy trì trạng thái trung lập. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh nếu Kiev trì hoãn các cuộc đàm phán thì Moskva bổ sung điều nhiều khoản vào danh sách yêu cầu của mình. Nhà lãnh đạo Nga một lần nữa phác thảo chi tiết các cách tiếp cận và điều kiện cơ bản trong đàm phán với các đại diện của Ukraine, trước tiên là về tình trạng phi quân sự hóa và trung lập của Ukraine để nước này không là mối đe dọa an ninh đối với LB Nga.
Về phần mình, theo hãng tin Reuters, một quan chức của Pháp cho biết tại cuộc điện đàm trên, Tổng thống Pháp Macron đã cảnh báo chiến dịch hiện nay sẽ khiến Nga phải trả giá đắt về lâu dài. Ông cũng đã kêu gọi Tổng thống Nga cho phép các hoạt động hỗ trợ nhân đạo.
Ông Macron là nhà lãnh đạo đầu tiên của phương Tây điện đàm với Tổng thống Nga sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine. Đây là cuộc điện đàm thứ 3 giữa hai nhà lãnh đạo này. Trong cuộc điện đàm ngày 1/3, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh rằng tất cả những quan ngại về an ninh của Moskva phải được tính đến trong việc giải quyết tình hình hiện nay tại Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Macron cho biết ông sẵn sàng làm trung gian giữa Nga và Ukraine để dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời khẳng định ông sẽ tiếp tục duy trì đối thoại với người đồng cấp Nga "càng lâu càng tốt" và "đến chừng nào cần thiết".
Ukraine sung công tài sản của công dân Nga tại Ukraine Ngày 3/3, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn đạo luật cho phép tịch thu tài sản của Nga hoặc công dân Nga tại Ukraine. Đồng ruble của Nga. Ảnh minh họa: Sputnik/TTXVN Theo luật này, chính phủ có thể gợi ý các tài sản mà Hội đồng An ninh có thể sung công. Hội đồng An ninh là cơ quan có quyền phê...